Truyền thống
Nhà báo mà tôi kể ra đây chắc không nhiều người biết nhưng riêng tôi vẫn nhớ vì anh là thủ trưởng của tôi gần hai năm công tác ở Sơn La. Đó là anh Lương Văn Mạnh, thuộc lớp phóng viên “công nông binh” của TTXVN, như anh vẫn tự nhận. Từ trong những chuyện đời thường, tôi thấy ở anh có tính hài hước rất cao, một nhà báo... humour!
Trong làng báo đối ngoại của Việt Nam, Le Courrier du Vietnam là tờ báo duy nhất bằng tiếng Pháp. Qua 66 năm hình thành và phát triển, trong đó có 25 năm dưới mái nhà Thông tấn, Le Courrier du Vietnam đã không ngừng lớn mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyển tải hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình đến với bạn bè Pháp ngữ.
Sinh thời, Bác Hồ luôn dành cho PV Việt Nam Thông tấn xã (tiền thân của TTXVN) sự quan tâm và tình cảm đặc biệt. Mỗi lần đi làm tin phục vụ Bác, các PV đều xin ý kiến Bác, được Bác xem lại và sửa tin rất kỹ càng.
Trong không khí cả nước kỷ niệm 43 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 25/4, hơn 60 cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên từng công tác tại đài thu phát T6, biệt danh nơi sơ tán của cơ quan TTXVN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tại xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã có cuộc gặp mặt đầy cảm động. Đã rất lâu rồi, những mái đầu bạc mới lại có dịp hàn huyên những câu chuyện không thể nào quên trong khói lửa chiến tranh.
Suốt từ Bắc chí Nam có 5 con đường, con phố tại các tỉnh, thành mang tên các nhà báo thông tấn. Để tôn vinh sự cống hiến lớn lao, hy sinh vì Tổ quốc, tên của các nhà báo đã được đặt cho những con đường nơi họ được sinh ra, lớn lên và cống hiến. Họ là những nhà báo xuất sắc, sẵn sàng xả thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và nền báo chí cách mạng.
Ngày 5/9/1998, từ vốn ban đầu là hơn 9.000 tập tài liệu báo chí quý hiếm, ghi dấu các sự kiện quan trọng của đất nước và thế giới, Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa (trước đây là Trung tâm Dữ kiện - Tư liệu) đã cho ra đời bản Thông tin tư liệu, với tiêu chí “Kịp thời, chính xác, hấp dẫn và hiệu quả”.
Nhiều lần đến chung cư của cán bộ, phóng viên TTXVN tại 218 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, tôi thường gặp một người đã ngoại bát tuần nhưng còn nhanh nhẹn lắm. Khi làm quen, tôi mới biết ông chính là tác giả bức ảnh “Cầu người” - tác phẩm đầy tính nhân văn, được chụp cách đây tròn nửa thế kỷ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, nhưng đối với những nhà báo chiến sỹ Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP), sự kiện có ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn này vẫn còn hiển hiện trong tâm trí mỗi người.
“Rồi, bình minh cũng rất êm/Có một ngày em đi về phía cũ/Chẳng nhìn tôi, như mây nhẹ ngang trời…”. Miên man như làn gió trên sông, những vần thơ, tiếng lòng của một phóng viên trẻ, lan tỏa trong ký ức của nhiều người suốt nhiều ngày qua.
Sau dòng nước dữ ngày 11/10, hôm nay dòng suối Thia (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) đã trở lại dáng vẻ yên bình vốn có. Cây cầu Ngòi Thia gãy nhịp rồi cũng sẽ được nối lại. Nhưng câu chuyện về chàng phóng viên trẻ Đinh Hữu Dư, công tác tại Cơ quan thường trú TTXVN tại Yên Bái hy sinh vì những dòng tin nóng thì có lẽ không chỉ hôm nay, ngày mai mà mãi sau này nhiều người còn nhắc tên anh - như một điển hình về niềm đam mê nghề nghiệp, nghị lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn và cả những ước mơ thiện nguyện cao đẹp.