Thứ sáu, ngày 19/04/2024

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin đối ngoại

Hai năm trước, đúng vào dịp kỷ niệm 71 năm ngày thành lập ngành, 15/9/2016, Đảng ủy TTXVN khóa XXV (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về "Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin đối ngoại" nhằm khẳng định vai trò chủ lực về thông tin đối ngoại của TTXVN; tạo chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động, đổi mới mạnh mẽ tư duy chỉ đạo và phương thức tác nghiệp, nâng cao hơn nữa hiệu quả thông tin đối ngoại của TTXVN. Trên cơ sở đó, tháng 10/2016, Nội san Thông tấn đã mở chuyên mục Nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại với mong muốn nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các cán bộ quản lý, PV, BTV các ban biên tập, tòa soạn, các CQTT trong và ngoài nước, những người thực hiện hoặc quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại của TTXVN.

Hơn một tháng trôi qua trên đất nước Hàn Quốc mà tôi cứ ngỡ như mới vừa hôm qua. Vừa chân ướt chân ráo sang xứ sở Kim chi, tôi đã bị cuốn vào dòng chảy tin tức, kịp trải qua một trong những sự kiện nóng nhất tại điểm nóng nhất thế giới hiện nay.

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Thông tin đối ngoại Trung ương đã tổ chức tọa đàm “Thông tin đối ngoại phục vụ việc tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới trong giai đoạn hiện nay”. Nội san Thông tấn trích giới thiệu tham luận của TTXVN về hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thông qua các CQTT tại nước ngoài.

Hai mươi năm trước, khởi nguồn từ trang thông tin điện tử tiếng Việt thuộc Ban biên tập tin Đối ngoại, bản tin đầu tiên của TTXVN hòa mạng internet tại địa chỉ vnanet.vn – và đây chính là tiền thân của báo điện tử VietnamPlus – trang báo điện tử duy nhất của TTXVN “lên sóng” với tên miền vietnamplus.vn từ ngày 13/11/2008.

“Số mới hay và đẹp, nhiều người khen đấy” nhận được tin nhắn của đồng nghiệp ngay khi Báo ảnh Việt Nam số 709, tháng 1/2018 vẫn còn thơm mùi mực, tôi thầm mỉm cười, hành trình hơn 63 năm qua của Báo ảnh Việt Nam, khen có nhiều, chê không ít, nhưng đây là lần đầu tiên trong gần 30 năm làm báo, tôi thực sự có cảm giác mong ngóng báo từ nhà in.

Sau 5 năm không ngừng đổi mới, Ban biên tập tin Đối ngoại (BTTĐN) đang trên con đường rộng mở trở thành đơn vị tin nguồn đa phương tiện. Bên cạnh mảng thông tin truyền thống cung cấp cho hệ thống các cơ quan báo chí ở trong nước và ngoài nước, các sản phẩm thông tin mới của Ban đang lan tỏa rộng khắp trên các kênh truyền hình, báo điện tử và mạng xã hội.

Là tờ báo tiếng Pháp duy nhất của Việt Nam, Le Courrier du Vietnam được coi là một trong những kênh thông tin đối ngoại chính thống, cầu nối Việt Nam với cộng đồng 80 nước có sử dụng tiếng Pháp. Trong 5 năm gần đây, để triển khai chiến lược phát triển thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả Pháp ngữ, tờ báo đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức và phương thức tiếp cận độc giả.

Chùm tác phẩm “Phong tục đón Tết truyền thống và đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam” do nhóm phóng viên, biên tập viên của TTXVN và Cục Quan hệ công chúng Thái Lan (PRD) phối hợp thực hiện đã được trao giải Khuyến khích thể loại truyền hình Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2016. Đây là kết quả của hoạt động hợp tác giữa hai hãng trong nhiều năm qua, trong đó, nổi bật là các chương trình trao đổi phóng viên.

Lần đầu tiên tham gia Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2016, Nhà xuất bản Thông tấn vinh dự giành hai giải cao. Cuốn “Việt Nam - 30 năm đổi mới (1986 - 2016)” được chọn trao giải Nhì (không có giải Nhất) và cuốn “70 năm Quốc hội Việt Nam (1946 - 2016)” giành giải Ba.

​​​​​​​Nhiều phóng viên khi viết bình luận thường có xu hướng nhầm lẫn thực tế, sự việc với ý kiến chủ quan của cá nhân hoặc số đông. Đây là một lỗi thường gặp và cần đặc biệt chú ý, nhất là đối với các cây bút trẻ.