Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Hồi ức làm báo, đưa tin hoạt động của Bác


(09/10/2007 08:45:36)

"ChÃỨ ThÃƠng táỨần" là cÃắch gáỪỄi thÃằn máỨễt mà BÃắc HáỪỘ ẢỔÃặ dành cho Nhà bÃắo lÃặo thành LÃế ViáỪẬt TháỨặo, máỪỎt ngẳồáỪŨi ẢỔÃặ gáỨốn cuáỪỎc ẢỔáỪŨi mÃểnh váỪỈi sáỪổ nghiáỪẬp ThÃƠng TáỨần táỪề nháỪống ngày ẢỔáỨậu. áỪỤ vào tuáỪỚi 80, sáỪẹc kháỪỐe khÃƠng cÃỗn táỪỔt náỪốa, nhẳồng nháỪống bài viáỨƯt cáỪậa ÃƠng váỨền xuáỨầt hiáỪẬn ẢỔáỪẮu ẢỔáỨởn trÃến nhiáỪẮu táỪŨ bÃắo láỪỈn trong nẳồáỪỈc nhẳồ láỪŨi nháỨốn gáỪễi ẢỔáỪỔi váỪỈi tháỨƯ háỪẬ tráỨỪ váỪẮ máỪỎt táỨầm lÃỗng say mÃế ngháỪẮ nghiáỪẬp...

            Đối với tôi, được ôn lại những kỷ niệm về Bác là một hạnh phúc lớn", ông bắt đầu câu chuyện như vậy và dường như quên hẳn mình đang nằm trên giường bệnh trong một căn buồng nhỏ của Bệnh viện Thống Nhất (TP. HCM). Giọng ông run run, nhiều lúc nghẹn lại vì xúc động bởi những hồi ức về Bác ào ạt dâng trào.

            Có lẽ niềm hạnh phúc của những ngày đầu làm báo là tôi được đi theo viết tin về hoạt động của Bác. Đó là những ngày đầu năm 1958, tôi được cơ quan phân công lên Phủ Chủ tịch để làm tin Đại sứ Canađa trình quốc thư. Ông kể: Tôi đạp xe từ số 5 Lý Thường Kiệt, đến gần "cột cờ" thì xe đạp bị tuột xích, đang loay hoay lắp xích thì trời đổ mưa. Vừa đến  Phủ Chủ tịch, dựng xe và tìm phòng để vào, tôi nhìn thấy Bác. Bác vẫy tay ra hiệu tôi tới gần và hỏi: "Chú Thông tấn hả, sao còn đứng như trời trồng vậy?". Thấy tôi bị ướt, Bác nói với anh cận vệ: "Lấy khăn cho chú ấy lau đầu, nhớ mang một cốc rượu nhỏ để chú ấy uống cho ấm bụng". Tôi vội trả lời: Thưa, cháu không biết uống rượu. Bác lại bảo: "Vậy pha cho chú ấy một ấm trà nóng", và quay sang tôi ân cần: "Đi đâu phải nhớ mang tơi đội nón, đừng ỷ lại sức trẻ. Phải biết quý trọng sức khỏe mới làm việc lâu bền được". Tôi ứa nước mắt trước lời nói, cử chỉ mộc mạc, gần gũi của Người.

           Miên man trong dòng cảm xúc, ông tâm sự: Tôi là một trong số ít nhà báo được cơ quan cử đi viết về công tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1958- 1969. Có rất nhiều câu chuyện về Bác mà tôi đã viết trong Nội san Thông tấn và trên các báo, nhưng vẫn không thể kể hết được. Trong suốt những tháng ngày được theo chân Bác, Bác thường gọi tôi bằng cái tên "Chú Thông tấn" và tôi cũng chưa bao giờ được Bác khen là viết tốt. Hôm nào duyệt tin, Bác bảo "Được" hoặc Bác gật đầu là đã sung sướng rồi.

