Thứ ba, ngày 23/07/2024

Thông tin đồ họa

Chiến lược dữ liệu quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030, 100% các Trung tâm dữ liệu quốc gia, Trung tâm dữ liệu vùng, khu vực, Trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao trên cả nước được bảo đảm kết nối thành công, tạo thành một mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán, xử lý dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của đất nước...

Chiều 12/1/2024, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 38 bị cáo trong vụ án Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) về các tội danh: Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Chiều 12/1/2024, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 38 bị cáo trong vụ án Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) về các tội danh: Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 15/1/2024 và dự kiến bế mạc vào sáng 18/1/2024 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Quốc hội nghỉ 1 ngày (17/1/2024) để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết. Tại Kỳ họp, Quốc hội xem xét, thông qua 4 nội dung, gồm: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (theo trình tự, thủ tục rút gọn); về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Mục tiêu chung của Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, vững chắc an ninh lương thực quốc gia và các nhu cầu khác của nền kinh tế, gia tăng giá trị xuất khẩu; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng, chống có hiệu quả thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho nông dân... Tầm nhìn đến năm 2050, trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại thuộc nhóm đứng đầu khu vực và thế giới…

Mục tiêu chung của Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 là: Nâng cao năng lực giết mổ, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 3- 4 tỷ USD.

Dịp cuối năm là thời điểm nhu cầu chi tiêu và mua sắm của người dân tăng cao, các đối tượng lừa đảo cũng lợi dụng điều này để thực hiện các thủ đoạn chiếm đoạt tiền của người dân. Theo đó, hai thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền phổ biến dịp cuối năm được các ngân hàng liên tục cảnh báo là mạo danh nhân viên ngân hàng bằng giọng nói được tạo ra nhờ trí tuệ nhân tạo (AI) và giả mạo mã QR.

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Nghị quyết đặt mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế. Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau: Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc - UN) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu; Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 3 bậc; Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 5 bậc; Quyền tài sản (IPRI, của Liên minh quyền tài sản) tăng ít nhất 2 bậc; Hiệu quả logistics (LPI, của Ngân hàng Thế giới - WB) tăng ít nhất 4 bậc...

Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 31/12/2023.

Theo Quyết định 24/2023/QĐ-TTg ngày 22/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, từ 10/12/2023, người được xác định bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện: Bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp Có kết quả xét nghiệm HIV dương tính do cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định HIV dương tính thực hiện. Mẫu máu sử dụng xét nghiệm phải lấy từ người bị phơi nhiễm với HIV tại thời điểm từ đủ 30 ngày đến trước 180 ngày kể từ thời điểm bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp.