Thứ năm, ngày 25/07/2024

Sổ tay phóng viên

Chuýằ‡n thặ°ỏằng ngày cỏằĐa phóng viÃên TÃÂy NguyÃên


(04/01/2010 11:57:33)

Chuýằ‡n nghỏằ thÃơ nhiỏằu, nhặ°ng khi Ä‘ỏºãt bút lỏºĂi õ€œlăn tănõ€ không biỏº¿t viỏº¿t gÃơ. Mặ°ỏằi năm thặ°ỏằng trú ỏằŸ TÃÂy NguyÃên, cÅâng Ä‘ÃÊ ỏằŸ cÃĂi tỳằ•i trỏºằ Ä‘ÃÊ qua, già chặ°a tỏằ›i. Tỏằ‘i nay vỏằôa ăn chặ°a hỏº¿t chÃân cặĂm, có Ä‘iỏằ‡n thúºĂi gỏằi lỏºĂi phỏºÊi Ä‘i, vỏằÊ càm ràm: õ€œLàm ăn chỏº³ng có giỏằ giỏºƠc gÃơ cỏºÊ!õ€. Đành nói vỏằ›i mỏằ™t cÃÂu trặ°ỏằ›c khi õ€œÄ‘ỏằ pà€ xe mÃĂy: õ€œPhóng viÃên thặ°ỏằng trú mà emõ€. Có lỏºẵ nhỏằ¯ng chuýằ‡n nhặ° vỏºưy thÃơ phóng viÃên thặ°ỏằng trú nào cÅâng gỏºãp chỏằâ không riÃêng gÃơ tôi.

            Khi đàn ôngâẠẩ khóc

            Đầu giờ một buổi chiều mùa mưa cách đây hơn một năm, đang đi trên đường, tối cả mắt lại vì trận mưa lớn thì điện thoại rung bần bật. Tấp xe vô lề đường, vừa vuốt mặt vừa móc điện thoại ra nghe, đầu kia, một giọng đàn ông nói ngắt quãng trong những tiếng nấc nghẹn ngào: "Nhà báo ơi, cứu tôi với, hôm nay người ta sẽ phá nhà đuổi vợ con tui ra đường rồi! Bọn nó ép tui vào đường cùng, mong anh xuống giúp tìm lại công lý với".

            Đàn ông mà khóc "rống" lên trong điện thoại như vậy thì không cần xem hồ sơ ra sao cũng đã khiến tôi nghĩ chắc là có gì oan khuất lắm lắm cho ông ta đây. Và hai ngày trước tôi cũng đã nhận được đơn kêu cứu của ông với những lời lẽ khẩn thiết. Hơn nữa, chính người đàn ông này từng là đầu mối cung cấp thông tin cho chúng tôi trong một bài viết về nạn phá rừng ở xã K.

            Tôi vội vã rủ thêm anh bạn ở một tờ báo rồi đội mưa xuống xã. Do ảnh hưởng của bão nên mấy ngày nay trời mưa như trút, đường đi đến xã K (dài hơn 70km) có đoạn qua ngầm bị nước nhấn chìm. Để qua được đoạn đó, người ta đã vắt từ bên này sang bên kia hai sợi dây thừng to bằng cổ tay. Tôi phải bỏ ra 200 nghìn đồng để thuê đò đưa người và xe qua ngầm.

            Đến được trung tâm xã thì đã cuối giờ chiều, do đã đọc lá đơn kêu cứu của người đàn ông nọ nên tôi tranh thủ vào xã làm việc luôn. Cả Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND tiếp hai nhà báo. Sau khi nghe tôi đặt vấn đề về nội dung làm việc, vị Chủ tịch UBND xã cười méo xẹo: "Khổ lắm các anh ơi, xã có lấy đất của ai đâu!". Nói rồi đích thân anh làm người dẫn đường tới nhà "Người đàn ông khóc".

            Thấy chúng tôi có mặt bất ngờ cùng chủ tịch UBND xã, người đàn ông nọ trở nên lúng túng. Ngôi nhà của ông ta vẫn còn nguyên vẹn chứ chưa bị đập phá như lời kêu cứu.

            Chủ tịch xã giải thích: "Hồi trước anh Hòa (người đàn ông khóc) là Phó chủ nhiệm Hợp tác xã vật tư nông nghiệp. Do hoàn cảnh gia đình nên xã có cắt cho ông ta một khoảnh đất để xây nhà. Sau này khi HTX bị giải thể, phần đất còn lại vẫn do xã quản lý. Ở cạnh diện tích đất của HTX này lâu nên ông Hòa đã tự tiện lấn chiếm, xây dựng nhiều công trình phụ lên trên. Xã đã nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu giải tỏa nhưng ông ta vẫn cố tình không nghe mà còn lấn tới. Gần đây xã có chủ trương lấy phần đất này để xây cho thôn hai lớp học mầm non nên sáng nay chúng tôi đã có công văn gửi ông Hòa phải giải tỏa trả lại đất cho xã, nếu không sẽ thực hiện cưỡng chế. Mà chúng tôi cũng chỉ lấy phần đất ông Hòa lấn chiếm để xây chuồng heo, chuồng bò thôi chứ nhà cửa thì vẫn nguyên vẹn".

