Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Giao lưu trực tuyến giữa Ban lãnh đạo với tuổi trẻ TTXVN


(14/05/2009 10:37:50)

Câu hỏi 1. Thưa Tổng giám đốc, TGĐ đánh giá như thế nào về năng lực của các lao động trẻ hiện nay của TTXVN?

Trả lời:

Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng:

Tiềm lực của thanh niên thông tấn là rất lớn với hơn 600 đoàn viên thanh niên trong tổng số hơn 2000 cán bộ. Do đó làm thế nào để phát huyen nguồn nhân lực trẻ này. Về vướng mắc chính sách, đãi ngộ sự quan tâm của cơ quan. Các đồng chí cần mạnh dạn trao đổi.

Các đồng chí thanh niên phải đi đầu trong đó thông tin phải hiệu quả, sâu sát đời sống hơn; tin bài ảnh có sức hút.

Nhiều anh em làm tại vùng sâu vùng xa còn hạn chế luôn là quan trọng để rèn luyện. Đồng chí nào sẵn sàng đi vùng sâu, vùng xa, cơ quan rất hoan nghênh. Đây là cơ hội để đồng chí rèn luyện, trưởng thành. Ngành sẽ có chế độ thỏa đáng.

Thực tế đồng chí công tác Tây Nguyên hàng mấy chục năm có nhiều đóng góp, họ có nhiều thiệt thòi. Do đó, phải có luân chuyển cán bộ, đào tạo cán bộ để nâng cao nghiệp vụ cho phóng viên, nhất là cho phóng viên thường trú tại vùng sâu, vùng xa. Còn những phóng viên nào ở Hà Nội cũng phaỉ đi thực tế thường xuyên. Điều này là có ích giúp các đồng chí trưởng thành hơn.

Lãnh đạo từng đơn vị, từng tòa soạn cán bộ phụ trách của ngành cũng cần quan tâm đến vấn đề này hơn nữa

 

 

 

 

 

Câu hỏi 2.

Nếu Đoàn TN cơ quan phát động phong trào "Thanh niên tình nguyện đi  công tác vùng sâu vùng xa", Ban lãnh đạo cơ quan có thể đưa ra chính sách cụ thể về việc đưa phóng viên đó về lại tổng xã sau một thời gian công tác nhất định?

 

Trả lời:

Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng: Tôi đã nói với các đồng chí phóng viên trẻ nếu không đi thực tế thì quả là lãng phí. Thực tiễn cuộc sống là điều rất cần cho các phóng viên trẻ và cơ quan cần sớm có quyết định để các đồng chí có điều kiện để trải qua thực tế. Nếu đi dược các địa phương thì các đồng chí phóng viên trẻ sẽ trưởng thành rất nhanh.

Nếu đi thực tế các đồng chí sẽ thấy đất nước ta rất tươi đẹp. Trong điều kiện hiện tại, khái niệm đô thị đã thay đổi. Tôi vừa gặp một đồng chí Bí thư tỉnh ủy 47 tuổi, có con gái học tại một tỉnh miền Trung nhưng đã tự học tiếng Anh và xin được học bổng đi du học nước ngoài. Như vậy đừng nghĩ ở Hà Nội là mới có cơ hội tốt nhất mà ở tất cả mọi nơi chúng ta đều có cơ hội tiếp cận với thế giới xung quanh nhờ  công nghệ tiên tiến và Internet. Tôi mới đi Buôn Mê Thuột anh chị em sống cũng rất hiện đại, không gian sống rất tốt. Đi thực tế sẽ rất có lợi cho các đồng chí phóng viên trẻ. Nếu chỉ ở Hà Nội, hay các thành phố lớn thì sẽ bị mòn đi, không đào tạo được bản lĩnh . Dù ở đâu, nếu có năng lực thì vẫn phát triển được. Các đồng chí nên đi thực tế thường xuyên, đi vài năm rồi về Hà Nội thì sẽ hiểu biết và trưởng thành hơn rất nhiều. Bởi nhà trường chỉ đào tạo về kiến thức còn điều kiện làm việc tại công sở bó hẹp không thể tạo được bản lĩnh cho các phóng viên trẻ. Chỉ có đi thực tế đương đầu với hiện thực khó khăn thì mới được rèn luyện tốt. Bản lĩnh là rèn luyện qua thực tế.

 

 

 

 

 

Câu hỏi 3.

Phân xã nước ngoài là một môi trường rèn luyện tốt, giúp các PV, BTV trẻ trưởng thành nhanh. Xin hỏi, tiêu chuẩn để được cử đi phân xã nước ngoài là gì? Cơ quan có một bộ quy chế chuẩn và công khai về việc lựa chọn và cử cán bộ đi phân xã nước ngoài hay không?

 

Trả lời:

Phó Tổng Giám đốc Hà Minh Huệ: 

Phân xã nước ngoài đã được thành lập từ những năm 50, hiện có 27 phân xã ngoài nước. Tuy nhiên để chọn được đội ngũ pv, btv đáp ứng được các yêu cầu về ngoại ngữ, chuyên môn... để đảm bảo hiệu quả là vấn đề được lãnh đạo đang rất quan tâm.
Tổng kết về công tác fx nước ngoài năm 2008 cho thấy về cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Đánh giá như vậy cũng bao hàm có các fx chưa đáp ứng yêu cầu.

