Thứ ba, ngày 23/04/2024

Truyền thống

Ngày 17/4/2005, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Cuối tháng 1/1971, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập 4 ban biên tập tin, ảnh của Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) thay cho các phòng biên tập trước đây, gồm: Ban biên tập tin, ảnh miền Bắc; Ban biên tập tin, ảnh miền Nam; Ban biên tập tin, ảnh Quốc tế và Ban biên tập tin, ảnh Đối ngoại, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Cách đây 67 năm, sau khi Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) chuyển từ chiến khu về Hà Nội, tháng 12/1955, Giám đốc Hoàng Tuấn đã ký quyết định xuất bản tờ báo nghiệp vụ của VNTTX với tên gọi “Xây dựng”. Thông điệp đầu tiên mà “Xây dựng” gửi đến bạn đọc là lời kêu gọi cán bộ, phóng viên toàn ngành cộng tác, viết bài: Lý luận về công tác thông tin; kinh nghiệm làm tin của các nước trên thế giới; giới thiệu tin hay, phê bình tin dở; phát hiện những cái sai trong việc làm tin, viết bài để phân tích, rút ra những bài học kinh nghiệm...

Cách đây tròn nửa thế kỷ, tháng 12/1972, đế quốc Mỹ tấn công Thủ đô Hà Nội bằng “siêu pháo đài bay” B52. Dẫu phải chịu nhiều tổn thất, hy sinh, nhưng với tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, sự hiệp đồng chặt chẽ, quân và dân ta đã đập tan sức mạnh không lực Mỹ, làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Trong mưa bom, các phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) vẫn dũng cảm tác nghiệp để những dòng tin, bức ảnh nóng hổi về “Điện Biên Phủ trên không” kịp đến với bạn đọc trong nước và quốc tế. Nội san Thông tấn xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà báo Nguyễn Văn Trường, nguyên Trưởng ban biên tập tin Trong nước, về những ngày tháng oanh liệt đó.

Tháng 11/1998, thực hiện Nghị định 66/1998/NĐ-CP ngày 24/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Ban lãnh đạo ngành đã quyết định thành lập mới, hợp nhất và đổi tên một số đơn vị.

Ngày 15/10/1954, 5 tháng sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và 5 ngày sau khi Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã chỉ thị xuất bản tờ Hình ảnh Việt Nam (tiền thân của Báo ảnh Việt Nam - Thông tấn xã Việt Nam hiện nay) nhằm giới thiệu bằng hình ảnh với bạn bè thế giới về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và sự nghiệp của nhân dân ta trong giai đoạn mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cách đây tròn 65 năm, ngày 15/9/1957, nhân kỷ niệm 12 năm Ngày truyền thống Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm và nói chuyện với phóng viên, biên tập viên, công nhân viên VNTTX. Thủ tướng nhắc nhở VNTTX phải thấy hết thiếu sót, khuyết điểm, nâng cao việc học tập chính trị, văn hóa; chú ý vấn đề tư tưởng, đoàn kết và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên; vượt qua gian khổ, khó khăn, thử thách, xây dựng VNTTX ngày càng lớn mạnh, phục vụ tốt sự nghiệp cách mạng. Ghi nhớ lời dạy của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, các thế hệ cán bộ, phóng viên, nhân viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) không ngừng nỗ lực, phấn đấu cùng nhau viết nên trang sử vàng mà lớp cha anh đã đặt nền móng, đưa cơ quan Thông tấn ngày càng lớn mạnh.

Nhà báo liệt sỹ Lương Nghĩa Dũng (1934-1972) là phóng viên Thông tấn quân sự (Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng) được biệt phái sang làm phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và được cử đi B (chiến trường miền Nam). Ông nổi tiếng với nhiều bức ảnh chân thực và khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với bộ ảnh Những khoảnh khắc để lại gồm 5 tác phẩm: Nữ pháo binh Ngư Thủy, Lửa vây máy bay Mỹ, Xốc tới, Xe tăng vào trận địa và Đánh chiếm cứ điểm 365. Ông hy sinh tại mặt trận Quảng Trị năm 1972 trong khi cùng đơn vị truy kích xe tăng địch. Nội san Thông tấn xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà báo Lương Nghĩa Dũng, năm 1967, về những ngày sát cánh cùng các đơn vị tên lửa bảo vệ vùng trời Thủ đô.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cán bộ, phóng viên, nhân viên Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) vừa phải chuyển tin ra miền Bắc, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ cho Trung ương Cục, Mặt trận, Quân ủy miền Nam, vừa phải chiến đấu bảo vệ căn cứ. Hàng trăm phóng viên, biên tập viên, điện báo viên, kỹ thuật viên của TTXGP đã ngã xuống cho dòng tin chảy mãi, duy trì mạch máu thông tin thông suốt trong mọi hoàn cảnh.

Dù đã nghỉ hưu 20 năm, thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) khu vực phía Nam để gặp anh em đồng nghiệp, thấy được sự phát triển của cơ quan, đặc biệt là để biết những đồng nghiệp lão thành trong Nam, ngoài Bắc, ai còn ai mất thông qua hai đầu mối chính là phòng Tổ chức và Nội san Thông tấn. Cuối tháng Hai, tôi đến cơ quan, nhận được tin buồn bất ngờ, anh Hai Nghĩa - tức Phạm Nho Nghĩa, nguyên Ủy viên thường trực Thông tấn xã giải phóng (TTXGP), Trưởng ban biên tập Ảnh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, đã ra đi ở tuổi 93, ngày 20/2.