Thứ hai, ngày 20/05/2024

Kỹ thuật - Công nghệ

Website của bạn đã chuẩn SEO?


(04/09/2018 16:56:24)

Để hiểu được website của bạn đang bán sản phẩm nào, kinh doanh cái gì, hướng tới đối tượng nào, bạn phải tối ưu website theo các tiêu chuẩn của Google. Như vậy, website chuẩn SEO (Search Engine Optimization - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là cần thiết và trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc cho các website hiện nay.


Trong các bước tiến hành SEO, việc đầu tiên phải thực hiện là đánh giá xem website của bạn hiện đã chuẩn SEO chưa. Từ đó có những biện pháp phù hợp để SEO. Có rất nhiều yếu tố đánh giá website có chuẩn SEO hay không, cụ thể:
 
URL (đường dẫn) thân thiện với công cụ tìm kiếm
 
URL (Uniform Resource Locator - URL) được sử dụng để tham chiếu tới tài nguyên trên mạng internet, tạo nên khả năng siêu liên kết cho các website. Mỗi tài nguyên khác nhau lưu trữ trên internet được gán bằng một địa chỉ, đường dẫn, chính xác, đó là URL.
      
Theo chuẩn SEO, URL của một bài viết hay trang trên website chỉ nên gói gọn trong 10 từ hoặc 96 ký tự. Nếu trang web của bạn có cài đặt công cụ kiểm tra SEO, hệ thống sẽ thông báo với bạn để chỉnh sửa cho phù hợp. Còn nếu không có công cụ hỗ trợ, bạn cũng cần nhớ và lưu ý các quy tắc này để việc SEO đạt kết quả tốt hơn.
 
Trong URL chỉ nên chứa từ khóa chính và từ khóa chỉ nên đặt một lần, tránh lặp đi lặp lại. Từ khóa chính nên để ở đầu URL nhằm đạt hiệu suất SEO tốt nhất. Bên cạnh đó, đường dẫn liên kết bên trong website cũng cần theo quy chuẩn, ngắn gọn, không dùng các ký tự đặc biệt (@, &, *, %, $...), nên sử dụng dấu gạch ngang (-) để phân cách các từ khóa với nhau trong URL để công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được cấu trúc URL của bạn và từ khóa được bắt đầu và kết thúc như thế nào...
      
Title (Tiêu đề)
 
Độ dài tiêu đề tối ưu trong khoảng từ 10 - 70 ký tự. Với nguyên tắc: Cái gì hay, hấp dẫn thì “show” lên đầu. Nghĩa là dòng tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà người đọc thường dùng. Để làm được điều này bạn cần đặt mình vào vị trí người đọc xem họ cần gì ở bài viết và ngay từ dòng đầu tiên hãy đưa ra cái họ cần, rồi dẫn dắt họ xuyên suốt bài viết. Tuyệt đối không viết tiêu đề “câu view” không liên quan đến nội dung bài viết, hiểu sai vấn đề, tiêu đề gây tranh cãi...
 
Meta description (Thẻ mô tả)
 
Độ dài đoạn mô tả tốt nhất khoảng 160 - 300 ký tự với câu chữ dễ hiểu, mô tả đúng nội dung và mục đích của bài viết. Thêm vào đó, đoạn mô tả phải chứa từ khóa, nên in đậm các từ khóa để làm tăng sự nổi bật của từ khóa...
 
Meta keywords (Từ khóa)
 
Hầu hết người đọc khi tìm kiếm trên Google thường chỉ nhìn vào trang kết quả đầu tiên. Vì thế, nếu như một độc giả đang tìm website của bạn và website đó vô tình bị xếp ở trang thứ hai trở đi, khi đó sẽ ít có khả năng độc giả ghé thăm trang web của bạn. Do vậy, việc quan trọng là tìm và phát triển những từ khóa tốt nhất, thông dụng nhất liên quan đến nội dung bài viết.
 
Trước khi đăng bài viết, bạn nên tiến hành phân tích, nghiên cứu từ khóa, lựa chọn từ khóa phù hợp. Hiện nay trên internet có rất nhiều công cụ (mất phí hoặc miễn phí) để phân tích, nghiên cứu từ khóa như: Ahrefs.com, các công cụ của Google...          
 


Images (Hình ảnh)
 
Cần sử dụng thuộc tính Alt hiển thị hình ảnh giúp tìm kiếm dễ hơn và dễ SEO cho cả hình ảnh nếu bạn nào quan tâm tới SEO trên hình ảnh.
 
Cần chú ý đặt tên ảnh sát với từ khóa nhằm làm tăng khả năng lên hạng trên công cụ tìm kiếm.
 
Thêm chú thích cho ảnh và để tối ưu hóa, hãy chắc chắn rằng chú thích mô tả những gì thực sự có trong bức ảnh, đồng thời nên chứa các từ khóa mà bạn cần SEO.
 