Một số yêu cầu chính đối với pv thường trú nước ngoài:

Thứ nhất là tiêu chuẩn ngoại ngữ phải giỏi. Hiện nay, tìm được pv giỏi ngoại ngữ để cử đi 27 fx là khó khăn và thiếu, đặc biệt các tiếng như Arap, Pháp, Triều Tiên, kể cả tiếng Anh giỏi cũng thiếu. Ví du, Ban bt tin TG lượng biên tập viên trái ngữ nhiều, tìm người thực giỏi tiếng Anh cũng thiếu. Các ban bt dịch ngược nhiều chuyển sang dịch xuôi cũng không phải đơn giản.

Trình độ chuyên môn: fx nước ngoài là một môi trường khác vì trong nước chủ yếu chưa được rèn luyện làm việc độc lập và công tác quản lý. PV nước ngoài chủ yếu ngồi biên dịch, chưa thể hiện nhiều công tác pv. chưa nêu được quan điểm của TTXVN về vấn đề của địa bàn. Những năm qua, đi fx nước ngoài chủ yếu là các đ/c có tuổi, có kinh nghiệm, nhưng đội ngũ này phần lớn cũng chuần bị về hưu. Thời gian gần đây đã mạnh dạn cử các đ/c trẻ, nhưng vẫn có đặc điểm là ai có thế mạnh nào thì thiên về mảng tin đó.
Năng lực quản lý ở fx nước ngoài: vấn đề không đơn giản
Thạo nhiều kỹ năng khác: lái xe, quản lý cơ sở vật chất của fx...
Hiện cơ quan đã có quy chế về pv, trưởng fx và quy chế hoạt dộng của fx. Danh sách đề nghị đi fx nhiều nhưng phần lớn không đáp ứng được yêu cầu.

 

 

 

 

 

Câu hỏi 4.

Sắp tới sẽ có đợt thi BTV chính và chuyên viên chính, tôi xin hỏi có trường hợp nào được đặc cách hay không? Nếu được thì dựa trên những tiêu chí nào? 

 

Trả lời:

Tổng giám đốc Trần Mai Hưởng:

Vấn đề thi chuyên viên chính có quy chế chung của nhà nước. Tuy nhiên, tùy nỗ lực cá nhân, nếu có những thành tích đặc biệt nổi bật của từng cán bộ, chúng tôi sẽ có đề nghị cụ thể. Tuy nhiên những trường hợp như thế này phải thực sự xác đáng, được công khai minh bạch.

Những người nào không đủ tiêu chuẩn không xác đáng, các đồng chí có thể cho lãnh đạo biết.

Công tác cán bộ là công tác nhạy cảm, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thực hiện công khai dân chủ

 

 

 

 

 

Câu hỏi 5.

Kính thưa Ban lãnh đạo cơ quan, hiện nay có tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ như không có ai làm Trưởng Ban Đối ngoại, Trưởng Ban TCCB hay như lãnh đạo Ban kiêm nhiệm làm trưởng các phòng của Ban Kế hoạch tài vụ, Trung tâm phát hành, báo VietnamNews... ? Việc quy hoạch cán bộ cứ như vậy thì ngành ta sẽ luôn luôn thiếu hụt như thời gian vừa qua.

 

Trả lời:

TGĐ Trần Mai Hưởng: Đây là câu hỏi rất thú vị.

Công tác cán bộ là vấn đề rất quan trọng, quyết định thành công của cơ quan. Trong thời gian qua, chúng ta đã làm được nhiều việc để đào tạo đội ngũ cán bộ, tuy nhiên vẫn tồn tại những mặt yếu. Nhận khuyết điểm của ban lãnh đạo, ban cán sự của cơ quan thời gian qua về vấn đề chuẩn bị đội ngũ nhân sự kế cận. Đây là vấn đề không chỉ thuộc quyền quyết định của TGĐ mà đòi hỏi sự đồng thuận của cả ban lãnh đạo.
Vấn đề quan trọng, nhạy cảm, cần có thởi gian

Ví dụ, tìm được người giỏi tiếng Anh để bổ nhiệm là Trưởng ban Đối ngoại thực sự rất khó. Ví dụ, Ban Thế giới chỉ có một người có thể dịch được diễn văn nhậm chức của Tổng thống Mỹ B.Obama ngay trong đêm để phát vào sáng hôm sau. Trong khi đó, lãnh đạo trưởng ban còn đòi hỏi ở mức cao hơn, không chỉ chuyên môn mà còn năng lực điều hành,q uản lý. Các đồng chí thấy có ai đủ tiêu chuẩn có thể tiến cử. 

Vấn đề cán bộ của cơ quan năm nay sẽ có xáo trộn, luân chuyển nhiều, như trưởng ban Trong nước, Ban Ảnh chuẩn bị nghỉ hưu... Nhưng để chọn không phải trong ngày một ngày hai. Hơn nữa ngoài chuyên môn còn có các tiêu chuẩn về quản lý, uy tín..
Đây là vấn đề lớn, nếu làm tốt trong vài năm tới chúng ta sẽ có đội ngũ lãnh đạo tốt.
Nếu đổi mới quy chế, nâng cao quy chế dân chủ của ngành sẽ làm tốt việc lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ. Cơ chế không tốt khiến người làm tốt và không tốt cũng như nhau thì sẽ khiến tâm lý ai làm lãnh đạo cũng được.

Việc chọn lái xe ô tô khác với lái tàu hỏa, do đó phải có cơ chế tốt, rõ ràng. Ngược lại sẽ không đánh giá được cán bộ. Vấn đề quan trọng hiện nay là đổi mới cơ chế quản lý, để có cơ chế rõ ràng, dân chủ, đánh giá được đúng cán bộ có năng lực.

