Thứ sáu, ngày 26/04/2024

Phóng viên đi, phóng viên viết

Cuối tháng 4/2012, tôi nhận nhiệm vụ đi thường trú tại Lai Châu. Là tỉnh vùng cao, biên giới, rừng núi bạt ngàn, giao thông cách trở, Lai Châu có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với văn hóa bản địa độc đáo, đặc sắc và là một “kho” tư liệu khổng lồ để phóng viên tìm hiểu, viết tin, bài. Nhưng cũng ở chính nơi này, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn khi tác nghiệp.

Đối với người cầm bút, sau mỗi chuyến công tác, sau mỗi bài viết, phóng sự được thực hiện đều là những câu chuyện đáng nhớ. Đó có thể là nụ cười hồn nhiên của những em nhỏ vùng cao, là sự tận tâm của người lính biên phòng với dân bản, cũng có thể là nỗi day dứt đến ám ảnh khi gặp những cảnh đời, số phận không may mắn. Đã từng đến nhiều bản vùng sâu, biết về cuộc sống khó khăn của đồng bào dân tộc tại Sơn La, nhưng với tôi, chuyến công tác thực hiện phóng sự về nạn buôn bán người đã để lại những cảm xúc khó quên.

Cuối năm 2016, tôi được cơ quan cử đi đưa tin về Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 tại Madagascar. Hồi hộp, vinh dự pha chút lo lắng là những cảm xúc khi tôi nhận quyết định của cơ quan, bởi đây là lần đầu tiên tôi đi tác nghiệp độc lập tại nước ngoài.

Năm 2008, tôi vào nghề báo và được điều động làm phóng viên thường trú tại tỉnh miền núi Hòa Bình. 

Là phóng viên chuyên trách đưa tin về các hoạt động của Tổng Bí thư dù đã 5 lần đi công tác tại Trung Quốc, nhưng với chị Nguyễn Thị Sự, Phó Trưởng Ban biên tập tin Trong nước, mỗi chuyến đi luôn đem đến những trải nghiệm mới thú vị, là cơ hội để mở rộng thêm vốn sống, hiểu biết, rèn luyện và tích lũy thêm kinh nghiệm nghề nghiệp. Nội san Thông tấn giới thiệu những chia sẻ của chị về chuyến công tác tại Trung Quốc những ngày đầu xuân 2017.

​​​​​​​Khi những bông tuyết đầu mùa bắt đầu phủ sắc trắng tinh khôi trên những mái nhà, cũng là lúc ông già Noel mang các món quà lung linh sắc màu, cùng không khí rộn ràng mùa Giáng sinh và năm mới tới gõ cửa từng nhà.

Bạn bè vẫn thường hỏi tôi rằng sống ở Tây mà Tết đến thì buồn lắm nhỉ. Làm sao có được không khí Tết như ở nhà. Đúng vậy mà lại không phải vậy. đi làm nhiệm vụ phóng viên thường trú nước ngoài mang đến cho chúng tôi trải nghiệm khác về những cái Tết xa xứ bên đồng nghiệp mới, bạn bè với những ấn tượng khó quên.

Đã là phóng viên đi thường trú nước ngoài, ai cũng xác định sẽ khó mà có cơ hội được về nước ăn Tết nguyên đán. Không nhiều nước có Tết âm lịch như nước ta, nên không khí đón Tết tại Trung Quốc luôn là đề tài được khai thác triệt để vào mỗi dịp đầu năm mới.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ tại Ai Cập cuối năm 2012, một số anh em đồng nghiệp nói đùa với tôi rằng “đi đến đâu ở đó xảy ra chiến tranh”. Tưởng chừng chỉ là câu nói vui, nhưng khi được lãnh đạo cơ quan giao trọng trách đi mở Cơ quan thường trú tại Israel đầu năm 2013, vừa chân ướt chân ráo sang vùng đất thánh này, tôi đã cảm nhận được không khí chiến tranh nóng lên từng ngày.

Một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ kéo dài bốn năm trong khi nhiệm kỳ của phóng viên thường trú chỉ có ba năm. Không phải phóng viên thường trú nào tại địa bàn Mỹ cũng có cơ hội chứng kiến và đưa tin về cuộc bầu cử thu hút sự chú ý của truyền thông toàn thế giới này. Nhà báo Hoàng Minh Nga, Trưởng CQTT tại New York, đã có những trải nghiệm thú vị chia sẻ cùng bạn đọc.