Thứ sáu, ngày 17/01/2025

Truyền thống

Khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất chưa được bao lâu thì quân và dân ta lại bước vào cuộc chiến mới - chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi bờ vực của thảm họa diệt chủng, chặn đứng âm mưu chia rẽ truyền thống đoàn kết của ba nước Đông Dương… Để bổ sung lực lượng cho chiến trường, cùng với nhiều cán bộ, viên chức, sinh viên nhập ngũ, còn có các phóng viên, kỹ thuật viên của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Nội san Thông tấn xin giới thiệu những ký ức của điện báo viên Nguyễn Văn Phúc, học viên khóa GP12 của TTXVN, về trận đánh có một không hai, “cú lừa lịch sử” nghi binh tiêu diệt sư đoàn địch ở đường vành đai biên giới Tây Nam, tháng 12/1978.

Ngày 6/5/1955, khóa đào tạo phóng viên, biên tập viên Thông tấn xã đầu tiên được khai giảng tại số nhà 65 phố Văn Miếu, Hà Nội với gần 100 học viên. Ban phụ trách khóa học có ba người: Phó giám đốc Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) Đào Tùng phụ trách chung; nhà báo Nguyễn Thân giỏi ngoại ngữ, có nhiệm vụ làm việc trực tiếp với các giảng viên người nước ngoài và người cán bộ tiền khởi nghĩa, thầy giáo vụ đầu tiên của VNTTX - ông Trần Quang Liêm, sinh năm 1914 tại Hải Phòng trực tiếp quản lý lớp, tổ chức thực hiện chương trình học tập. Nội san Thông tấn xin trích giới thiệu những hồi ức của nhà báo thương binh Ðinh Trọng Quyền (1935-2022), học viên khóa 1 của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), nguyên phóng viên Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) Trung Trung bộ, nguyên Phó trưởng ban biên tập tin Trong nước về những ngày tháng học tập sôi nổi tại lớp phóng viên Thông tấn xã khóa đầu tiên.

Ngày 26/6/1957, Chính phủ ra Nghị định số 277-TTg thành lập Sở Nhiếp ảnh Trung ương trực thuộc Bộ Văn hóa, trong đó sáp nhập Phòng nhiếp ảnh của Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) thuộc Phủ Thủ tướng vào Sở. Ngày 6/10/1959, Phó Thủ tướng Trường Chinh thay mặt Thủ tướng ban hành Nghị định số 362-TTg chuyển Sở Nhiếp ảnh Trung ương sang VNTTX thuộc Phủ Thủ tướng. Kể từ đó, bộ phận ảnh của VNTTX với tên gọi Phân xã Nhiếp ảnh (tên gọi ban đầu của Ban biên tập Ảnh) chính thức được thành lập và duy trì ổn định đến ngày nay, đánh dấu sự ra đời của lực lượng phóng viên ảnh với tư cách một đơn vị thông tin nguồn cấp Ban, chuyên sâu về ảnh báo chí với chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Hai ngày trước khi “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân kéo về”, ngày 8/10/1954, một đoàn cán bộ Thông tấn do đồng chí Đào Tùng phụ trách đã theo một đơn vị bộ đội vào tiếp quản Thủ đô, chọn nhà số 5 Lý Thường Kiệt làm trụ sở, chuẩn bị cho việc tiếp quản, bắt đầu thời kỳ mới trong sự nghiệp phát triển của cơ quan Thông tấn quốc gia. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Nội san Thông tấn xin trích giới thiệu bài viết của nhà báo Đinh Chương (1932-2016) cùng hồi ức của một số nhà báo Thông tấn về những ngày đầu tiếp quản Thủ đô.

Ngày 12/10/1960 diễn ra hai sự kiện mang tính bước ngoặt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta với cơ quan Thông tấn quốc gia, đánh dấu bước phát triển mới và nâng tầm vị thế của ngành Thông tấn. 

Cách đây tròn 30 năm, tháng 9/1994, tạp chí Vietnam Law & Legal Forum, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xuất bản số đầu tiên nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin pháp luật Việt Nam bằng tiếng Anh của các cơ quan, tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Phó tổng giám đốc Nguyễn Duy Cương làm Tổng biên tập. Cùng với tạp chí, Official Gazette - bản dịch tiếng Anh của Công báo cũng được xuất bản.

Ngày 20/7/1966 Tôi nhận quyết định đi công tác phóng viên thường trú tại tỉnh Hà Tây (cũ). Anh Cao Quang Tín, cán bộ Phòng tin miền Bắc đưa tôi giấy giới thiệu của Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) do Tổng biên tập Hoàng Tuấn ký. Đó là tờ giấy có khổ rộng bằng một nửa tờ A4, màu vàng nhạt, chữ in roneo, có khoảng trống để viết tên phóng viên và nơi nhận công tác.

Nhà báo Trần Tuấn được biết đến là người chuyên trách chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nhiều bức ảnh tư liệu quý về hoạt động xã hội và sinh hoạt đời thường của Đại tướng. Và niềm vui đã đến với Trần Tuấn khi cụm tác phẩm “Sự giản dị của Đại tướng” gồm 8 bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước vào tháng 5/2023.

Ngày 1/8/1985, đường truyền thông tin điện tử tốc độ cao của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh chính thức khai trương, với hệ thống máy vi tính xử lý văn bản tiếng Việt ở hai đầu, đưa tiếng Việt trở thành một trong những ngôn ngữ được xử lý trực tiếp trên máy vi tính.

Nhà báo liệt sĩ Lê Viết Vượng (1939-1971) tham gia chiến trường miền Nam, trở thành phóng viên tin Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) khu 5 năm 1968, đúng vào thời điểm khu 5 tập trung lực lượng, tiến công liên tục, mạnh mẽ nhằm đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, kết hợp với những cuộc khởi nghĩa quyết liệt của quần chúng giành chính quyền về tay nhân dân. Hy sinh tháng 7/1971, anh để lại niềm tiếc thương khôn nguôi cho các đồng chí, đồng nghiệp. Tháng 7 này, nhân 53 năm ngày mất của liệt sĩ Lê Viết Vượng, Nội san Thông tấn xin trích giới thiệu bài viết của nhà báo Việt Long, nguyên phóng viên Ban biên tập tin Trong nước, Thông tấn xã Việt Nam về người đồng đội, người anh đáng kính Lê Viết Vượng.