 

 

 

 

Câu hỏi 6.

Thưa Ban Lãnh đạo cơ quan, các phân xã nước ngoài hiện đã có chính sách phu nhân, phu quân trong khi các phân xã trong nước lại không có chế độ gì. Nên chăng, với PX trong nước, đặc biệt với những phân xã vùng sâu, vùng xa, Ban Lãnh đạo cơ quan hỗ trợ mỗi tháng một vé tàu xe để PV phân xã về thăm vợ con. Chính sách này tuy nhỏ nhưng rất có ý nghĩa động viên. Ban Lãnh đạo cơ quan có đồng ý không ạ?

 

Trả lời:

Tổng giám đốc Trần Mai Hưởng và phó tổng giám đốc Hà Minh Huệ trả lời như sau: Vấn đề ở đây là nằm ở chế độ chính sách chung. Còn về ngành thì chúng ta chưa có cơ chế cụ thể. Chúng ta phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ hiện có của Nhà nước.

Hiện nay,  phóng viên đi công tác thường trú nước ngoài có chế độ phu nhân, phu quân; còn anh em đi thường trú trong nước, nhất là những vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều thiệt thòi. Hiện nay, do yêu cầu chính trị của ngành cho nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chúng ta chưa thể lấy thu bù chi để lo cho anh em phân xã trong nước gặp nhiều khó khăn. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi cũng đã đề xuất vấn đề này và thủ tướng cũng đã cho ý kiến là trước mắt cũng phải đáp ứng phần nào cho những cán bộ đi công tác thường trú vùng sâu vùng xa.

Về lâu dài chúng ta vẫn phải xây dựng cơ chế riêng cho ngành. Chúng tôi đang nghiên cứu để giải quyết sớm nhất

 

 

 

 

 

Câu hỏi 7.

Trong giai đoạn hiện nay khi TTXVN đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, ngoài việc huy động nhiều nguồn lực về tài chính, con người... thì việc xây dựng sức mạnh tinh thần rất quan trọng. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến việc xây dựng "Văn hoá Thông tấn xã" cũng giống như việc xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp. Nền tảng văn hoá cơ bản này sẽ tạo động lực làm việc, gắn kết các cá nhân và giữa từng cá nhân với cơ quan; tạo dựng ngôi nhà chung Thông tấn, góp phần xây dựng thương hiệu và niềm tự hào Thông tấn. Có những hình thức gắn kết cộng đồng Thông tấn đơn giản nhưng khá hiệu quả như: dán lo go TTXVN lên các phương tiện tác nghiệp, (ô tô, máy tính xách tay, máy quay, túi máy ảnh), đeo phù hiệu TTXVN... hoặc được phép lập địa chỉ email cá nhân với đuôi ttxvn.vn hay vnanet.vn. Đây cũng là văn hoá Thông tấn. Văn hoá này còn được thể hiện ở tác phong, cách ứng xử, giao tiếp, khẩu hiệu chung ... Nhưng  quan trọng nhất là bản sắc riêng được thể hiện qua phong cách tác nghiệp của PV, qua sản phẩm tin, bài; qua phong cách lãnh đạo của Ban Lãnh đạo... Các đồng chí nghĩ gì về vấn đề này?

 

Trả lời:

TGĐ Trần Mai Hưởng: Đây là đề xuất cụ thể đáng hoan nghênh. Về vấn đề địa chỉ email phụ thuộc vào dung lượng server, sẽ do GĐ Trung tâm kỹ thuật giải đáp.
Về vấn đề logo: Logo hiện nay đã quá cũ, đã tổ chức thi mẫu logo mới nhưng chưa chọn được. Ban lãnh đạo thấy rõ là cần sớm có logo của ngành, để quảng cáo trên báo, các phương tiện để quảng bá cho hình ảnh TTXVN.

Văn hóa của một ngành, một đơn vị không chỉ mang tính hình thức, hay là câu chuyện tiếp thị quảng báo, mà còn là những giá trị cơ bản giúp gắn kết, tạo tính chiến đấu, giá trị tinh thần. Đó là truyền thống phấn đấu hy sinh chịu đựng gian khổ, lạc quan yêu đời, tính đổi mới sáng tạo của các thế hệ.  Đây là những giá trị cơ bản tạo nên nền tảng tinh thần của ngành, được lưu truyền qua các thế hệ, tạo thành giá trị chung.

Cơ quan có thể thảo luận về vấn đề tạo dựng giá trị tinh thần của thông tấn xã trong một dịp phù hợp và thanh niên có thể tích cực tham gia trao đổi.

Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Đàm Hiếu Dũng: Câu hỏi nêu rất đúng. Tiềm lực hoàn toàn sẵn sàng. Về mặt thực hiện cần khoảng 3 tuần để lập danh sách, chốt lại để tránh sự trùng lặp. Cuối cùng là chờ quyết định của ngành.

TGĐ Trần Mai Hưởng: Ngành hoàn toàn ủng hộ, vì đây là xu thế chung, vừa đảm bảo tính an ninh. Ba tuần có thể hơi sớm nhưng có thể trong một tháng sẽ thực hiện được.

 

 

 

 

 

Câu hỏi 8.

Thưa Ban Lãnh đạo cơ quan, ở tòa soạn Việt Nam News của chúng cháu, tình trạng chảy máu chất xám hiện đang rất nghiêm trọng. Trong hai năm qua có nhiều PV, BTV trong đó có 2 phó phòng đã rời bỏ tòa soạn. CHúng cháu rất lo lắng không biết cơ quan có chính sách gì để giữ chân người tài, ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám hiện nay của VN News cũng như của nhiều đơn vị khác trong ngành? Và trong tương lai, cơ quan có chính sách dài hạn gì để thu hút người tài?

