Giải báo chí
Chùm bài “Chợ truyền thống Hà Nội” của nhóm tác giả Đinh Thị Thuận và Minh Ngọc, Cơ quan thường trú (CQTT) Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Hà Nội, vinh dự được trao giải Nhì Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch”, cuối tháng 8/2024. Việc khai thác đề tài chợ truyền thống, xây dựng thành một chùm 5 bài không dễ, bởi đây là nội dung không mang tính bao quát của văn hóa Hà Nội, lại càng không phải góc cạnh mang tính biểu trưng hay vấn đề bức xúc được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, nhóm tác giả đã đi sâu vào cốt lõi của vấn đề, tìm ra cái mới ở những giá trị cũ, chỉ ra những mâu thuẫn nảy sinh trong nội tại và mâu thuẫn giữa nội tại với cuộc sống hiện nay, cùng những giải pháp, qua đó nâng tầm cho tác phẩm.
Đầu năm 2022, phát hiện những dấu hiệu bất thường về dự án trồng sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG), phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thường trú tại tỉnh Kon Tum đã quyết định vào cuộc. Quá trình điều tra cho thấy, công ty trên đã “vẽ” dự án trồng sâm ở huyện Kon Plông, địa phương nằm ngoài vùng chỉ dẫn địa lý về sâm Ngọc Linh để “lùa gà”. Xác định đây là vụ việc nghiêm trọng, Cơ quan thường trú (CQTT) Kon Tum đã lên kế hoạch chi tiết, xây dựng phương án điều tra để theo đuổi tới cùng vụ việc, đồng thời phối hợp với CQTT Hà Nội để cung cấp thông tin toàn diện phục vụ công chúng.
Cầm trên tay chiếc cúp giải Nhất hạng mục ảnh đơn, phóng viên Trần Văn Hiếu, Báo ảnh Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) không giấu được xúc động vì tác phẩm “Đam mê chế tạo robot” của anh vừa được Hội đồng Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim - Technology with heart” lựa chọn trao giải cao nhất.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội đã trở thành cầu nối không biên giới, giúp mọi người chia sẻ quan điểm, suy nghĩ, tình cảm và truyền đi những thông điệp cá nhân. Điều này đã mang đến hai mặt: tốt - xấu. Tuy nhiên, nếu mỗi người góp một phần nhỏ lan tỏa nội dung tích cực, nhân văn để lấy cái đẹp dẹp cái xấu thì xã hội số sẽ giúp con người hạnh phúc hơn, công nghệ khi ấy mới thực sự hữu ích. Với quan niệm như vậy, phóng viên Vũ Hồng Vân, Trung tâm Truyền hình Thông tấn, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã thực hiện tác phẩm “Công nghệ từ trái tim” - giải Nhất cuộc thi ảnh và video clip do TTXVN phối hợp với Tập đoàn Viettel tổ chức.
Chùm bài "Khẳng định vị thế mới của gạo Việt Nam" của nhóm phóng viên Ban biên tập tin (BBT) Kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN): Nguyễn Uyên Hương, Nguyễn Thị Bích Hồng, Phạm Thị Hồng Nhung, Đoàn Đức Minh và Nguyễn Thị Thuỳ Linh đã bám sát thực tế, từ góc nhìn đa chiều, đưa ra những định hướng cụ thể từ phía Chính phủ, bộ, ngành cho lúa gạo Việt Nam cả xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, trong bối cảnh thị trường thương mại gạo toàn cầu diễn biến phức tạp. Tác phẩm vinh dự được trao giải C Giải báo chí quốc gia lần thứ XVIII và giải B Giải báo chí TTXVN năm 2023.
Với phóng viên Cơ quan thường trú (CQTT) Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Đồng Tháp Huỳnh Nhựt An, chuỗi ngày tác nghiệp trong vụ việc giải cứu bé trai rơi xuống trụ rỗng bê tông sâu 35m tại công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) là kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời làm báo, bởi điều kiện tác nghiệp khó khăn, đeo bám hiện trường trong nhiều ngày liền để kịp thời thông tin diễn biến sự cố hy hữu được dư luận đặc biệt quan tâm. Chùm 5 tin phản ánh sự việc này của phóng viên Huỳnh Nhựt An được Hội đồng Giải báo chí TTXVN năm 2023 đánh giá cao vì tính thời sự, cập nhật, thể hiện đặc trưng của thông tin thông tấn.
Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) tổ chức đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các tác giả. Trước thềm lễ trao Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim”, Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng đã trả lời phỏng vấn báo Tin tức xung quanh những điểm nhấn nổi bật của Giải thưởng.
Hầu hết các tác phẩm báo chí thành công đều được bắt đầu từ một đề tài tốt, được tác giả dày công tìm hiểu, đầu tư và hơn hết, phải phản ánh kịp thời vấn đề xã hội quan tâm, phục vụ thiết thực công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tác phẩm "Kiên quyết chống giặc nội xâm” của nhóm tác giả Ban biên tập tin Thế giới, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) là thực tế sinh động của việc xây dựng kế hoạch chi tiết, từ xác định đề tài, thu thập tài liệu, phỏng vấn chuyên gia, học giả quốc tế đến thể hiện tác phẩm và xuất bản.
Xu hướng báo chí đa nền tảng, đa phương tiện đang phát triển mạnh mẽ và báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Số lượng và chất lượng sản phẩm báo chí đa phương tiện của tòa soạn ngày càng tăng và được đông đảo công chúng ghi nhận. Trong đó, talkshow "Cấp bách xử lý nạn bạo lực học đường" của phóng viên Lê Vân đã vinh dự được Hội đồng Giải báo chí TTXVN năm 2023 trao giải B ở hạng mục điện tử.
Chùm bài "Hậu kiểm giám sát - thước đo quyền lực của đại biểu dân cử" của nhóm tác giả Ngô Kim Anh và Nguyễn Cúc, Cơ quan thường trú (CQTT) Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Hà Nội đề cập tới việc thực hiện các kết luận giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tại không ít địa phương còn tồn tại tình trạng “đánh trống bỏ dùi”; đồng thời phân tích các điều kiện, yếu tố cần thiết để hoạt động giám sát có tính khả thi, mang lại lợi ích cho người dân. Tác phẩm được Hội đồng Giải báo chí TTXVN năm 2023 đánh giá cao và trao giải A thể loại phản ánh, phóng vấn, ghi chép.