Thứ hai, ngày 08/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Chúng tôi đã thi công chức như thế!


(01/08/2007 10:01:59)

Trung tỷãưn thẳâng 8, Thẳ´ng tõãơn xẳê Viõ»‡t Nam sõã½ tõ»• chõ»©c kõ»³ thi tuý»ƒn cẳ´ng chõ»©c. ẵẳđy lẳ  mõ»Êt cặâ hõ»Êi ẵ‘õ»ƒ cẳâc bõãân ẵ‘ẳê tõ»«ng lẳ m viõ»‡c trong cẳâc ẵ‘ặân võ»‹ cõ»ưa cặâ quan cẳ³ dõ»‹p khõã³ng ẵ‘õ»‹nh khõãê nẵƒng cõ»ưa mẳ¬nh. ẵõ»ƒ giẳãp cẳâc bõãân hiõ»ƒu thẳàm võ» kõ»³ thi nẳ y, Nõ»Êi San Thẳ´ng tõãơn gõã·p gõ»â mõ»Êt sõ»‘ ngặ°õ»i ẵ‘ẳê ẵ‘õ»Â ẵ‘iõ»ƒm cao trong kõ»³ thi cẳ´ng chõ»©c lõãưn trặ°õ»Ơc. Hõ» ẵ‘ẳê tẳđm sõ»± vẳ  ó€Ưbõã­t mẳ­ó€ mõ»Êt sõ»‘ bẳ­ quýã¿t.

Phóng viên khi tác nghiệp cần quan sát kỹ và đi sâu vào chi tiết

            Nguyễn Khánh Chi (Báo Việt Nam News)

            Khi bước vào kỳ thi công chức, tôi cũng rất hồi hộp và lo lắng. Tôi nhớ nhất là vòng thi nghiệp vụ, các phóng viên được tập kết đến một địa điểm và cùng tác nghiệp tại đó. Chúng tôi được đưa đến một làng nghề ở Hà Tây để thực hiện bài viết của mình. Đây là làng nghề rất quen thuộc, đã từng có nhiều bài báo viết đến. Trước khi đặt bút viết, tôi trăn trở làm sao để phát hiện đề tài có tính chất mới. Chính những cọ sát với thực tế trong thời gian công tác tại báo Việt Nam News đã cho tôi một quyết định đúng đắn, cần phải tìm một đề tài đi sâu vào chi tiết và đưa ra một giải pháp cho vấn đề mình đã viết. Tôi đã quan sát tìm hiểu từ lãnh đạo đến người dân địa phương tại làng nghề và quyết định chọn chủ đề cho bài viết của mình.

            Khi viết, tôi tư duy lôgíc để có thể chuyển được thông tin từ tiếng Việt sang tiếng Anh một cách chuẩn xác nhất. Theo ý kiến của cá nhân tôi, sự nhạy cảm của phóng viên chính là ở chỗ phải quan sát thật kỹ, phát hiện vấn đề, chi tiết và áp dụng vào bài viết. Hãy coi việc làm bài thi giống như mình đang làm công việc viết bài cho tờ báo của mình vậy. Khi triển khai bài viết nên đi trực tiếp vào vấn đề, không lan man, chú ý minh họa cho bài viết sinh động  bằng các câu chuyện nhỏ.

 

Khả năng sáng tạo được đề cao

            Lê Xuân Huy (Báo ảnh Việt Nam)

           So với các vị trí khác thì chuyên viên là lĩnh vực thi có vẻ hơi cứng. Ngoài phần thi chung là tin học, ngoại ngữ, pháp lệnh công chức, ứng viên phải qua một vòng  thi về hiểu biết Bộ máy hành chính nhà nước. Phần thi này đòi hỏi ứng viên phải nắm vững những kiến thức về bộ máy nhà nước. Đặc biệt vị trí chuyên viên đề cao khả năng sáng tạo của ứng viên. Khi đề thi  yêu cầu lập kế hoạch cho hoạt động của đơn vị mình thì yếu tố quan trọng chính là ứng viên đề ra được một mô hình khoa học, có sự sáng tạo và kiến thức thực tế. Cách trình bày bài thi cần khoa học, dễ hiểu và đi trực tiếp vào vấn đề.

 

Lưu ý cách viết tin

            Anh Tú (Báo Tin Tức)

            Mỗi biên tập viên, phóng viên tiếng Việt sẽ phải trải qua một bài thi viết tin, bài và biên tập tin. Đây là vòng thi nghiệp vụ cơ bản của phóng viên. Phóng viên sẽ được đưa đến một cơ sở để quan sát, nghiên cứu. Sau đó viết lại những gì mình đã nắm bắt được. Bài thi luôn yêu cầu có tính mới, tính sự kiện, ngắn gọn và dễ hiểu. Phóng viên nên tránh sử dụng cách viết văn hoa, miêu tả dài dòng trước khi đi vào vấn đề; đặc biệt không nên sử dụng các từ lóng, khó hiểu trong tin. Phần tên tuổi, chức danh, thời gian trong tin cũng rất quan trọng.

