Thứ hai, ngày 06/05/2024

Truyền thống

“Đại bản doanh” của hãng thông tấn quốc gia ở số 5 Lý Thường Kiệt, thủ đô Hà Nội tràn ngập niềm vui trong những ngày mùa thu tháng Tám. Liên tiếp các sự kiện trọng đại, Đại hội tổng kết phong trào thi đua yêu nước 5 năm và Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 được tổ chức tại đây cùng các hoạt động triển lãm, giao lưu, văn nghệ, thể dục thể thao… diễn ra sôi nổi trên khắp mọi miền ngay trước thềm lễ kỷ niệm “sinh nhật” lần thứ 70 TTXVN.

Một ngày nắng gắt đầu tháng 7 năm 2013, có một vị khách gõ cửa Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn. Đó là bác Phạm Nho Nghĩa, cựu cán bộ ngành năm nay đã gần 90 tuổi. Mồ hôi còn đẫm lưng áo, bác đã với tay, lôi từ trong chiếc túi khoác bên người ra một bọc to. Cả Trung tâm xúm lại.

Ông Lê Quang Nghĩa, nguyên Giám đốc Văn phòng đại diện TTXVN tại TP. Hồ Chí Minh, thường được đồng nghiệp, bạn bè gọi thân mật là ông Sáu Nghĩa. Ông đã mất năm 2013, nhưng cho đến nay vẫn luôn được mọi người trong cơ quan thông tấn nhắc tới, về những công lao đóng góp cho TTXVN, nhất là việc ông góp phần tìm kiếm, đưa nhiều hài cốt liệt sĩ về với đất mẹ, với gia đình.

Sau khi đọc cuốn sách “Sáng mãi một tình yêu” (NXB QÐND - 2011) của nhà báo Nguyễn Thế Nghiệp, tôi, một cựu chuyên gia báo chí giúp bạn Lào, những muốn gọi các anh, những chuyên gia thông tấn từng hoạt động trên đất nước Triệu Voi, là “chiến sĩ’.

Năm 1959, Sở Nhiếp ảnh Trung ương trở thành đơn vị trực thuộc VNTTX và được đổi tên thành Phân xã Nhiếp ảnh Hết năm thứ ba Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi và một số sinh viên cùng khóa tốt nghiệp sớm một năm để đi B (chiến trường Miền Nam). Xe ca VNTTX lên tận xã Ký Phú, huyện Đại Từ, nơi trường sơ tán, đón chúng tôi về Hà Nội để biết cơ quan, rồi sau đó đưa vào Cần Hữu, Thanh Oai, Hà Tây học nghiệp vụ báo chí.

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bản tin Đấu tranh thống nhất là một trong hai sản phẩm thông tin quan trọng bậc nhất của VNTTX, là bản tin được các cơ quan báo chí trong và ngoài nước mong chờ, đón đợi nhất trong số các bản tin phổ biến của ngành - nhà báo lão thành Đỗ Phượng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng giám đốc TTXVN khẳng định. Tồn tại trong suốt 15 năm, từ 1960 đến 1975, bản tin Đấu tranh thống nhất đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền về cuộc chiến đấu “gian lao mà anh dũng” của nhân dân miền Nam.


Tháng Hai, khi giới trẻ náo nức với ngày lễ tình nhân Valentine, Nội san Thông tấn cũng đề cập đến chủ đề muôn thủa cuốn hút này. Nhưng ngược dòng thời gian, về với cán bộ phóng viên thông tấn trong thời chiến, với những mối tình điểm tô bằng đóa hoa rừng và thấm đẫm ánh trăng xanh nơi chiến khu; hoặc được nuôi dưỡng bằng những cánh thư yêu thương.

Những dòng tự sự trữ tình này của nhà báo kỳ cựu Thanh Bền cho chúng ta biết thêm về một mùa xuân đáng nhớ đối với những cán bộ phóng viên Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP): Xuân 1973, thời điểm Mỹ vừa "cút", ngụy sắp "nhào".

Trước thềm năm thứ 70 của cơ quan Thông tấn, xin được kể lại đôi câu chuyện Tết xưa của Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX), dựa trên hồi ức của những nhà báo thông tấn.