 

Trả lời:

 

Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng: Trong năm vừa qua văn phòng Tòa soạn Vietnam News tại Hà Nội có 3 người xin đi và ở  trình độ thạc sỹ, phó phòng, nhưng lại nhận về hai người có trình độ thạc sỹ. Như vậy thì có người đi, có người đến, và tỷ lệ 3 người ra đi trong số 60-70 cán bộ không phải là điều đáng lo ngại lắm, nhưng là nguy cơ mà ta phải xem xét. Trước hết ta phải hiểu khả năng chi trả của tòa soạn là có hạn, dù sau khi được tự chủ thì  đã cố gắng nâng cao mức sống cho anh em nhưng cũng chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu. Quy định 43 không cho về tài chính mà cho quyền nghĩa là nếu chúng ta làm tốt thì sẽ có thu nhập tốt, nhưng làm tốt được không phải là dễ vì hiện nay tính cạnh tranh trong báo chí rất cao. Tôi biết các đồng chí ra đi được lĩnh lương bằng đồng đôla với trị giá hang ngàn, do đó dù cơ quan có cố gắng nhưng cũng không thể trả được mức tiền đó. Tòa soạn sẽ cố gắng nâng cao đời sống cho an hem song song với việc giáo dục ý thức trách nhiệm, long yêu nghề, tình cảm gắn bó với tập thể đơn vị.

Lao động là một thị trường mở và người lao động được tự do lựa chọn, nếu người lao động quyết tâm ra đi thì cơ quan không thể giữ được, nhưng chúng ta có thể giữ chân họ bằng tình cảm hay những điều khác, còn nếu vì lý do này hay lý do khác họ không thể tiếp tục làm cho chúng ta thì chúng ta cũng phải chấp nhận. Chúng tối quan niệm cơ quan đào tạo kiến thức cho họ rồi khi học về cống hiến tại đất nước Việt Nam, đó cũng là điều tốt, không nhất thiết phải làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam.

 Như vậy, một mặt chúng ta vừa phải cố gắng đáp ứng nhu cầu đời sống của anh chị em, vừa giáo dục cho an hem nhìn nhận công việc ở khía cạnh: lương ngày nay thấp thì mai có thể cao và việc làm việc còn là vì trách nhiệm xã hội, danh dự, uy tín, tình yêu nghề nghiệp. Tổ chức Đoàn nên giáo dục cho đoàn viên khát vọng và hoài bão về những mục tiêu lâu dài, về khát vọng cống hiến. Người trẻ sống cần phải có hòai bão, mơ ước, mong muốn cống hiến cho xã hội.

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi 9.

Liên quan đến các lớp học chính trị và quản lý Nhà nước, hiện nay các lớp học này chỉ dành cho các đối tượng là cán bộ nguồn hoặc phải đáp ứng đủ một số tiêu chí nhất định. Ban lãnh đạo cơ quan có thể dành một số chỉ tiêu cho đội ngũ cán bộ Đoàn xuất sắc, những người rất cần trang bị kiến thức trong lĩnh vực này để phục vụ công tác Đoàn tốt hơn? 

 

Trả lời:

Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng:

Tôi rất hoan nghênh mong muốn này của các đồng chí và cho rằng điều này là có thể làm được nhưng chúng ta phải xem lại quy định của nhà nước xem chúng ta có thể linh động được hay không. Chúng tôi sẽ trao đổi lại với ban tổ chức cán bộ để có kế hoạch về đào tạo. 

Phó TGĐ Hà Minh Huệ: Tiêu chuẩn đi học các lớp chính trị là do trên gửi xuống, rồi ban tổ chức cán bộ chiếu theo các tiêu chuẩn và nhu cầu đào tạo cán bộ nguồn theo quy hoạch để đưa vào danh sách. Chúng ta quan tâm đến nhu cầu của anh em nhưng cũng cần tuân thủ chặt chẽ quy định của nhà nước. Các đồng chí yên tâm là cơ quan rất quan tâm tới sự phát triển của giới trẻ.

 

 

 

 

 

Câu hỏi 10.

Con người là vấn đề tiên quyết trong sự phát triển. Hiện nay, đa số PV, BTV trẻ cho rằng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhiều PV, BTV công tác tại cơ quan 5, 10 năm có nguyện vọng nhưng chưa được tham gia một khoá học nâng cao trình độ chuyên môn nào do cơ quan tổ chức. Xin hỏi cơ quan chủ trương dành bao nhiêu ngân sách cho công tác đào tạo và có kế hoạch trung và dài hạn gì cho công tác này?

 

Trả lời:

Phó tổng giám đốc Hà Minh Huệ:  chúng ta có trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tấn. trong thời gian qua đã mở nhiều lớp bồi dưỡng cho phóng viên mới vào, các lớp tiếng Anh, nghiệp vụ chuyên đề ngắn hạn... Tuy nhiên Ban Lãnh đạo cơ quan chưa yên tâm do tính hiệu quả chưa cao. Trung tâm hiện chưa có người giáo sư tiến sĩ, nhà báo giỏi để giảng dạy.

Vấn đề 5-10 năm có người chưa được đào tạo là cũng chưa đúng. Có một số lớp chúng tôi mở ra lúc đầu đang ký đông nhưng đi học thì không nhiều.

