Chủ nhật, ngày 28/07/2024

Tin trong ngành

Những người con thông tấn hy sinh trên đất Chùa tháp

Kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2016):


(04/10/2016 11:02:20)

Cách đây 45 năm, tháng 12/1971, giữa vô vàn gian khó, khi TTXGP vừa chuyển căn cứ từ Tây Ninh sang Dambe (Campuchia) để trốn sự truy lùng, tàn sát của quân địch, một trận bom B52 của Mỹ đã dội thẳng xuống căn cứ khiến 4 cán bộ, nhân viên Văn phòng hy sinh ngay tại chỗ, trong lúc đang chuẩn bị bữa cơm trưa cho cơ quan. Đó là các đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chánh văn phòng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, cùng ba nhân viên Văn phòng là Hồ Văn Dễ, Lê Văn Lâu và Lê Thị Nàng. Sự ra đi đột ngột của các anh chị là mất mát lớn của TTXGP.

Các anh các chị vừa là phóng viên TTXGP vừa là chiến sĩ trong trận chống càn Junction City, năm 1967

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình sinh năm 1931 tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tập kết ra Bắc sau năm 1954, đến năm 1964, anh tốt nghiệp Đại học Ngoại giao Hà Nội, được phân công về TTXVN để đào tạo thành biên tập viên đối ngoại cho TTXGP. Giữa năm 1965, Nguyễn Thanh Bình cùng đoàn cán bộ VNTTX về tới căn cứ TTXGP cùng lúc quân Mỹ bắt đầu đổ bộ ồ ạt vào miền Nam và mở rộng chiến tranh xâm lược.
Trong điều kiện chiến trường ác liệt, Nguyễn Thanh Bình cùng tổ Đối ngoại của TTXGP vừa xây nhà ở, làm hầm chống phi pháo, tăng gia sản xuất... vừa phát bản tin bằng tiếng Anh ra Hà Nội và quốc tế. Năm 1967, anh được cơ quan cử đi dự Hội nghị thi đua toàn miền Nam. Trên đường trở về, đoàn cán bộ thông tấn bị máy bay địch phát hiện và tấn công. Nguyễn Thanh Bình bị thương ở mu bàn chân, trong khi Phó giám đốc TTXGP Bùi Đình Túy và phóng viên Nguyễn Đình Cước hy sinh tại chỗ.
Đồng chí Lê Thị Nàng (bìa trái) đang chấm sửa ảnh tại căn cứ