 

Xây dựng một phóng sự ảnh

            Đinh Công Hoan (Báo ảnh Việt Nam)

            Đối với phóng viên ảnh khi thực hiện bài thi tại cơ sở cần chú ý đến các chi tiết tích cực và chi tiết tiêu cực để lựa chọn, so sánh các vấn đề liên quan đến chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, từ đó lựa chọn ra chủ đề miêu tả bằng ảnh.

            Trong trường hợp lựa chọn đề tài theo chiều hướng tích cực mang tính cổ vũ động viên thì chọn những nhân vật tiêu biểu đã có những đóng góp để vấn đề tích cực đó được phát triển. Phân chia khu vực, lĩnh vực quản lý để chọn nhân vật tiêu biểu nhất. Tìm hiểu nhân vật đó ở cương vị mình phụ trách đã có những đóng góp cụ thể như thế nào để giúp cho phần chú thích ảnh được phong phú và khách quan.

            Trong trường hợp lựa chọn đề tài theo chiều hướng phản ánh tiêu cực, phải xác định được mục tiêu phản ánh nằm trong luật định của Nhà nước, lựa chọn các khía cạnh hình ảnh mang tính trực quan, thể hiện sự liên quan của chúng đối với đời sống pháp luật nhưng cũng cần chú ý không nên dùng tiểu xảo kỹ thuật nhiếp ảnh để bóp méo sự thật khách quan. Điều đó dễ bị hiểu nhầm thành ý chủ quan của phóng viên áp đặt cho vấn đề tiêu cực mà phóng viên đang nhắm tới.

            Trong cả hai trường hợp trên, việc ưu tiên nhân vật được đặt lên hàng đầu, bởi nhân chứng và vật chứng là những yếu tố quan trọng cho việc thành công của phóng sự ảnh.

Biên tập ảnh: Đưa những bức ảnh có chủ đề giống nhau về cùng một đề mục. Đếm xem có bao nhiêu đề mục rồi chú thích cho từng đề mục. Tự hỏi lại mình các đề mục này có nghĩa hay không trong bài.

            Rút những bức ảnh hay nhất trong từng đề mục xét về mặt kỹ thuật và mỹ thuật, đôi khi cũng phải xét đến những tác động quá mạnh của bức ảnh.

            (Thông thường trong các trường hợp mà ảnh chụp miêu tả đến sinh mạng).

            Sắp xếp những bức ảnh đó một cách bất kỳ rồi nhìn trên tổng thể xem bức ảnh nào liên quan đến vấn đề tích cực hoặc tiêu cực mà mình đã có ý đồ từ ban đầu. Hãy quan sát thật kỹ từng yếu tố trên ảnh: Không gian, thời gian, nhân vật, sự kiện, bức ảnh nào gần với chủ đề nhất sẽ phóng to nhất. Còn các bức ảnh khác sẽ phóng nhỏ để bổ sung chi tiết cho bài. Đôi khi nên tìm một bức ảnh cho đoạn kết. Thông thường phóng viên ảnh rất mạnh dạn đặt vấn đề nhưng lại lúng túng khi kết thúc vấn đề. Khi kết thúc vấn đề bằng ảnh nên tìm đến một hình tượng có giá trị gần đúng như mong muốn (tích cực hoặc tiêu cực) của chính phóng viên, kết hợp với một chú thích ảnh và một bài viết nhỏ, sẽ có một bài phóng sự ảnh hoàn chỉnh. Lưu ý chất lượng bài đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng khai thác thông tin và sự nhạy bén của phóng viên ảnh. Có nhiều trường hợp sự may mắn đã thống trị hoàn toàn.

Bích Vân (thực hiện)
Theo Nội san Thông tấn, số 7/2007

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Phóng viên phân xã... "vỗ túi ra tin"! (01/08/2007 09:59:16)

Hồng Công - một địa bàn đặc biệt (01/08/2007 09:57:47)

QuýãƯt tẳđm tẳểm hặồõỪƠng ẵỔi mõỪƠi (01/08/2007 09:56:34)

"HÃặy yÃếu ngháỪẮ gáỨốn bÃỠ váỪỈi nghiáỪẬp" (17/07/2007 10:13:45)

Hoạt động nhân ngày báo chí Cách mạng Việt nam 21/6 (16/07/2007 09:54:58)

Sơ kết khóa đào tạo cây bút viết bình luận (16/07/2007 09:54:01)

Thông tấn xã Việt Nam đoạt hai giải (16/07/2007 09:53:19)

Nâng cao chất lượng bản tin phoni (16/07/2007 09:52:21)

Nâng cao chất lượng báo chí trong thời đại kỹ thuật số (16/07/2007 09:43:47)

Những kỷ lục báo chí thế giới (13/07/2007 15:55:31)