Chúng ta làm báo cho nên tự học là chính, ngay cả đối với phóng viên nước ngoài. Tuy nhien, chúng ta phục vụ sự nghiệp của Đảng và Nhà nước do đó chúng ta phải học thêm cả chính trị.

Chúng tôi cũng ghi nhận ý kiến này để cơ quan nghiên cứu.

 

TGĐ Trần Mai Hưởng: chúng ta đào tạo theo nhu cầu và kinh phí đào tạo là có. Theo tôi được biết, các lớp đào tạo theo phản ánh của giám đốc trung tâm không nhiều người học quan tâm lắm

Chúng ta nên phải tự đào tạo mình là chính. Quan trọng là phương pháp tiếp cận vấn đề để tìm hiểu rõ bản chất quá trình đó. Do đó cơ hội đi học rất nhiều, tự đồng chí cố gắng tìm học bổng đi học. Tại Vietnam New có rất nhiều người tự đi tìm học bổng, tại đây có 15 người tự tìm được học bổng. Phần lớn trưởng phó phòng Việt Nam News đã học bằng thạc sĩ.

Bên cạnh việc ngành có chính sách chăm lo thì các bạn trẻ tự nâng cao kiến thức; tự đào tào và tìm kiếm cơ hội cho mình.

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi 11.

Trong nhiều năm qua, dù đã được chú trọng đầu tư nhưng hạ tầng kỹ thuật của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do đó, tình trạng trục trặc kỹ thuật vẫn thường xuyên xảy ra. Chúng cháu muốn hỏi Ban Lãnh đạo cơ quan có chiến lược dài hạn gì để đầu tư đồng bộ về mặt kỹ thuật để nâng cao chất lượng thông tin Thông tấn?

 

Trả lời:

Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng: Đây là vấn đề lớn của ngành đã được đề cập trong báo cáo công tác của cơ quan trong năm 2009.

Lý do chính là hiện chưa có chiến lược phát triển dài hạn của ngành, quy hoạch của ngành, của các đơn vị như khối biên tập, báo chí, phát hành... chưa có quy hoạch cụ thể, rõ ràng. Do đó chưa có được kế hoạch đầu tư dài hạn mà chỉ có ngắn hạn. Đây là thiếu sót đang được ban lãnh đạo khắc phục.

Thời gian tới kinh phí của ngành cũng sẽ không eo hẹp, có thêm điều kiện để trang bị máy móc

Yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người, máy móc chỉ là một phần. Nếu con người có bản lĩnh, tư duy làm báo hiệu quả vẫn cao. Năng lực của anh pv mới là quan trọng, viết gì,chụp gì, như thế nào mới là quan trọng. Nếu phương tiện tốt mà tin bài không hay cũng không có giá trị.



 

 

 

Câu hỏi 12.

Hiện nay, có ý kiến cho rằng tin, bài, ảnh của TTXVN thiếu tính hấp dẫn, quá hàn lâm, không cá tính, không góc cạnh... nên chưa phù hợp với xu hướng báo chí hiện đại. Thêm nữa, khâu biên tập chưa chặt chẽ, chưa giúp tăng chất lượng tin bài, ảnh . Nên chăng, TTXVN có sự điều chỉnh để thông tin đáp ứng với tình hình chung của báo chí hiện nay?

 

Trả lời:

Đồng chí Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Lợi:

Đây là câu hỏi khó mà chúng ta đã nhiều lần đặt ra. Đây là câu hỏi cho ban lãnh đạo cơ quan, song cũng là câu hỏi cho chính chúng ta. Có một số nguyên nhân khiến cho thông tin của chúng ta kém tính hấp dẫn: Thứ nhất, tin thông tấn yêu cầu tính thời sự cao, nên so với các thể loại báo chí khác như bình luận, phóng sự thì chưa được hấp dẫn bằng. Thứ hai, chúng ta là cơ quan phát ngôn chính thức của Đảng và Nhà nước, trong đó có yêu cầu về những thông tin văn bản, chính sách, là những nội dung khá khô khan. Thứ ba, vì là thông tin chính thống nên chúng ta khó có thể cạnh tranh được với các báo khác trong việc giật tít giật gân câu khách...

Tuy nhiên, có nhiều cách để tin thông tấn trở nên hấp dẫn, đó là: Thông tin phải hay, phải đáp ứng được yêu cầu về tính nhanh, nhạy, mới lạ, có tính phát hiện.

Chúng ta cũng phải nâng cao trình độ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên trẻ. Các đồng chí đã được đào tạo tốt, có kỹ năng thuần thục, nắm bắt nhanh về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, còn có một số mặt hạn chế: thiếu kiến thức xã hội chung, còn kém về sự nhạy bén chính trị, đồng chí nào làm mảng nào thì chỉ biết về mảng đó... Do đó các phóng viên, biên tập viên trẻ cần nâng cao kỹ năng chuyên môn, ý thức chính trị và bản lĩnh. Cơ quan có thể giúp được các đồng chí trong việc đào tạo, nhưng quan trọng là bản than mỗi phóng viên, biên tập viên trẻ phải tự nghiên cứu, trau dồi và rèn luyện
Phó Tổng Giám đốc Hà Minh Huệ: Nói thêm về vấn đề tính hấp dẫn của tin bài thông tấn. Phải phân biệt tin bài thông tấn với tin bài báo chí, và làm rõ chức năng của thông tấn là phải cung cấp nhanh nhất thông tin về các sự kiện; tin của TTXVN phải đúng đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước. Điều này chúng ta vẫn luôn được đánh giá cao.
Hiện nay, lãnh đạo cơ quan theo dõi rất sát sao vấn đề tin phát nhanh hay không (đến từng phút chứ không phải từng giờ như trước đây). Vấn đề bảo đảm đưa tin nhanh chúng ta đang làm được, chú ý cải thiện hơn nữa về cách thể hiện tin bài để hấp dẫn hơn.
TTXVN có 3 loại tin phân biệt rất dễ do quan niệm chung chưa thống nhất, cần tiếp tục cải tiến.

