Thứ bảy, ngày 27/04/2024

Thông tin đồ họa

Ngày này cách đây 49 năm, ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn. Đây là chiến dịch quyết chiến chiến lược lớn nhất của quân và dân ta đánh vào trung tâm đầu não quan trọng nhất của chính quyền, quân đội nguỵ ở Sài Gòn-Gia Định và các vùng phụ cận, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh - mãi mãi đi vào lịch sử, khẳng định tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và 5 bị can khác.

Đề án Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu chung là phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân miền núi, người làm nghề rừng và người dân sống gần rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, danh lam thắng cảnh và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương; góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan, ngày 21/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo quy định tại khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ngày 22/4, VKSND tối cao phê chuẩn các lệnh, quyết định nêu trên. Sau khi VKSND tối cao phê chuẩn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an thi hành các lệnh, quyết định này. Trước đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan và khởi tố 6 bị can.

Từ ngày 22/4 đến 22/6/2024, Hà Nội và Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2. Việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân theo chủ trương của Chính phủ.

Theo hướng dẫn số 1006/SGDĐT-QLT về việc hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành, có 4 trường hợp học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025.

Quyết định số 281/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TƯ ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới đề ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở là: Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ cho nhân lực y tế cơ sở tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc; có chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở, nhất là vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2030, mỗi trạm y tế có ít nhất một bác sĩ cơ hữu; mỗi thôn, bản có một nhân viên y tế được đào tạo hoặc tập huấn về chuyên môn.


Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 15/4/2024. Theo đó, báo cáo cung cấp tình hình cập nhật với những dẫn chứng, thông tin và số liệu cụ thể, qua đó khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, nhất là trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, thực hiện nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, những thành tựu của Việt Nam về giảm nghèo đa chiều bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân, bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương; việc Việt Nam tham gia đối thoại với các đối tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực quyền con người. Toàn văn báo cáo bằng tiếng Anh và tiếng Việt đã được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao.

Theo Chương trình hành động số 32-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TƯ ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”vừa được ký ban hành, Hà Nội nêu rõ 12 nhóm chỉ tiêu chủ yếu được triển khai từ nay đến năm 2030. Theo đó, Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng được chăm lo toàn diện cả vật chất và tinh thần, có mức sống từ trung bình khá trở lên so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú.