Thứ năm, ngày 25/07/2024

Sổ tay phóng viên

"ThÃƠng tin pháỨặi chÃễnh xÃắc, trÃắnh gÃằy xÃắo tráỪỎn, hoang mang"


(05/10/2009 10:20:12)

Người Việt ta có câu "cứu bệnh như cứu hoả". Dịch cúm A (H1N1) không khác gì một cơn hỏa hoạn lớn đang bùng phát khắp nơi đòi hỏi mọi ngành, mọi nhà khẩn trương lao vào dập tắt. Chúng ta hãy nghe nữ "lính cứu hỏa" Nguyễn Thị Thúy, chuyên trách lĩnh vực y tế của Ban Biên tập tin Trong nước, nói về công việc của chị thời gian qua.

            - Chào chị Thúy. Thông tin về dịch cúm hiện thế nào rồi?

            Tính đến ngày 23/9, dịch cúm A (H1N1) đã lan rộng ra khắp thế giới, với hơn hai triệu người mắc bệnh và hơn 3.200 ca tử vong. Tại Việt Nam, dịch không chỉ có mặt trong các công sở, trường học ở thành phố mà đã lan về nông thôn với hơn 7.600 bệnh nhân và 10 ca tử vong. Dịch cúm A (H1N1) không còn là chuyện của riêng ngành y tế hay một vài bộ, ngành, địa phương, gia đình mà đã trở thành vấn đề nghị sự chung của đất nước. Vì thế, phóng viên bây giờ không chỉ đưa tin tiến độ diễn biến dịch hoặc phản ánh một vài hiện tượng như kháng thuốc, thuốc tamiflu tăng giá, thêm một hoặc hai ca tử vong... mà cần nhìn toàn cục tình hình ở các địa phương và trên cả nước để có những tin, bài chuyên sâu, đánh giá mặt được và chưa được trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Quan trọng hơn, chúng ta phải nêu bật được sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, giúp người dân ý thức được đúng mức độ nguy hiểm để đề phòng nhưng cũng không gây hoang mang và làm rối thêm tình hình.

         

            - Nghe có vẻ phức tạp nhỉ?

            Rất phức tạp là đằng khác (cười). Bạn có nhớ, khi cúm A (H1N1) xuất hiện tại trụ sở của Công ty viễn thông Viettel ngày 27/7- tòa nhà đầu tiên ở Hà Nội - một loạt thông tin trái chiều đã gây hoang mang cho cộng đồng. Tôi được lệnh yêu cầu Bộ Y tế cho biết cách xử lý, đối phó với tình huống cúm lây lan tại các công sở và tòa nhà cao tầng; liệu có đóng cửa và phong tỏa, cách ly khu vực ổ dịch hay không... Tôi vội lao đến Bộ Y tế, tìm cách gửi câu hỏi phỏng vấn, tìm người trả lời. Kết quả, tôi nhận được công văn phản hồi ghi rõ: Bộ Y tế sẽ trả lời trong ngày mai.

            Ngày mai vẫn không thấy đâu, không ai chịu trả lời dù tôi tìm mọi cách gọi điện, tìm người cần gặp,... trong khi công chúng không thể chờ đợi. Cuối cùng, tôi đành "tra tấn" đối tượng bằng cách nhắn tin với những lời lẽ mềm mỏng, năn nỉ. Đây này, tôi cho bạn xem (vừa nói, chị Thúy vừa nhanh tay rút điện thoại, hì hụi bấm rồi chìa ra cái tin nhắn): "Anh ơi, nhấc máy lên trao đổi với bọn em một vài thông tin hướng dẫn dư luận về việc xử lý cúm tại các tòa nhà công sở đi, không thì ngày mai sếp em ‘cẩu đầu trảm’!". Tin nhắn trả lời: "Em tưởng bọn anh không có việc gì làm, cả ngày chỉ có trả lời báo chí thôi à. Bao nhiêu các bộ, ngành và các giáo sư đâu mà cứ nã vào anh? Anh về nhà rồi...". Tôi đành năn nỉ: "Anh ơi, chỉ vì ‘con cúm’ nó làm anh em mình khổ thế này. Anh cố gắng giúp em"... Trao đi đổi lại, kết quả là đêm hôm đó, tôi cũng hoàn thành xong bài viết. Thở phào vì đã hoàn thành nhiệm vụ cơ quan giao.

 

            - Theo chị, khó nhất trong công tác thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh là gì?

            Là làm sao phản ánh thông tin được nhanh nhất, chính xác và giúp được cộng đồng cảnh giác, không được chủ quan, lơi là nhưng lại không gây hoang mang. 

            Khi đối mặt với dịch cúm A (H1N1), Tổ chức Y tế thế giới đã phải nâng mức báo động đại dịch trên toàn cầu lên cấp độ 6- cấp cao nhất về mức độ lây lan, tỷ lệ mắc cũng như tử vong. Điều này khiến cộng đồng thể giới, trong đó có Việt Nam, hết sức lo ngại, thậm chí là thái quá. Vì thế, theo kinh nghiệm cá nhân, khi dư luận và cộng đồng nóng, phóng viên phải giúp họ hạ lửa. Nếu chỉ mải chạy theo thông tin nóng, cố tình thổi phồng để câu khách, vô tình phóng viên sẽ làm tình hình trở nên phức tạp, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

            Vào những thời điểm nhạy cảm, ngoài thông tin phản ánh, rất cần những thông tin hướng dẫn cách phòng bệnh, các dấu hiệu phát hiện bệnh, khi nghi ngờ có bệnh thì khám ở đâu... để giúp người dân bình tĩnh đối phó, tự phòng bệnh cũng như hợp tác với cơ quan chuyên môn. Phóng viên cần hiểu rõ, nắm thật chắc cũng như khái quát và tiên lượng diễn biến của dịch bệnh để cùng các cơ quan chức năng phòng, chống dịch hiệu quả.