Sau khi chữa lành vết thương, anh được lãnh đạo phân công nhiệm vụ mới là Phó Chánh văn phòng kiêm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ TTXGP. Là một trong số ít người không bị sốt rét, Nguyễn Thanh Bình đã cùng đội bảo vệ và hậu cần vừa tổ chức hệ thống chống bom đạn vừa tìm các nguồn lương thực, vật tư bảo đảm hoạt động của TTXGP được thông suốt.
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình sinh năm 1931 tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tập kết ra Bắc sau năm 1954, đến năm 1964, anh tốt nghiệp Đại học Ngoại giao Hà Nội, được phân công về TTXVN để đào tạo thành biên tập viên đối ngoại cho TTXGP. Giữa năm 1965, Nguyễn Thanh Bình cùng đoàn cán bộ VNTTX về tới căn cứ TTXGP cùng lúc quân Mỹ bắt đầu đổ bộ ồ ạt vào miền Nam và mở rộng chiến tranh xâm lược.
Trong điều kiện chiến trường ác liệt, Nguyễn Thanh Bình cùng tổ Đối ngoại của TTXGP vừa xây nhà ở, làm hầm chống phi pháo, tăng gia sản xuất... vừa phát bản tin bằng tiếng Anh ra Hà Nội và quốc tế. Năm 1967, anh được cơ quan cử đi dự Hội nghị thi đua toàn miền Nam. Trên đường trở về, đoàn cán bộ thông tấn bị máy bay địch phát hiện và tấn công. Nguyễn Thanh Bình bị thương ở mu bàn chân, trong khi Phó giám đốc TTXGP Bùi Đình Túy và phóng viên Nguyễn Đình Cước hy sinh tại chỗ.
Sau khi chữa lành vết thương, anh được lãnh đạo phân công nhiệm vụ mới là Phó Chánh văn phòng kiêm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ TTXGP. Là một trong số ít người không bị sốt rét, Nguyễn Thanh Bình đã cùng đội bảo vệ và hậu cần vừa tổ chức hệ thống chống bom đạn vừa tìm các nguồn lương thực, vật tư bảo đảm hoạt động của TTXGP được thông suốt.
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình sinh năm 1931 tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tập kết ra Bắc sau năm 1954, đến năm 1964, anh tốt nghiệp Đại học Ngoại giao Hà Nội, được phân công về TTXVN để đào tạo thành biên tập viên đối ngoại cho TTXGP. Giữa năm 1965, Nguyễn Thanh Bình cùng đoàn cán bộ VNTTX về tới căn cứ TTXGP cùng lúc quân Mỹ bắt đầu đổ bộ ồ ạt vào miền Nam và mở rộng chiến tranh xâm lược.
Trong điều kiện chiến trường ác liệt, Nguyễn Thanh Bình cùng tổ Đối ngoại của TTXGP vừa xây nhà ở, làm hầm chống phi pháo, tăng gia sản xuất... vừa phát bản tin bằng tiếng Anh ra Hà Nội và quốc tế. Năm 1967, anh được cơ quan cử đi dự Hội nghị thi đua toàn miền Nam. Trên đường trở về, đoàn cán bộ thông tấn bị máy bay địch phát hiện và tấn công. Nguyễn Thanh Bình bị thương ở mu bàn chân, trong khi Phó giám đốc TTXGP Bùi Đình Túy và phóng viên Nguyễn Đình Cước hy sinh tại chỗ.
