Thứ tư, ngày 03/07/2024

Truyền thống

Cách đây tròn 65 năm, ngày 15/9/1957, nhân kỷ niệm 12 năm Ngày truyền thống Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm và nói chuyện với phóng viên, biên tập viên, công nhân viên VNTTX. Thủ tướng nhắc nhở VNTTX phải thấy hết thiếu sót, khuyết điểm, nâng cao việc học tập chính trị, văn hóa; chú ý vấn đề tư tưởng, đoàn kết và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên; vượt qua gian khổ, khó khăn, thử thách, xây dựng VNTTX ngày càng lớn mạnh, phục vụ tốt sự nghiệp cách mạng. Ghi nhớ lời dạy của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, các thế hệ cán bộ, phóng viên, nhân viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) không ngừng nỗ lực, phấn đấu cùng nhau viết nên trang sử vàng mà lớp cha anh đã đặt nền móng, đưa cơ quan Thông tấn ngày càng lớn mạnh.

Nhà báo liệt sỹ Lương Nghĩa Dũng (1934-1972) là phóng viên Thông tấn quân sự (Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng) được biệt phái sang làm phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và được cử đi B (chiến trường miền Nam). Ông nổi tiếng với nhiều bức ảnh chân thực và khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với bộ ảnh Những khoảnh khắc để lại gồm 5 tác phẩm: Nữ pháo binh Ngư Thủy, Lửa vây máy bay Mỹ, Xốc tới, Xe tăng vào trận địa và Đánh chiếm cứ điểm 365. Ông hy sinh tại mặt trận Quảng Trị năm 1972 trong khi cùng đơn vị truy kích xe tăng địch. Nội san Thông tấn xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà báo Lương Nghĩa Dũng, năm 1967, về những ngày sát cánh cùng các đơn vị tên lửa bảo vệ vùng trời Thủ đô.

Thoắt đà đã bảy lăm (75) năm, Ngành ta theo Đảng, theo chân Bác Hồ, Tạo dựng sự nghiệp cơ đồ Chủ nghĩa xã hội bên bờ biển Đông.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cán bộ, phóng viên, nhân viên Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) vừa phải chuyển tin ra miền Bắc, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ cho Trung ương Cục, Mặt trận, Quân ủy miền Nam, vừa phải chiến đấu bảo vệ căn cứ. Hàng trăm phóng viên, biên tập viên, điện báo viên, kỹ thuật viên của TTXGP đã ngã xuống cho dòng tin chảy mãi, duy trì mạch máu thông tin thông suốt trong mọi hoàn cảnh.

Dù đã nghỉ hưu 20 năm, thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) khu vực phía Nam để gặp anh em đồng nghiệp, thấy được sự phát triển của cơ quan, đặc biệt là để biết những đồng nghiệp lão thành trong Nam, ngoài Bắc, ai còn ai mất thông qua hai đầu mối chính là phòng Tổ chức và Nội san Thông tấn. Cuối tháng Hai, tôi đến cơ quan, nhận được tin buồn bất ngờ, anh Hai Nghĩa - tức Phạm Nho Nghĩa, nguyên Ủy viên thường trực Thông tấn xã giải phóng (TTXGP), Trưởng ban biên tập Ảnh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, đã ra đi ở tuổi 93, ngày 20/2.

Tết Canh Tuất 1970 đến nhanh quá, nhưng chúng tôi trong tổ thông tấn ở Tây Nguyên vẫn chuẩn bị được 8 con gà để đón giao thừa, xôm hơn tết năm trước nhiều. Tết năm 1969, chúng tôi chỉ có một con gà khoảng nửa cân. Đáng lẽ để nuôi thêm nhưng chẳng nhẽ tết Kỷ Dậu lại không có thịt gà thì cũng buồn. Trong khi làm thịt gà, anh Nguyễn Thanh Tùng, báo vụ của tổ, còn bắt được một chú chuột đang cố tình gặm lông gà. Vì vậy, ngoài thịt gà, chúng tôi còn có thêm thịt chuột để đón giao thừa.

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn dành tình cảm và sự quan tâm cho Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), đặc biệt trong những dịp kỷ niệm lớn của đất nước, ngày truyền thống của ngành hoặc những chuyến công tác có sự tham gia của phóng viên TTXVN... Nội san Thông tấn xin giới thiệu bài viết của nhà báo Nguyễn Văn Trường, nguyên Trưởng ban biên tập tin Trong nước về kỷ niệm trong một lần được tháp tùng Đại tướng.

Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Nội san Thông tấn xin giới thiệu một số câu chuyện của nhà báo Nguyễn Mạnh Hào (1925 - 2000), nguyên Phó trưởng ban biên tập tin Trong nước từng là giảng viên rèn kỹ năng làm tin thông tấn cho nhiều thế hệ phóng viên, biên tập viên trong ngành, trích trong cuốn “Thông tấn xã Việt Nam - nửa thế kỷ một chặng đường”. Những câu chuyện tác nghiệp, tình yêu của những nhà báo trẻ, cuộc sống và công tác còn vô vàn khó khăn nhưng thắm tình nghĩa của những năm 50, khi cơ quan mới tiếp quản trụ sở số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội… hiển hiện qua những trang viết sinh động của ông.

Phòng truyền thống TTXVN hiện đang lưu giữ một hiện vật vô cùng đặc biệt. Đó là tấm bia mộ được đúc trong những năm chiến tranh ác liệt, khắc tên Dũng sỹ diệt cơ giới Trần Ngọc Đặng (1945 -1967), phóng viên Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP). Nội san Thông tấn xin trích giới thiệu hồi ký của nhà báo Vũ Tiến Cường về người đồng đội của mình. Ông cũng là người đã trực tiếp khắc chữ trên tấm bia đặc biệt này.

Ngày 30/6, tại Hà Nội, các cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên Phòng C - phòng công tác đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) - đã có cuộc gặp mặt xúc động, ôn lại những kỷ niệm đẹp về một thời gian khó của 47 năm về trước khi phòng được thành lập (30/6/1972 - 30/6/2019).