Thông tin đồ họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức ban hành Thông tư số 30/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh Trung học Cơ sở và tuyển sinh Trung học Phổ thông. Theo đó, từ năm 2025, các trường THCS phải xét tuyển học sinh vào lớp 6, không được tổ chức thi. Kế hoạch tuyển sinh THCS được công bố trước ngày 31/3 hằng năm.
Theo quy định mới nhất tại Điều 11 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP ngày 26/11/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, từ 10/1/2025, Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm 15 trường thông tin: Số hồ sơ cư trú; Thông tin quy định tại khoản 1 đến khoản 15, khoản 21 đến khoản 25 Điều 9 và khoản 4 Điều 15 Luật Căn cước; Tên gọi khác; Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú, lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú; Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú, lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú… Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây: Thông tin được chia sẻ, đồng bộ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; Từ tàng thư do lực lượng Công an nhân dân quản lý; hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; kết quả giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công; Thông tin được số hóa, cung cấp bởi tổ chức, cá nhân và Thông tin từ các nguồn khác theo quy định pháp luật.
Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8 Nghị định 154/2024/NĐ-CP ngày 26/11/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, từ 10/1/2025, các trường hợp đăng ký cư trú phải xin ý kiến của chủ sở hữu: Trường hợp công dân đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mà chỗ ở hợp pháp đó có nhiều hơn một chủ sở hữu thì không cần có ý kiến đồng ý của những người đồng sở hữu; Trường hợp vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha, mẹ, cha, mẹ về ở với con đăng ký thường trú mà chỗ ở hợp pháp có nhiều hơn một chủ sở hữu thì chỉ cần ý kiến đồng ý của ít nhất một chủ sở hữu; Trường hợp đăng ký thường trú không thuộc trường hợp trên mà chỗ ở hợp pháp có nhiều hơn một chủ sở hữu thì khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý của các chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật…
Theo quy định mới nhất tại Điều 11 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP ngày 26/11/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, từ 10/1/2025, Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm 15 trường thông tin: Số hồ sơ cư trú; Thông tin quy định tại khoản 1 đến khoản 15, khoản 21 đến khoản 25 Điều 9 và khoản 4 Điều 15 Luật Căn cước; Tên gọi khác; Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú, lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú; Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú, lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú… Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây: Thông tin được chia sẻ, đồng bộ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; Từ tàng thư do lực lượng Công an nhân dân quản lý; hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; kết quả giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công; Thông tin được số hóa, cung cấp bởi tổ chức, cá nhân và Thông tin từ các nguồn khác theo quy định pháp luật.
Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể đối tượng áp dụng Quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại Hà Nội, ngày 13/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị và nhấn mạnh 8 nhiệm vụ, giải pháp, nhất là những nhiệm vụ đột phá: thống nhất nhận thức và hành động; phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách; khẩn trương sắp xếp lại bộ máy về khoa học công nghệ; ưu tiên bố trí ngân sách cho KHCN xứng tầm là quốc sách đột phá; nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số; tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải và đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế.
Để được mục tiêu Nghị quyết số 57-NQ/TW đề ra, Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 7 nhiệm vụ: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh; Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp và Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8 Nghị định 154/2024/NĐ-CP ngày 26/11/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, từ 10/1/2025, các trường hợp đăng ký cư trú phải xin ý kiến của chủ sở hữu: Trường hợp công dân đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mà chỗ ở hợp pháp đó có nhiều hơn một chủ sở hữu thì không cần có ý kiến đồng ý của những người đồng sở hữu; Trường hợp vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha, mẹ, cha, mẹ về ở với con đăng ký thường trú mà chỗ ở hợp pháp có nhiều hơn một chủ sở hữu thì chỉ cần ý kiến đồng ý của ít nhất một chủ sở hữu; Trường hợp đăng ký thường trú không thuộc trường hợp trên mà chỗ ở hợp pháp có nhiều hơn một chủ sở hữu thì khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý của các chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật…
Theo Điều 7 Nghị định 154/2024/NĐ-CP ngày 26/11/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, từ 10/1/2025, trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày người chưa thành niên được đăng ký khai sinh thì cha hoặc mẹ hoặc chủ hộ hoặc người giám hộ có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú cho người chưa thành niên. Trường hợp cha, mẹ của người chưa thành niên có nơi thường trú nhưng không phải nơi đang thực tế sinh sống thì người chưa thành niên được đăng ký thường trú tại nơi thường trú của cha, mẹ.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP ngày 26/11/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, từ 10/1/2025, giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau: Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ theo quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Giấy tờ mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá, thanh lý nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; Hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở hoặc đã nhận nhà ở của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng để bán…