Hàng tuần có theo dõi hệ số truy cập các tin: tin Trong nước 14-15 (tin quan trong 70-80); tin PB thế giới 18. Hầu hết các báo địa phương dùng tin quốc tế của TTXVN, nhưng báo trung ương chưa nhiều lắm, trừ trường hợp có những sự kiện, vấn đề lớn. Trong đánh giá của ban lãnh đạo cơ quan là các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cần cố gắng hơn nữa, trong đó vấn đề con người là trên hết để có tin bài hay, hấp dẫn về chủ để lẫn cách thể hiện.

 Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng: Không thể đem bản tin trong nước so sánh với tin bài báo Thanh niên để bình luận đúng sai hay dở. Tin bài, các sản phẩm của chúng ta đã có chuyển biến và cũng cần nỗ lực hơn.

Bản chất của vấn đề: làm đúng có thể làm hay được không. Không nhất thiết phải giật gân, câu khách, mà nếu là tin có tính phát hiện, thể hiện được các vấn đề nóng được nhà nước và dư luận quan tâm, rõ ràng đó là tin hay, hấp dẫn.

 

 

 



Câu hỏi 13.

Các bản tin hiện nay đang là thế mạnh của TTX, song việc phát hành bản tin lại đang tương đối hạn chế với 2 kênh: qua đại lý và ký trực tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, ở kênh thứ nhất, việc phát hành bản tin hiện không có tỷ lệ chiết khấu cho đại lý nên các đại llý không mặn mà gì với việc phát hành hộ bản tin. Ở kênh thứ hai, thì rất nhiều đối tượng khách hàng nhẹ nhàng từ chối. Điều này làm cho số lượng phát hành ngày càng giảm đi. Vậy Ban Lãnh đạo có cơ chế gì cho vấn đề này?

 

Trả lời:

Tổng giám đốc Trần Mai Hưởng: Tôi chưa biết chính xác giảm số lượng là bao nhiêu. Nhưng tôi được GĐ trung tâm thông báo không giảm số lượng. Chúng ta biết rằng: Bán bản tin khác với bán báo. Cơ quan có nhiều bản tin cho đối tượng khác nhau nên các đồng chí cân nhắc khuyến khích phát hành rộng rãi ở thể loại bản tin nào.

Bản chất ở đây là cơ chế. Chúng tôi đã cho trung tâm chủ động đề xuất cơ chế, cơ quan tạo điều kiện. Vấn đề còn lại là do các đồng chí làm thế nào để phát triển.

 

 

 

 

 

Câu hỏi 14.

Ban BT-Sx ảnh báo chí năm 2008 có 5 chiến sĩ thi đua trong đó có 3 đồng chí lãnh đạo và 2 biên tập viên. Thế có nghĩa là không có một PV nào được đánh giá và đề nghị cả. Điều này rất khó hiểu vì năm vừa qua, có nhiều PV ảnh đặc biệt những PV trẻ lăn lộn hiện trường, bám sát cơ sở, không ngại khó khăn đến những vùng lũ lụt, thiên tai, sập mỏ đá, đi vùng sâu vùng xa có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống được nhiều báo sử dụng. Có PV vừa chụp ảnh tốt, vừa viết bài giỏi. Thậm chí, không ít lần, PV ảnh TTXVN là PV duy nhất có mặt tại hiện trường mà không một báo nào có mặt vì vùng lũ bị cô lập. Thế nhưng kết quả, chẳng bao giờ PV ảnh được khen thưởng (trong khi cũng đợt thông tin ấy, PV tin ở Ban biên tập và nhiều PX lại được khen thưởng). Đến nay, thậm chí cả ở Danh sách tổng kết thi đua khen thưởng của Ban ảnh cũng chỉ thấy toàn lãnh đạo và biên tập viên mà không có một PV nào. Xin đ/c Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng cho ý kiến về vấn đề này.

 

Trả lời:

Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng:

Đây là câu hỏi thú vị. Không có một quyết định nào về việc danh hiệu thi đua chỉ dành riêng cho cán bộ lãnh đạo. Lãnh đạo và cán bộ đều công bằng với nhau trong công tác thi đua khen thưởng, không lẽ lãnh đạo làm tốt mà không được khen thưởng hay sao, ở đây chúng ta phải đặt vấn đề theo cách như vậy. Danh hiệu thi đua là do đơn vị cơ sở đưa lên, hội đồng thi đua ở đơn vị bỏ phiếu kín và kết quả là ý muốn của đa số các cán bộ ở đơn vị, chứ không phải là của một vài cá nhân lãnh đạo.

Đồng chí Hà Mùi bổ sung:

Về thi đua khen thưởng thì nhà nước đã có luật thi đua khen thưởng và cơ quan đã có hướng dẫn, bình đẳng đối với mọi người, ban ảnh đã làm đúng theo các quy định này. Đầu năm các cán bộ phóng viên phải làm đơn đăng ký thi đua, song nhiều phóng viên không làm đơn ngay từ đầu năm nên đến cuối năm không thể xét được. Ban ảnh đã làm theo đúng quy định.

