Chủ nhật, ngày 28/07/2024

Tin trong ngành

Kết nối Vnews và phóng viên thường trú


(04/10/2016 15:29:28)

Vui buồn chuyện “siết” tin
Thống kê những tháng đầu năm 2016 cho thấy, số lượng sản phẩm truyền hình giảm sút, một phần do truyền hình “siết” chất lượng thông tin nên các CQTT giảm số lượng. Như vậy chất lượng thông tin, “tầm” của truyền hình thông tấn sẽ được nâng lên, không còn những tin nhỏ lẻ mang tính địa phương nữa, nhưng cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm của các CQTT làm ra nếu không thay đổi sẽ bị bỏ nhiều hơn. Phải thừa nhận rằng, từ khi có truyền hình, vai trò của TTXVN tại địa phương được nâng lên rõ rệt. Tỉnh và các sở, ban, ngành chú ý hơn đến TTXVN, rất nhiều sự kiện đều mời phóng viên tham gia. Nhưng phóng viên đi dự mà không đưa được tin cho cơ sở cũng kém vui.
Không phải ở tỉnh nào lượng thông tin cũng nhiều hoặc đủ lớn để làm truyền hình. Ví như Bến Tre là tỉnh nhỏ, vấn đề để làm truyền hình không nhiều. Mỗi khi có sự kiện hay, trước khi thực hiện đề tài chúng tôi đều gọi trao đổi với bộ phận biên tập của truyền hình Thông tấn, nếu phát sóng được thì mới đi làm để khỏi mất công. Làm một đề tài truyền hình rất vất vả, với những CQTT chỉ một mình phóng viên càng khó hơn. Tuy nhiên, mỗi khi nhận được đặt hàng phóng sự, chúng tôi đều cố gắng thực hiện. Nhiều khi chưa nghĩ ra đề tài thì các anh/chị ngoài Vnews đã gọi điện thoại gợi ý giúp. Có lẽ vì thế mà tỷ lệ sản phẩm truyền hình không dùng của Bến Tre ít hơn so với các CQTT khác.
Cần được đầu tư hơn nữa
Việc một phóng viên phải tác nghiệp ba trong một, nhiều lúc chính bản thân tôi “đứng ở giữa ngã ba dòng” không biết lựa chọn cái nào trước. Loay hoay quay phim thì không kịp chụp ảnh, chụp ảnh thì bỏ qua mất khoảnh khắc cần quay, quay thì lại không kịp nghe thông tin. Để làm tốt truyền hình, nhiều lúc tôi quên cả chụp ảnh và thông tin bài viết cho Ban tin Trong nước cũng không còn được sâu.
Theo tôi, để nâng cao chất lượng truyền hình, cơ quan cần bổ sung thêm phóng viên vừa biết quay phim, vừa dựng hình tốt hỗ trợ các CQTT; tăng cường đầu tư trang thiết bị. Phóng viên TTXVN thường trú còn thiếu nhiều thứ lắm. Chẳng hạn như do không có đèn chiếu, mỗi khi đi làm tin buổi tối, tôi đều phải “xin” ké ánh sáng từ đèn quay của các đài khác, thật ái ngại. Rồi có lần làm tin trong hội trường, thiếu ánh sáng, khi gửi ra Hà Nội, các anh, chị Vnews trách móc “quay sao tối vậy, mấy anh kỹ thuật dựng phản ánh”, tôi cũng chỉ biết than rằng do không có đèn!
Về bồi dưỡng nghiệp vụ, mặc dù chúng tôi đã được đào tạo khá căn bản về kỹ năng tác nghiệp truyền hình trước khi đi thường trú, được nhà báo Nguyễn Văn Vinh, phóng viên cao cấp hãng tin Reurter chỉ dạy về cách làm tin, nhưng như thế vẫn là chưa đủ với yêu cầu ngày càng cao của truyền hình. Chúng tôi rất mong cơ quan mở các lớp cập nhật các kỹ năng chuyên sâu về ngôn ngữ hình ảnh, về dẫn hiện trường, viết lời bình... để các tin, phóng sự của chúng tôi sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn, trau chuốt hơn.
 

Theo Nội san Thông tấn, số 7/2016

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Hướng đến tính chuyên nghiệp  (04/10/2016 15:15:16)

Sáng mãi nghĩa tình đồng đội  (04/10/2016 11:21:20)

Kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2016): (04/10/2016 11:02:20)

Khẳng định thương hiệu trong làng xuất bản (04/10/2016 10:52:38)

11 cá nhân TTXVN nhận kỷ niệm chương Vì sự nghiệp thể thao (31/08/2016 20:01:20)

TTXVN tặng quà nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Trị  (26/08/2016 09:03:05)

Trưởng Ban Tuyên giáo đánh giá cao định hướng phát triển của TTXVN (19/07/2016 16:25:30)

TTXVN và Cục Quan hệ Công chúng Thái Lan tăng hợp tác truyền thông (19/07/2016 16:19:43)

Thư cảm ơn của TTXVN nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (19/07/2016 16:19:35)

Tăng cường hợp tác truyền thông giữa TTXVN và tỉnh Bắc Giang (19/07/2016 16:19:25)