Sau khi chữa lành vết thương, anh được lãnh đạo phân công nhiệm vụ mới là Phó Chánh văn phòng kiêm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ TTXGP. Là một trong số ít người không bị sốt rét, Nguyễn Thanh Bình đã cùng đội bảo vệ và hậu cần vừa tổ chức hệ thống chống bom đạn vừa tìm các nguồn lương thực, vật tư bảo đảm hoạt động của TTXGP được thông suốt.
Đồng chí Hồ Văn Dễ (tức Tư Dễ), sinh năm 1933, ở xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An - vùng căn cứ hai mùa kháng chiến. Lớn lên tại tỉnh Prey Veng của Campuchia, khi cuộc kháng chiến ở quê hương bùng nổ, Tư Dễ tự nguyện tham gia lực lượng võ trang quân giải phóng. Năm 1968, anh bị thương và được đưa về điều trị tại khu an dưỡng của tỉnh Long An. Không muốn trở thành người “ở không hưởng chính sách”, anh xung phong về cơ quan TTXGP, tiếp tục phục vụ cách mạng. Do đóng quân trên đất Campuchia nên các hoạt động hậu cần của cơ quan gặp vô vàn khó khăn. Nhờ thông thạo tiếng Khmer, công tác dân vận giỏi, Hồ Văn Dễ đã xây dựng được một mạng lưới thu mua lương thực thực phẩm, vải vóc, văn phòng phẩm... ngay trên đất Campuchia rồi tổ chức vận chuyển về căn cứ. Tháng 12/1971, khi vừa được triệu tập về Văn phòng cơ quan để nhận kế hoạch hậu cần tiếp theo, Hồ Văn Dễ đã hy sinh ngay tại căn cứ mới.
Đồng chí Lê Văn Lâu (tức Nghĩa) sinh năm 1947, tại xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, là nhân viên hậu cần của TTXGP. Dù trong điều kiện lúc bấy giờ ăn uống kham khổ, thiếu thốn nhưng Lâu vẫn có vóc dáng to con, khỏe mạnh. Anh luôn xung phong làm những công việc nặng nhọc nhất, từ đào hầm công sự đến tải hàng, khiêng vác máy móc... Có một đêm, chiếc xe tải của anh bị hỏng máy giữa khoảng đường trống, do không biết sửa máy nên anh nhờ đồng đội vào làng xin cơm cháy của bà con Campuchia để ăn và uống nước mưa lấy sức, rồi đẩy xe gần một cây số vào rừng cao su nhằm tránh máy bay trinh sát của địch phát hiện.
Đồng chí Lê Thị Nàng (tức Út Năng), sinh năm 1949 tại xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Mười sáu tuổi, chị tìm cách liên lạc với cách mạng, bí mật thoát ly gia đình lên “R” và được phân công về TTXGP làm “chị nuôi”. Là cô gái Nam bộ trong sáng, chịu thương chịu khó, Út Năng luôn lạc quan, chu đáo lo cơm ngon canh ngọt cho đồng đội. Trong trận càn Junction City, ngoài việc cơm nước, chị tham gia đào công sự, tuần tra canh gác bảo vệ căn cứ. Út Năng còn là hạt nhân trong những buổi sinh hoạt Đoàn hay liên hoan văn nghệ cơ quan. Do còn thiếu kỹ thuật viên ảnh, Út Năng được học thêm nghề chấm sửa ảnh dưới sự dìu dắt tận tình của bác Khâm (Phan Đạm Khâm)- một chuyên gia lão thành và đầy tài năng. Việc rèn nghề chưa được bao lâu thì chị đã hy sinh...
Đồng chí Sáu Nghĩa (tức Lê Quang Nghĩa, áo trắng đứng giữa) cùng tổ công tác đặc biệt, lặn lội tận rừng sâu tỉnh Kampong Cham (Campuchia) để quy tập hài cốt liệt sỹ của TTXVN