Đồng chí Trần Mai Hưởng:

Các đồng chí cứ đăng ký ngay từ đầu năm, đừng ngần ngại. Cuối năm nếu thấy việc xét thưởng không công bằng thì hãy mạnh dạn có ý kiến, thậm chí gửi ý kiến tới Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng của cơ quan, tôi sẽ xem xét và giải quyết.



 

 

 

Câu hỏi 15.

Hiện nay, PV theo dõi mảng kinh tế đi làm việc tại các bộ, ngành cơ sở thường gặp khó khăn do có nhiều PV TTXVN từ các ban biên tập, toà soạn cùng tham gia thông tin. Khi hỏi ban tổ chức, chúng tôi thường nhận được câu trả lời: "TTXVN có người đến họp rồi" và việc không có tài liệu, không được vào họp hay bị nhìn với ánh mắt không thiện cảm xảy ra không ít lần.

Như vậy, sự cạnh tranh thông ti đã xảy ra ngay trong nội bộ TTXVN. Ý kiến  của Ban Lãnh đạo cơ quan về vấn đề này

 

Trả lời:

Phó TGĐ Nguyễn Đức Lợi: Trong cơ quan hiện chưa có cơ chế nào về vấn đề này và trong thời gian tới sẽ có quyết định.

Có lý do khách quan, nhưng cũng có lý do chủ quan là thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị trong cơ quan. Tôi cho rằng nên có sự thống nhất, bàn bạc để khắc phục tình trạng này.
Trước mắt chúng ta nên tận dụng tin của Ban trong nước nếu được, tránh tạo ra hình ảnh không đẹp về TTXVN. Trường hợp do yêu cầu đặc thù riêng của bản tin thì có thể cử người riêng đưa tin

TGĐ Trần Mai Hưởng: Cần có sự điều hành phối hợp, tuy nhiên chúng ta cần giải thích cho các cơ quan khác hiểu rõ về cơ cấu của TTXVN, không phải là một cơ quan  mà là một tập đoàn thông tin có nhiều cơ quan báo chí bên trong, do đó không thể yêu cầu đơn vị này được đi mà đơn vị khác không đi rồi dùng lại tin của nhau, việc điều hành cũng cần thiết để tránh lãng phí. Vấn đề là văn hóa báo chí hiện nay khiến cho vấn đề thêm phức tạp. Như vấn đề phong bì, tạo cảm giác là đến vì "phong bì" chứ không phải vì nghiệp vụ, điều này làm pv khó xử vì nhiều trường hợp pv ta không quan tâm vấn đề phong bì. Đây là thực trạng cần chấm dứt để tạo quan hệ báo chí lành mạnh.

 

 

 

 

 

Câu hỏi 16.

Hiện nay chúng ta đang tiến tới số hóa thông tin. Tại TT Dữ kiện - Tư liệu 10 năm nay, tư liệu đã được số hóa. Tuy nhiên, trong thực tế thì 95% việc tra cứu tư liệu lại phụ thuộc vào hồ sơ bản giấy. Việc tra cứu tin học không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Vậy xin hỏi, đến bao giờ thì việc số hóa tư liệu mới được đồng bộ hóa để việc tra cứu được khoa học, phù hợp với báo chí hiện đại đồng thời để những hồ sơ tư liệu cũ và quí sẽ được bảo quản một cách tốt nhất.

 

Trả lời:

 

Câu hỏi 17.

Bình thưởng, PV đi công tác mang hóa đơn ngủ khách sạn, xin xe cơ quan (dù rất tốn kém) hoặc mang vé xe về đều được thanh toán. Nay PV vừa muốn chủ động để thuận lợi tác nghiệp, vừa tiết kiệm nên tự đi xe riêng, trèo đèo lội suối, ngủ lại nhà dân... liệu có được hỗ trợ phần nào kinh phí dù rất nhỏ để động viên đồng thời tạo sự công bằng không ạ?

 

Trả lời:

Trưởng ban KH-TC Cẩm Bình : chế độ thanh toán công tác phí có quy định của nhà nước chúng ta phải thực hiện (mức khoán không qua đêm 30.000/ngày; qua đêm 60.000/ngày). Trong trường hợp pv đi công tác địa phương, chúng tôi có đề nghị thanh toán theo thực tế địa phương. Nếu ở nhà dân và có chứng nhận của nhà dân sẽ được thanh toán theo mức khoán,

TGĐ Trần Mai Hưởng: Trường hợp pv phải khó khăn vất vả (trèo đèo lội suối) để có được tin bài phải được thể hiện trong việc chấm điểm cho sản phẩm của pv. Điều này lãnh đạo cũng đang xem xét điều chỉnh để khuyến khích pv.



 

 

 

Câu hỏi 18.

Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn của toàn Đảng, toàn dân ta. Ngành ta nói chung, cũng như Đoàn Thanh niên TTXVN nói riêng đều đã có nhiều hoạt động hưởng ứng, học tập tấm gương đạo đức của Bác với nhiều nội dung thiết thực. Tuy nhiên trong việc "làm theo" dường như chúng ta chưa thật sự đi vào những điểm nhấn cụ thể, chưa có những nội dung "làm theo" gương Bác phù hợp với tính chất của từng đơn vị, của ngành. Ví dụ, về thông tin, nhiều đơn vị, nhiều phóng viên vẫn chưa "làm theo" gương Bác trong việc thể hiện tin - bài. Còn rất nhiều sản phẩm thông tin trên các ấn phẩm của ngành, cũng như trên các bản tin trên mạng với những cái tít và nội dung theo hướng "giật gân, câu khách, thương mại hóa"; hay như tình trạng lạm dụng từ ngữ tiếng Anh (top ten, model, live show, showbiz, shopping, body-art, album single, open, international...), từ Hán Việt lẫn từ ngữ lai căng như kiểu "đinh tặc, cát tặc, nghêu tặc, vàng tặc...",  những từ ngữ chuyên ngành khoa học khó hiểu với đại bộ phận công chúng vẫn xuất hiện trên thông tin của TTXVN.  

