Thứ sáu, ngày 26/04/2024

Truyền thống

Nhiều lần đến chung cư của cán bộ, phóng viên TTXVN tại 218 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, tôi thường gặp một người đã ngoại bát tuần nhưng còn nhanh nhẹn lắm. Khi làm quen, tôi mới biết ông chính là tác giả bức ảnh “Cầu người” - tác phẩm đầy tính nhân văn, được chụp cách đây tròn nửa thế kỷ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, nhưng đối với những nhà báo chiến sỹ Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP), sự kiện có ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn này vẫn còn hiển hiện trong tâm trí mỗi người.

Giữa tháng 8/2017, tôi cùng anh Phạm Duy Cương, Đội trưởng đội xe và một số anh em lái xe cũ của cơ quan lên trại an dưỡng Tuyết Thái (huyện Mê Linh, Hà Nội) thăm anh Phạm Văn Thu, một lái xe đã chuyển khỏi ngành khá lâu. Bạn bè đồng nghiệp thăm nhau là chuyện bình thường, nhưng với tôi chuyến đi này lại khá đặc biệt.

Trung tuần tháng 7/2017, tại trụ sở báo Bình Dương, lớp phóng viên TTXVN khoá 14 đã có buổi gặp mặt thân mật, kỷ niệm 40 năm ngày khai giảng (15/6/1977 - 15/6/2017). Đây là khoá phóng viên đầu tiên được tổ chức sau ngày đất nước thống nhất và hợp nhất Việt Nam Thông tấn xã với Thông tấn xã Giải phóng thành TTXVN

Thời gian đã qua rất lâu, nhưng Hòn Me - một ngọn núi thuộc xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang (trước đây là tỉnh Rạch Giá), vẫn còn giữ được những nét nguyên sơ ngày nào.

Một chiều mưa tháng Ba, chúng tôi đến thăm nhà báo Trần Thư, nguyên Trưởng phân xã TTXVN tại Bắc Kinh, tại ngôi nhà nhỏ ở phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội. Bên ấm trà thơm nóng, nhà báo già gần 80 tuổi chậm rãi ôn lại những hồi ức về ba nhiệm kỳ thường trú tại Phân xã Bắc Kinh (Trung Quốc) – phân xã nước ngoài đầu tiên của TTXVN được thành lập năm 1952.

Khi Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội, Bộ biên tập quyết định đưa một bộ phận gồm cả phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật lên cơ sở dự phòng, mật danh T6 tại huyện Quốc Oai, Hà Tây (nay là Hà Nội).

Đầu năm 1972, chiến dịch Quảng Trị diễn ra hết sức ác liệt, lực lượng phóng viên của phân xã Quảng Trị và phân xã Vĩnh Linh rất mỏng, Ban lãnh đạo cơ quan đã cử phóng viên Lam Thanh, Minh Trường, điện báo Ngô Duy Phùng và lái xe Nguyễn Ngọc Ngoạn, tăng cường cho chiến dịch Quảng Trị.

Sau cuộc chiến tranh biên giới năm1979, TTXVN chủ trương tăng cường cán bộ, phóng viên cho các tỉnh miền núi và biên giới phía Bắc, trong đó có Sơn La. 

Trong hai ngày 22-23/12, tại tỉnh Sơn La đã diễn ra chương trình gặp mặt và tọa đàm kỷ niệm 60 thành lập Phân xã Tây Bắc, tiền thân của bốn CQTT TTXVN tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình (10/1956 – 10/2016).