Có thể nói, vào những thời điểm khó khăn nhất của cách mạng miền Nam, các anh chị đã nỗ lực vượt lên mọi gian khổ, thiếu thốn do địch bắn phá dữ dội hòng tiêu diệt căn cứ, cắt đứt mọi đường tiếp tế, viện trợ từ miền Bắc gửi vào; thực hiện di chuyển trụ sở an toàn, lo cho mọi người từng bữa ăn giấc ngủ, đảm bảo làn sóng không ngừng nghỉ, góp phần quan trọng để cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Trở về quê mẹ trong vòng tay đồng đội
Sau buổi trưa định mệnh ngày 11/12/1971, cả bốn đồng chí nằm lại giữa căn cứ còn ngổn ngang xác bom pháo, trong niềm thương tiếc khôn nguôi của đồng chí, đồng nghiệp. Sau chiến tranh, không ít lần các đồng nghiệp đã trở lại căn cứ trên đất bạn Campuchia, với mong muốn tìm và đưa các anh chị trở về nhưng đều không thành. Hơn 30 năm sau, mùa mưa năm 2002, khi ông Lê Quang Nghĩa, nguyên Giám đốc Cơ quan đại diện TTXVN tại TP. Hồ Chí Minh, lúc đó đã qua tuổi thất thập, cùng hai đồng đội từng tham gia chôn cất những người hy sinh, lên đường đi tìm hài cốt tại căn cứ cũ của TTXGP trên đất bạn, thì ước nguyện mới trở thành hiện thực.
Lúc còn sống, cách đây 5 năm, trong câu chuyện với phóng viên Nội san Thông tấn, ông Lê Quang Nghĩa đã kể về chuyến đi đầy gian khó: “Đường đi mùa mưa vất vả vô cùng. Không ít lần, đoàn phải dừng lại, quay về vì nước sông dâng lên quá cao, ngay cả người biết bơi cũng không được phép qua suối. Đã thế, cảnh vật sau 30 năm thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi đến một khu vực có nhiều hố bom B52. Có hố còn rất sâu nhưng phần nhiều đã cạn, cây cối mọc um tùm. Anh em chia nhau càn rừng hơn 5 tiếng đồng hồ mà chỉ thấy toàn hố bom, chẳng thấy giếng nước, hầm hố công sự gì. Nước uống đã hết. Mọi người đối mặt với đói và khát. Đã thế, trời lại sắp mưa, nước sẽ dâng lên cao không qua được. Mọi người được lệnh trở ra nếu không sẽ không an toàn”.
Sau đó, nhờ một người phụ nữ Campuchia tên Thoan, có chồng từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng dẫn đường, đoàn đã bắt tay vào thực hiện lần lượt từng công việc. Trong hai ngày 9 và 10/7/2002, đoàn tìm được mộ của ba liệt sỹ Đài Giải phóng. Từ chỗ này làm điểm chuẩn nhắm hướng tìm sang nơi yên nghỉ của các liệt sỹ TTXGP.
Ngày hôm sau, ngày 11/7, nhờ một thầy cúng trong Phum, từng chứng kiến anh em chôn cất liệt sỹ năm xưa, đoàn đã phát hiện và bốc hài cốt đồng chí Ba Động. Chiều ngày 12/7, được bổ sung thêm lực lượng, đoàn đã phát hiện ba ngôi mộ gần nhau của ba đồng chí: Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Lâu, Hồ Văn Dễ. Đến chiều ngày 14/7, đoàn tìm được thêm hài cốt đồng chí Lê Thị Nàng và đưa về Phum.
Chuyến đi đạt kết quả ngoài sự mong đợi. Toàn bộ 5 hài cốt liệt sỹ được đưa về nghĩa trang Tân Biên để ngày 22/7/2002 bàn giao cho cơ quan. Hiện nay, hài cốt của cả 5 liệt sỹ đã được an táng trang nghiêm tại Nghĩa trang liệt sỹ TP. Hồ Chí Minh.
Đ/c Nguyễn Thanh Bình tức Bảy Bình (1931 – 1971)
Quê quán: (Gò Nổi) xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Bộ phận công tác: Phó Văn phòng, kiêm Trưởng phòng TCCB – TTXGP
Đ/c Hồ Văn Dễ tức Tư Dễ (1933 – 1971)
Quê quán: Xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Bộ phận công tác: Cán bộ Văn phòng - TTXGP
Đ/c Lê Thị Năng tức Út Nàng (1949 – 1971)
Quê quán: Xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An
Bộ phận công tác: Cán bộ kỹ thuật buồng tối - TTXGP
Đ/ c Lê Văn Lâu tức Nghĩa (1947 – 1971)
Quê quán: Xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Bộ phận công tác: Nhân viên lái xe – TTXGP
 
 

Theo Nội san Thông tấn, số 7/2016

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Khẳng định thương hiệu trong làng xuất bản (04/10/2016 10:52:38)

11 cá nhân TTXVN nhận kỷ niệm chương Vì sự nghiệp thể thao (31/08/2016 20:01:20)

TTXVN tặng quà nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Trị  (26/08/2016 09:03:05)

Trưởng Ban Tuyên giáo đánh giá cao định hướng phát triển của TTXVN (19/07/2016 16:25:30)

TTXVN và Cục Quan hệ Công chúng Thái Lan tăng hợp tác truyền thông (19/07/2016 16:19:43)

Thư cảm ơn của TTXVN nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (19/07/2016 16:19:35)

Tăng cường hợp tác truyền thông giữa TTXVN và tỉnh Bắc Giang (19/07/2016 16:19:25)

Trao đổi nghiệp vụ giúp thắt chặt tình đoàn kết giữa TTXVN và KPL (19/07/2016 16:19:18)

Đoàn công tác của TTXVN và Thông tấn xã Lào làm việc tại Nghệ An (19/07/2016 16:19:06)

TTXVN khai mạc Triển lãm ảnh “Trường Sa - Tháng 5/2016” (19/07/2016 15:48:48)