Robots.txt
 
Robots.txt là dạng tệp tin đặc biệt không phải là HTML hay một loại nào khác. Mục đích của việc có file robots.txt là khai báo cho công cụ tìm kiếm biết rằng những nội dung nào trên website của bạn cho phép các bot tìm kiếm và lập chỉ mục index. Đối với file robots.txt bạn có quyền cho phép hoặc ngăn chặn các bot của các công cụ tìm kiếm index một nội dung nào đó trên website của mình.
 
Robots.txt là file đầu tiên mà Google bot sẽ đọc khi truy cập website của bạn. Do vậy, nếu website chưa có file robots.txt  hãy tạo ngay để Google tìm đến trang web của bạn.
 
XML Sitemaps
 
XML sitemap là một bản đồ của website, đây là một đường dẫn trên trang web của bạn có đuôi xml. Việc tạo ra XML sitemap cũng cần khai báo cho công cụ tìm kiếm về các trang tồn tại trong trang web của bạn, mức độ bạn cập nhật bài viết như thế nào, mức độ quan trọng của các bài viết trên trang.
 
XML sitemap có thể giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ website của bạn, điều này tốt cho SEO. Theo các chuyên gia về SEO thì sitemap không trực tiếp làm gia tăng thứ hạng từ khóa của bạn trên kết quả tìm kiếm. Nhưng nếu có một vài bài viết trên trang web của bạn không hoặc đã lâu chưa được lập chỉ mục index thì sitemap sẽ chính là công cụ khai báo cho Google về các bài viết này, từ đó Google có thể lập chỉ mục cho các bài viết nhanh chóng và xếp hạng từ khóa tốt cho trang web của bạn...
 
Webarchive age (Domain Age - Tuổi tên miền)
 
Tuổi tên miền cũng là một yếu tố để Google đánh giá thứ hạng của một trang web. Tuổi tên miền ở đây có thể hiểu là thời gian tên miền được đăng ký, nghĩa là thời gian tính từ ngày khởi tạo đến thời điểm hiện tại. Các cỗ máy tìm kiếm thường đánh giá cao những tên miền đã có từ vài năm trở lên. Do đó, những trang web được đăng ký tên miền sớm, có tuổi đời cao thường dễ dàng đạt thứ hạng cao hơn trên bảng xếp hạng.
 
Internal link (Liên kết nội bộ)
 
Liên kết nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong SEO, là sự liên kết từ một trang này đến một trang khác trên cùng một website. Liên kết nội bộ thường được sử dụng để điều hướng giữa các trang trong cùng một website.
 
Cần xây dựng các liên kết nội bộ giữa các bài viết liên quan, qua đó giúp website có nhiều cơ hội thành công trong việc gia tăng thứ hạng trên các máy tìm kiếm cũng như “giữ” người đọc ở lâu trên website. Bởi cỗ máy tìm kiếm như Google có thể nhận biết được mối liên hệ giữa nội dung bài viết và các liên kết, nên liên kết nội bộ trên website còn thực hiện nhiệm vụ định hướng cho khách thăm website cũng như cho cả các máy tìm kiếm.     
 
External link (Liên kết ngoài)
 
Liên kết ngoài là những liên kết từ trang web này với trang web khác chứa các liên kết này. Nói một cách dễ hiểu, nếu một website khác link đến website của bạn hoặc nếu bạn link đến một website khác, thì đó được coi là liên kết ngoài.
 
Cần sử dụng liên kết ngoài đúng cách để đạt hiệu quả trong SEO: Trỏ đến những trang web uy tín hoặc từ trang uy tín trỏ về web mình; trỏ đến những trang có nội dung liên quan; trỏ đến chính xác nội dung của bạn.

Nguyễn Thúy Hồng
Nội san thông tấn số 8/2018

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Ứng dụng công nghệ trong quản lý hành chính  (02/08/2017 15:25:28)

Thông tấn xã Việt Nam đứng thứ hai bảng xếp hạng về Chỉ số ICT 2016 (23/03/2017 08:49:11)

Trang thông tin điều hành tác nghiệp TTXVN (05/12/2016 10:42:24)

Biên tập viên và thuật toán: Tại sao truyền thông cần cả hai? (12/10/2015 14:48:44)

Alô… Trung tâm Kỹ thuật thông tấn xin nghe…  (05/08/2015 15:27:16)

Hiểu biết, bảo mật, cảnh giác khi tác nghiệp (07/07/2015 11:07:29)

OpenOffice – Phần mềm mã nguồn mở dành cho cơ quan Nhà nước  (08/06/2015 15:42:15)

Mười xu hướng công nghệ sẽ làm thay đổi cách thức làm báo (13/02/2015 16:33:56)

Sửa tin "mạng trong- mạng ngoài": Những điều cần biết (04/12/2014 11:50:14)

Tự phân vùng và cài đặt Windows cho máy tính qua cổng USB và Internet (31/10/2014 11:05:58)