Thứ tư, ngày 03/07/2024

Giải đáp pháp luật

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ?


(05/06/2024 14:58:50)

Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/5/2024 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc góp
ý dự thảo nội quy, quy chế của cơ quan thuộc Chính phủ và các văn bản khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; tham gia ý kiến đối với các đề nghị,dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến cơ quan thuộc Chính phủ.
- Có ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản, hợp đồng do các đơn vị khác chuẩn bị theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ.
- Phối hợp với tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện
quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý theo quy
định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện
quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện công tác theo dồi tình hình
thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức pháp chế Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế, người  làm công tác pháp chế ở các đơn vị trực thuộc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật./.

Phòng Tổng hợp - Kiểm tra - Pháp chế
Thường trực Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật TTXVN

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch pháp chế viên chính? (05/06/2024 14:55:38)

Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên? (05/06/2024 14:54:22)

Mức hỗ trợ của người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là bao nhiêu? (05/06/2024 14:53:16)

Trường hợp bị đóng tài khoản thanh toán thì số dư trong tài khoản được xử lý như thế nào? (05/06/2024 14:48:41)

Đơn vị nào được phát hành, cung ứng ví điện tử, thẻ trả trước? (05/06/2024 14:47:59)

Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi nào? (05/06/2024 14:47:39)

Trường hợp nào bị phong tỏa tài khoản thanh toán một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán? (05/06/2024 14:47:09)

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên tập viên hạng I ? (13/05/2024 10:06:24)

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên tập viên hạng II ? (13/05/2024 10:06:20)

Nhiệm vụ của biên tập viên hạng II lĩnh vực báo chí?  (13/05/2024 10:06:14)