Thứ sáu, ngày 26/04/2024

Mở cửa thư viện

Việt nam Trong ánh chớp lửa đạn


(29/06/2012 10:14:05)

Ðó là tiêu đề cuốn sách ảnh của nhà báo liệt sĩ, PV ảnh chiến tranh Lương Nghĩa Dũng, NXB Thông tấn vừa giới thiệu cùng độc giả.

         
   Vào thời điểm chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt nhất, Lương Nghĩa Dũng đã dấn thân vào trong lửa đạn, các chiến trường Quảng Trị, Đường 9 - Nam Lào, đường Trường Sơn hay ngoài hải đảo đều có dấu chân ông... Qua ống kính của ông, chiến tranh là vô cùng ác liệt, mang lại bao nỗi đau cho con người. Nhưng những người VN tiếp nhận nó lại thật bình thản, bởi nghĩa vụ đối với Tổ quốc và niềm tin vào thắng lợi của chính nghĩa! Bởi vậy, dù cuộc chiến có khốc liệt đến mấy cũng chẳng bao giờ giết chết được tình yêu, mà chính bản thân ông, chính sự hy sinh của ông đã như một lời khẳng định minh triết nhất. Và cuốn sách ảnh "Việt Nam - Trong ánh chớp lửa đạn" là một bằng chứng sống động cho chân lý giản đơn này.
Chiến tranh đã trôi qua gần 40 năm, những hố bom, hầm hào, chiến lũy đã bị vùi lấp, cây cỏ đã lên xanh trên bãi đất hoang nơi chiến trường xưa, giơÌ€ đây cuôÌ£c chiến dường như chỉ coÌ€n trong sử sách. Nhưng ký ức bỗng hiêÌ£n vêÌ€ thâÌ£t sống đôÌ£ng qua từng trang sách "Việt Nam - Trong ánh chớp lửa đạn" với những câu chuyện kể bằng hình ảnh xúc đôÌ£ng và chân thực. Cuốn sách sử dụng những bức ảnh được khai thác từ kho tư liệu ảnh TTXVN, nói về thời kỳ gian khổ nhất, ác liệt nhất nhưng cũng oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam từ 1966 đến 1972. Những bức ảnh lịch sử mà Nghĩa Dũng ghi lại từ ngày ấy chính là dung mạo, là hơi thở của cuộc chiến vừa hào hùng, vừa bi tráng, vừa khốc liệt... Là nhà nhiếp ảnh "tay ngang" (NSTT từng giới thiệu, Lương Nghĩa Dũng là một nhà giáo "rẽ" sang làm báo), nhưng khi ra mặt trận, ông không chỉ là một nhà báo dũng cảm mà còn hết sức tận tâm với nghề, không khi nào quên "thiên chức" của người ghi lại lịch sử bằng ảnh.

Phóng viên ảnh Lương Nghĩa Dũng tại mặt trận Đường 9 Nam Lào

Nghĩa Dũng luồn sâu vào từng chiến hào của bộ đội, chụp ảnh các trận đánh lớn như chiến dịch Khe Sanh, chiến dịch Đường 9- Nam Lào, mặt trận Cánh Đồng Chum- Mường Xủi và đỉnh điểm là cuộc tiến công, nổi dậy của quân dân ta giải phóng Quảng Trị xuân hè 1972. Tinh thần sẵn sàng hy sinh, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của nhà báo - người lính đã trở thành lẽ sống của Lương Nghĩa Dũng. Tinh thần ấy thể hiện rất rõ trong những bức ảnh rực lửa chiến đấu của ông với hình ảnh những con người thật, sự kiện thật, họ lạc quan yêu đời, mưu trí dũng cảm, họ chịu đựng gian khổ, ác liệt, sẵn sàng hy sinh xương máu để làm nên chiến thắng.

