Chủ nhật, ngày 05/05/2024

Truyền thống

Là phóng viên thường trú, ngoài chuyện "vua biết mặt, chúa biết tên", đều phải "lên rừng - xuống biển", có mặt ở từng ngõ ngách tại địa bàn. Trong những lần len lỏi viết bài cho Tết, không ít lần tôi cũng liều mạng làm cả những việc... không giống ai.

Những ngày cuối năm, trong bộn bề công việc, nhận được thông tin bà con người dân tộc Cống ở huyện Nậm Pồ lần đầu tiên tổ chức đón Tết cổ truyền "Mền loóng phạt ái" sau nhiều năm thất truyền, tôi hối hả chuẩn bị cho chuyến đi mới của mình.

Khi nắng xuân ấm áp đang dần xua tan giá lạnh của mùa đông, trong căn phòng nhỏ góc phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội, nhà báo lão thành Đỗ Phượng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng giám đốc TTXVN chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về thời điểm ra đời tên gọi "Thông tấn xã Việt Nam" cách đây 40 năm, bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của cơ quan Thông tấn quốc gia.

Trong 70 năm hình thành phát triển của TTXVN, tôi được gắn bó 35 năm (1964-1999) với sự nghiệp thông tấn, bằng phân nửa số tuổi của ngành, trong đó có 11 năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở chiến trường miền Nam và 24 năm sau giải phóng.

Ông Thính kể về sự ra đời của bức Cầu Người: Đấy là những ngày căng thẳng ở Chiến khu Đ trong đợt tổng tiến công Mậu Thân năm 1968.

Ngày 11/10, đoàn cán bộ, phóng viên TTXVN do Phó Tổng giám đốc Lê Duy Truyền dẫn đầu đã đến viếng, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Bia kỷ niệm TTXGP trong Khu vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Xuất hiện ở vị trí trung tâm trong Phòng truyền thống Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam (B2) có một hiện vật thu hút sự chú ý của rất nhiều khách tham quan, đó là chiếc xe đạp của ông Lê Quang Nghĩa (1931-2013), tên thân mật - anh Sáu Nghĩa, nguyên cán bộ Thông tấn xã Giải phóng, Giám đốc Cơ quan đại diện TTXVN tại TP. Hồ Chí Minh.

Tôi có mười năm sống và làm việc tại Phòng Ảnh (về sau gọi là B22) của TTXGP. Chuyện tác nghiệp thì đã nhiều người kể lại. Trong bai báo này, tôi muốn kể về những kỷ niệm trong đời sống, những chuyện dường như nhỏ nhặt nhưng lại là một phần quan trọng trong cuộc sống của những cán bộ, phóng viên TTXVN lúc đó.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, VNTTX - nay là TTXVN đã cử hàng trăm phóng viên (PV) và điện báo viên vào các chiến trường. Riêng ở khu V, ngay từ khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (28/8/1959), dù chưa thành lập Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) khu V nhưng PV Võ Thế Ái của VNTTX đã được cử về Quảng Ngãi viết tin, bài gửi ra Hà Nội.

Nếu tính từ khi bắt đầu bước chân vào VNTTX học lớp đào tạo điện báo viên, tháng 8/1968, đến lúc về hưu, trên cương vị là Trưởng Phân xã TP. Hồ Chí Minh, tháng 9/2013, thì đã vừa tròn 45 năm tôi sống và làm việc trong ngành thông tấn. Nếu có một ghi nhận kỷ lục dành cho những người có thâm niên lâu nhất trong ngành, thì tôi là một trong số các ứng viên.