 

            - Thế còn việc đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh lây lan cho chính phóng viên? Gia đình chị chia sẻ ra sao mỗi khi chị lao vào khu vực nguy hiểm trong những đợt dịch bệnh?

            Đã làm phóng viên y tế không được phép sợ lây, sợ mùi, sợ máu, sợ các vết thương và dịch bệnh. Tuy nhiên, lại càng không được phép chủ quan, khinh suất vì có thế dẫn đến hậu quả khôn lường. Khi vào những khu dịch, tôi tuân thủ rất nghiêm túc các quy định của ngành y tế. Chỉ xin chia sẻ với các bạn một chi tiết nhỏ cả trong phòng bệnh cũng như hành nghề: vào các khu cách ly, việc thay quần áo, mũ và kính phải tuân thủ nghiêm ngặt. Nhiều phóng viên đeo khẩu trang vào khu cách ly nhưng khi ra ngoài vẫn đeo chiếc khẩu trang, đó là vô tình phát tán dịch ra cộng đồng.

            Chồng con và gia đình tôi cũng đành phải sống chung với sự nguy hiểm tôi cận kề hàng ngày. Æ n trời, đến giờ, tôi chưa trở thành nạn nhân lây truyền dịch bệnh sang người thân (cười). Nhưng nói thật, nỗi lo về sự lây lan mình còn giấu được, chứ nỗi lo triền miên cảnh đi sớm về muộn, ở nhà vẫn ngẩn ngơ, để tâm xem tình hình dịch cúm có gì mới để rồi lại "buôn" điện thoại, ôm máy tính làm tin bất kể giờ giấc thì nghe chừng chẳng ông chồng nào chia sẻ mãi được.

 

            - Chị có thể chia sẻ với các phóng viên thường trú tại phân xã khi thông tin về tình hình dịch bệnh ở địa phương mình?

            Cúm A (H1N1) đã lan rộng đến 46/63 tỉnh, thành phố. Có thể nói gần như không có địa phương nào nằm ngoài khu vực dịch xâm nhập với tốc độ lây lan chóng mặt và khó kiểm soát như hiện nay. Theo kinh nghiệm của tôi, các PV nên bám chặt trung tâm y tế dự phòng các địa phương, các bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện truyền nhiễm. Ở một số địa bàn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Nha Trang hay Tây Nguyên, PV có thể bám sát các viện Pasteur để nắm bắt thông tin. Nhưng để thận trọng, nhất là với các hiện tượng như kháng thuốc, tử vong, chúng ta chỉ phản ánh thông tin ban đầu về số lượng người mắc, nguồn lây, nguyên nhân tử vong... Cũng xin lưu ý, tất cả các sở y tế, trường học đều phải xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương.

            Đến giai đoạn này, tin phòng chống cúm không còn nặng về dạng báo đạo, tiến độ nữa mà cần hướng dẫn người dân và cộng đồng chủ động đối phó với các diễn biến dịch. Tổng xã chỉ đưa tin tiến độ cho địa phương nào có người mắc bệnh hay tử vong, và cũng chỉ dạng tin này mới đủ sức đứng một mình, còn lại đều phải ghép chùm. Để tránh bị ghép và được phát nhanh,  phóng viên phân xã cần phải nêu bật được vấn đề và đặc thù công tác phòng chống cúm theo chiều sâu ở địa phương mình. Một điều nên tránh: Thông tin phải chính xác, không nên đưa những thông tin gây xáo trộn. Thêm nữa, mỗi phóng viên phải nâng cao ý thức tự giác, phòng bị thật cẩn thận cho bản thân khi đi làm tin về dịch bệnh.

 

            - Cảm ơn chị và chúc chị thành công.

 

            "Kể từ cuối tháng 4/09 đến nay, đã hơn 5 tháng trời tôi quay cuồng với thông tin về dịch cúm A (H1N1). Hết ca đầu tiên ở nước ta, ca đầu tiên tại Hà Nội, ca đầu tiên tử vong, ổ dịch đầu tiên đến số lượng bệnh nhân tăng thêm từng ngày... Tất cả đeo bám lấy tôi bất kể ngày lễ hay Chủ nhật. Những lúc vất vả, tự thưởng bằng cách xem hệ số truy cập "tin cúm" của cơ quan đang tăng lên từng giờ và thỏa mãn nhất là vào ngày thứ Hai hàng tuần, trong bản Nhận xét tin của cơ quan, thấy "tin cúm" được khen và đứng trong top 10".

Hiền Anh
Theo Nội san Thông tấn 9/2009

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Cách chuyển đổi và sử dụng các định dạng file nhạc và video (31/08/2009 15:42:30)

Xử phạt các vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm (31/08/2009 15:40:34)

Chúng tôi đi làm tin da cam ở Pháp (31/08/2009 15:23:18)

Trường nghĩa ẩm thực trong các tác phẩm báo chí viết về bóng đá (31/08/2009 15:15:08)

Xử phạt vi phạm về nội dung thông tin báo chí (11/08/2009 10:28:29)

Làm đẹp màn hình nền máy tính (11/08/2009 09:30:56)

Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí (11/08/2009 09:23:53)

Hình thức xử phạt hành vi vi phạm quy định sử dụng thông tin của cơ quan báo chí (10/07/2009 09:40:44)

Vi phạm giấy phép hoạt động và trình bày sản phẩm thông tin báo chí (10/07/2009 09:39:28)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Quản lý hành chính (10/07/2009 09:30:07)