Lần theo các bức ảnh, người xem không khỏi ngạc nhiên về sức làm việc kinh khủng của ông. Dồn dập trong 6 năm Lương Nghĩa Dũng đi hàng vạn cây số, khi thì bám xe vận tải quân sự, khi thì đạp xe, khi thì đi bộ. Ống kính máy ảnh của ông thường xuyên bị ám khói bom đạn. Chúng ta hãy hình dung, với chiếc máy ảnh cơ Exakta, Pratica của Cộng hòa Dân chủ Đức và máy Rolleiflex của Cộng hòa liên bang Đức chụp từng kiểu phim một và chỉ có một ống kính tiêu chuẩn, Nghĩa Dũng phải đứng cách khẩu cao xạ pháo 75 li khoảng 15- 20m, đứng cách quả tên lửa SAM2, SAM3 chừng 150 - 200m. Đợi khi trận địa nổ súng, ông nhằm thẳng vào họng súng lóe sáng, hay đợi bệ phóng tên lửa phát hỏa là bấm máy. Với quyết tâm cao và lòng hăng say nghề nghiệp, chỉ sau một năm cầm máy ảnh, ông đã trở thành PV ảnh chiến tranh có tên tuổi. Nhưng đối với Nghĩa Dũng, tên tuổi trên báo, sự thán phục của đồng nghiệp hay biểu dương của các cấp lãnh đạo không phải là điều trọng yếu. Điều quan trọng hơn đối với ông lúc ấy là làm sao thể hiện được thật kịp thời, thật trung thực khí thế chiến đấu của quân dân ta, thể hiện được phẩm chất anh hùng cách mạng của quân đội ta.

Có những nhà nhiếp ảnh sinh ra đã sẵn sàng đem tính mạng của mình đổi lấy những bức ảnh máu lửa, chân thật. Nghĩa Dũng làm công việc hệ trọng này như một định mệnh. Chỉ có ông và những người như ông mới đủ sức lăn lộn nơi khói lửa, ngẩng cao đầu giữa những làn bom đạn của hai phía mà chụp ảnh. Chỉ có ông và những người như ông mới nhìn thẳng vào họng súng và cột khói bom, thu vào ống kính những ánh chớp, những quầng lửa của cuộc chiến, mà từ đó bừng sáng lên những gương mặt cương nghị, sắt đá, phi thường của người lính quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Không biết bao nhiêu người có mặt trong những bức ảnh của Lương Nghĩa Dũng sống qua cuộc chiến cho đến ngày hòa bình! Nhưng người chụp ảnh thì đã nằm lại chiến trường. Nhà báo, nhà nhiếp ảnh chiến tranh Lương Nghĩa Dũng hy sinh tại vùng cát trắng Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị, nơi ác liệt bậc nhất của chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ông không đi được đến cùng cuộc chiến, nhưng xem ảnh của ông chúng ta thấy được bản chất của chiến tranh, đau thương, khốc liệt nhưng quả cảm, hào hùng. Và bằng cách ấy, Lương Nghĩa Dũng vẫn đồng hành cùng chúng ta, nhắc nhở hôm nay về một thời bi tráng và anh hùng của dân tộc.

Nguyễn Thành
Theo Nội san Thông tấn, số 6/2012

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

TTXVN & KPL Trưởng thành cùng năm tháng (11/10/2011 10:24:07)

“Sáng mãi một tình yêu” - vun đắp quan hệ Việt - Lào  (04/08/2011 18:56:01)

Những linh hồn phiêu dạt (24/09/2010 13:58:02)

TTXVN với Đại thắng mùa xuân 1975  (12/05/2010 11:39:44)

500 câu Hỏi - Đáp lịch sử - văn hoá Việt Nam (09/02/2010 16:07:20)

Những năm tháng ở Campuchia (10/07/2009 09:27:25)

Một trong những cuốn tự truyện hay: Từ chiến trường khốc liệt (02/06/2009 08:53:48)

Lâm Tấn Tài & sách ảnh "Đường Hồ Chí Minh" (11/05/2009 14:40:34)

Sách ảnh Nguyễn Văn Linh Tổng Bí thư thời đầu đổi mới (08/04/2009 09:47:49)

“Tướng Nguyễn Sơn” - Cuốn sách ảnh đầu tiên về vị lưỡng quốc tướng quân (03/12/2008 14:40:06)