      Đề nghị ngành phát động việc học tập, đặc biệt là làm theo gương Bác trong các PV - BTV ngành ta cụ thể qua việc "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", luôn đặt ra trong mỗi người "Viết cái gì? Viết cho ai? Viết như thế nào?" qua thể hiện thông tin một cách dễ hiểu, dễ đọc, không "đao to búa lớn, khoa trương, lạm dụng ngôn ngữ học thuật". 

 

Trả lời:

TGĐ Trần Mai Hưởng

Chúng ta đang triển khai nghiêm túc cuộc vận động làm theo lời Bác và chúng ta đã làm được nhiều việc. Học tập cách diễn đạt theo văn phong của Bác Hồ là một mặt trong quá trình này. Điều cơ bản ở đây là chúng ta học theo tư tưởng của Bác, đạo đức của Bác và những vấn đề lớn lao: như tiết kiệm, gần dân... Chúng ta đã phát động ngành thực hành tiết kiệm, các phóng viên viết về những búc xúc của người lao động...

Những các tít giật gân câu khách ở báo cơ quan không nhiều. Do đó, ý kiến này là không chính xác. Chúng ta vẫn hỏi cách dùng từ trong sáng. Còn vấn đề Việt hóa các từ nước ngoài ở một số từ thông dụng là khó tránh khỏi như: internet, topten...  Chúng ta phải hiểu các diễn biến về ngôn ngữ trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay . Do đó, nếu từ ngữ nào thấy cần thiết, thấy dài dòng khi dịch ra tiếng Việt và nhiều người hiểu được từ đó thì từ nước ngoài đó vẫn có thể dùng được.

 

 

 

 

 

Câu hỏi 19.

Hiện nay, cơ chế định mức chưa khuyến khích, động viên được đội ngũ PV, BTV nâng cao chất lượng thông tin. Ở một số đơn vị, cơ chế định mức chưa hợp lý dẫn đến hiện tượng mọi người rủ nhau làm việc cầm chừng, để số điểm cho mỗi tin bài tăng lên, làm ít nhưng định mức vẫn như làm nhiều. Một số đơn vị khác, PV không thích viết bài chuyên sâu vì điểm cho bài thấp, không tương xứng với công sức phòng viên bỏ ra... CÓ đơn vị, biên tập viên trẻ dù làm tốt đến mấy tiền vượt định mức cũng không bằng người có thâm niên nhưng là việc không tốt bằng.... Có thể nói, cơ chế định mức hiện nay chưa tạo được động lực khuyến khích PV, BTV, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin. Xin Ban Lãnh đạo cơ quan cho biết ý kiến về vấn đề  này?

 

Trả lời:

Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng:

Chúng tôi cũng đã nhìn ra được thực tế này và thấy là cần phải sửa cách tính định mức. Cơ quan đưa ra một khung chung với những thang điểm đã được cân nhắc kỹ nhưng khi thực hiện, có nơi vẫn còn dễ dãi chưa khuyến khích được anh em. Đây là việc của các đơn vị, tòa soạn vì cơ quan đã trao quyền tự chủ cho các đơn vị. Chúng tôi ghi nhận các ý kiến và sẽ xem xét, nếu có những điểm chưa phù hợp chúng tôi sẽ cố gắng.

Tuy nhiên, đây là việc làm rất khó khăn, vì việc thẩm định chất lượng thông tin và chấm điểm là vấn đề rất khó. Tinh thần chung là chúng ta phải làm tin, bài hay, chứ đừng hò nhau chạy theo số lượng. Việc chấm điểm phải đánh giá được công sức của phóng viên và hiệu quả của thông tin. Đây là vấn đề rất lớn và chúng ta phải cùng nhau làm trên quy mô toàn ngành và cụ thể ở từng đơn vị


CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Nhận cờ Thi đua xuất sắc của Hội Nhà báo Việt Nam (11/05/2009 15:38:24)

Truýằn thông Mỏằạ lao Ä‘ao trong khỏằĐng húºÊng tài chÃưnh (11/05/2009 14:54:31)

Những điểm đáng chú ý của ảnh báo chí Việt Nam trong quá trình hội nhập (11/05/2009 10:43:44)

Sự "đa chiều" trong một tác phẩm lớn (11/05/2009 10:08:21)

"CÃỠ máỪỎt tháỪŨi phÃỠng viÃến nhẳồ tháỨƯ!"(*) (11/05/2009 09:55:28)

Giải Ảnh báo chí thế giới 2009 đã có chủ (16/04/2009 14:51:00)

Phát động cuộc thi viết "Một chuyến đi" (08/04/2009 10:27:25)

Tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của Liên chi Hội nhà báo (08/04/2009 10:00:27)

Sự đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí (08/04/2009 09:41:03)

Thắp nén tâm nhang tiễn nhà báo Ba Đỗ - Nguyễn Văn Hạng (08/04/2009 09:37:07)