Thứ năm, ngày 25/04/2024

Chân dung nhà báo

“Mãi mãi nhớ thương nhà báo Nguyễn Đức Giáp”, “Vô cùng tiếc thương nhà báo Nguyễn Đức Giáp”, “Chúng cháu nguyện học tập tấm gương của bác”... Sự kính trọng, thương tiếc tràn ngập Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông buổi chiều ngày 18/6, trong giờ phút tiễn biệt nhà báo lão thành Nguyễn Đức Giáp, nguyên Phó Tổng giám đốc TTXVN, về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ngày 17/5/2014, sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh - thương binh Vũ Tín, đã qua đời. Ôn lại cuộc đời nghề nghiệp với nhiều dấu mốc đáng nhớ của nhà báo Vũ Tín, những người làm báo thông tấn trân trọng tưởng nhớ ông, người có nhiều cống hiến cho đất nước, cho TTXVN,

Nhà báo Đào Tùng (1925 - 1990) là người đứng đầu TTXVN suốt gần 1/4 thế kỷ (từ 1966 đến 1990) và nhiều năm kiêm làm lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam. Nội san Thông tấn xin giới thiệu bài viết sau của nhà báo Trần Mai Hạnh, từng là phóng viên TTXVN và nguyên là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, về nhà báo Đào Tùng.

Ngày 16/10/2013, đúng dịp kỷ niệm 88 năm ngày sinh của nhà báo - chiến sĩ Đào Tùng (1925 - 1990, ảnh bên), Hội Nhà báo Việt Nam và TTXVN phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ thân mật của nhiều thế hệ người làm báo để cùng tưởng nhớ về ông, người suốt đời gắn bó với sự nghiệp thông tấn, với báo chí cách mạng Việt Nam.

Kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ông Hoàng Đình Chiến, nguyên phóng viên khóa GP.10, ôn lại những kỷ niệm về người lãnh đạo kính yêu- nhà báo Trần Thanh Xuân, nguyên Phó Tổng giám đốc kiêm Phó Tổng biên tập VNTTX. Nội san thông tấn xin giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.

Bà Trần Tố Nga, "cựu binh" của Thông tấn xã Giải phóng, đã dành những lời chan chứa ân tình nói về liệt sĩ Phan Hoài Nam- một trong những người con của ngành thông tấn đã hy sinh vì nước trong Tổng tấn công Mậu Thân 1968.

Ấp Bắc (xã Tân Phú, huyện Cai Lậy) là địa chỉ đỏ nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang, nơi ghi dấu chiến thắng lẫy lừng bẻ gãy chiến thuật "Trực thăng vận và thiết xa vận" xảo quyệt của kẻ thù vào ngày 2/1/1963. Sau sự kiện này, một phong trào hành động cách mạng "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" được dấy lên rộng khắp trong toàn miền Nam thời bấy giờ.

Nhà báo Thanh Bền viết bài báo này để tỏ lòng thương tiếc và tri ân người đồng chí, đồng đội đã hy sinh vì sự phát triển của TTXVN, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ba mươi năm đồng hành cùng dân tộc trong các cuộc trường chinh, đội ngũ PV ảnh TTXVN luôn có mặt trên những trận tuyến ác liệt nhất. Trong số hơn 260 liệt sĩ TTXVN, nhiều người đã ngã xuống cho "sự sống" của những thước phim, bức hình... Gần 15 nhà báo, PV ảnh TTXVN đã được trao tặng những phần thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước... Song sự tôn vinh, ghi nhận cao nhất là những tác phẩm ảnh mà các anh và đồng nghiệp thực hiện sẽ còn mãi với thời gian, còn mãi trong lòng người xem...

- ĐẳồáỪặc biáỨƯt ÃƠng ẢỔáỨƯn váỪỈi ngháỪẮ bÃắo khÃắ sáỪỈm. CÃỠ lÃơ do gÃể ẢỔáỨởc biáỪẬt khÃƠng, thẳồa ÃƠng?