            Tôi hỏi ông Hòa: "Anh có giấy tờ gì chứng minh phần đất kia là của anh không?". Ông Hòa cúi gằm: "Thú thật phần đất đó do tôi lấn chiếm thêm. Nhưng mấy lần tiếp xúc thấy nhà báo hay bênh vực dân, hơn nữa thấy nếu báo đăng thì có khi người ta không thu đất của mình nữa nên tôi cứ kiện bừa".

            Không uống rượu nhưng tự nhiên tôi thấy mặt mình nóng bừng, sượng cả lên, miệng đắng ngắt. Hóa ra, không phải nước mắt đàn ông nào cũng đáng tin cả! Chở đồng nghiệp ra về, tốn thêm 150 nghìn đồng tiền đò qua ngầm nước (do mới đi qua nên được bớt 50.000 đ).

            Trên đường về, tôi mua được một mớ tôm đồng còn giãy đành đạch đem rang tiêu, mời anh bạn đồng nghiệp uống rượu chuộc lỗi. Đây cũng chỉ là một vụ điển hình trong số vô vàn các vụ kiện vô tội vạ mà tôi đã phải tốn công tìm hiểu, tự chuốc ấm ức vào thân.

 

            Hóa đơn thanh toán kiểuâẠẩ phóng viên thường trú

            Làm phóng viên thường trú thì ai cũng phải đi công tác ngủ qua đêm tại cơ sở, khách sạn là nhà dân, trụ sở thônâẠẩ

            Lần nọ, xuống công tác tại một buôn vùng sâu, vùng xa tôi trọ lại qua đêm nhà một người dân. Chiều đó, để ra mắt gia chủ cũng là "cải thiện" đời sống chút đỉnh cho mấy đứa nhỏ, tôi tìm mua được con gà mái tơ cùng 1kg thịt heo rừng bày bán đầu buôn. Chuyện trò rỉ rả cùng chén rượu bên bếp lửa, mấy lần tôi tính nhờ chủ nhà xác nhận cho vài chữ là đã cho nhà báo ngủ đêm khi đang trên đường đi công tác, hòng gỡ lại được chút "quà ngoại giao" khi nãy. Nhưng nghĩ đến chuyện để tài vụ cơ quan chấp nhận cho thanh toán cái giấy biên nhận đó rất cách rách nên tôi lại thôi. Chuyến đi đó coi như tôi... bị lỗ.

            Lần khác, đi công tác ở huyện Ea H"leo, tôi quyết định đi xe đò xuống huyện sẽ mượn xe máy của người quen đi làm. Thấy tôi vẫy, chiếc xe đò loại 30 chỗ chạy tuyến TP. Hồ Chí Minh-Gia Lai trờ tới thắng kít lại. Trên kính xe phía trước đề hàng chữ to tướng "Xe chất lượng cao". Lên xe, cậu lơ xe ném cho chiếc ghế nhựa con bảo đặt vào giữa lối mà ngồi. Tôi hỏi: "Có vé không em?". Cậu lơ xe bảo: "Xe này không cần vé, chỉ thu tiền thôi" rồi cười toe lộ cái răng cửa gãy trông rất mất cảm tình. Tôi hỏi biển số xe, hí hoáy viết giấy biên nhận thay cho vé rồi lân la đến cạnh anh tài xế nhờ ký xác nhận. Anh ta nhìn từ đầu đến chân như người ngoài hành tinh: "Sao tui lại phải ký?". Tôi gắt: "Xe anh không có vé thì phải ký vào cái này, đừng hỏi nhiều!". Gắt là cách để lấp liếm thôi, chẳng lẽ lại khai với anh ta là: như vậy tài vụ cơ quan mới thanh toán cho tôi thì cũng xấu hổ, có mấy chục nghìn bạc!

            Công việc của phóng viên thường trú như nồi "lẩu thập cẩm" vậy. Sáng ra còn phỏng vấn một ông giáo sư viện sĩ để viết bài về văn hóa-văn nghệ; chiều lại đến mấy cơ quan công quyền lấy tài liệu viết bài về kinh tế; hôm sau lại đi viết điều tra tiêu cực, viết tòa ánâẠẩ Cũng chẳng phải phóng viên thường trú giỏi giang gì nhưng do đặc thù nên phải đóng vai nhân vật "biết tuốt". Bởi không viết đủ loại thì vừa bị "đói" tin, bài lại vừa bị Tổng xã phạt vì bỏ lọt sự kiện, tin tức. Và cũng có cái sướng chứ không phải khổ hết: sáng nào cũng dong xe chạy lòng vòng trên đường rồi tấp vô quán nhâm nhi ly cà phê với tờ báo.

            Cứ mỗi lần họp ngành, họp khu vực hay hay đi dự lớp tập huấn nghiệp vụ, anh em phóng viên thường trú các tỉnh lại được dịp gặp gỡ, nhậu lu bù rồi tranh nhauâẠẩ trả tiền. Vui thật là vui!

Hoàng Vy
Theo Nội san Thông tấn, số 12-2009