            Câu chuyện tôi bị Bác phê bình cũng là một kỷ niệm và là bài học suốt đời không thể nào quên. Ông trầm ngâm: "Chuyện xảy ra vào ngày mồng 1 Tết năm Mậu Tuất. Bác đi thăm, chúc tết một số đơn vị quân đội, trường học và bà con nông dân ở xã Việt Hưng - ngoại thành Hà Nội. Tiết đầu xuân, mưa bay lất phất, trời se se lạnh. Các bà, các chị đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý hoa đào... Bác đứng nói chuyện với nông dân, chuyện cấy, chuyện cày, động viên bà con sản xuất. Chị Nguyễn Thị Bơ, Bí thư chi bộ, báo cáo với Bác về tình hình sản xuất của xã. Tôi được phân công viết bài về sự kiện này. Viết xong, tôi vội đưa cho Bác xem, một lúc sau, Bác cho gọi vào và nói: "Tác giả viết nhanh, viết hay, tả cảnh, tả tình nhiều". Nhưng rồi Bác gạch hết. Bác bảo: Chú viết về Bác thì nhiều, nhưng nữ Bí thư Chi bộ Nguyễn Thị Bơ nói thì chẳng thấy chú đề cập gì. Nông dân một nắng hai sương làm lụng vất vả  mà chú không nói đến... Rồi Bác an ủi: "Phê bình thế, tác giả chắc không vui, nhưng bằng lòng nhé". Đó là bài học vỡ lòng đầu tiên về nghề viết của tôi. Lúc tôi chào Bác ra về, Bác bảo: "Hôm qua thức khuya làm việc, sáng nay đi sớm chắc đói bụng", Bác đưa cho tôi cái bánh gai, rồi Bác cầm hai bông hồng và một gói kẹo: "Bác mừng tuổi cháu một bông hồng, chú thay Bác cầm bông hồng này về cho cô ấy và mang gói kẹo về cho các cháu". "Đó là món quà đầu xuân có ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi", ông nghẹn ngào nói.

            Lặng yên một lúc lâu ông mới lại rủ rỉ tiếp lời: Một ngày đầu xuân năm 1960, hôm ấy, Đại sứ các nước đến chúc thọ Bác nhân dịp năm mới. Các chuyên gia và khách quốc tế từ nhiều nước đến rất đông. Trước tình thế không có phiên dịch, mọi người hết sức lúng túng, Bác cười và nói: "Bây giờ chú Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) tiếp khách, Bác làm thông ngôn cho". Thế là một mình Bác phiên dịch cả tiếng Nga, Đức, Pháp, Trung Quốc, Anh, Tây Ban Nha khiến các vị khách quốc tế rất đỗi thán phục. Không khí buổi tiếp khách vì thế rất thân mật, vui vẻ.

            "Mặc dù đã từng nghe kể Bác biết rất nhiều ngoại ngữ, nhưng khi chứng kiến sự việc một cách sinh động như vậy, tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng và thán phục"- Nhà báo Lê Việt Thảo kể tiếp: "Khi ấy, tôi chỉ dám đứng nép ở một góc quan sát và nghe như "vịt nghe sấm". Xong cuộc, quay sang tôi, Bác hỏi: "Bác dịch thế có được không?". "Dạ thưa Bác, rất vui ạ." Bác lại hỏi tiếp: "Thế chú có hiểu không?" "Dạ, cháu chỉ biết tiếng Pháp thôi ạ." Bác bảo: "Không biết thì phải học, dốt thì phải học, chớ dại mà dấu dốt".

            Gần 10 năm được gần Bác, những phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tác phong của Bác đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách và cuộc đời làm báo của ông. Đó là một tinh thần làm việc tận tụy, nghiêm túc, là lối sống giản dị, trong sáng đúng như những gì ông thường tâm niệm: "Suốt đời làm báo, đến giờ tôi vẫn cố gắng làm một nhà báo bình thường, trung thực, lương thiện, biết liêm sỉ và luôn tự răn mình không cao ngạo.

            Kiếp sau nếu được làm người

            Thì ta vẫn tiếp cuộc đời phóng viên"

Lê Hiền (lược ghi)
Theo Nội san Thông tấn, số 9/2007

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

TTXVN đoạt ba giải Giải báo chí quốc gia năm 2006 (05/09/2007 10:12:43)

PA - một mô hình tập đoàn truyền thông hiện đại (05/09/2007 09:44:49)

Giải Pulitzer 2007 với bức ảnh gây sốc (05/09/2007 09:43:00)

Hoan hô một chủ trương tuyệt vời! (05/09/2007 09:12:17)

Chuýằ‡n công sỏằŸ (05/09/2007 09:10:44)

Hành trang cho nhiệm kỳ thường trú ở nước ngoài (05/09/2007 09:08:02)

Khởi đầu cho bước đột phá... (05/09/2007 08:55:22)

Ảnh tốt 6 tháng 2007 Giải A cho ảnh tin "Trẻ sơ sinh tăng vọt trong năm Đinh Hợi" (01/08/2007 10:25:08)

Bộ Công nghiệp tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển Công nghiệp Việt Nam" cho 27 Nhà báo TTXVN (01/08/2007 10:17:25)

Chúng tôi đã thi công chức như thế! (01/08/2007 10:01:59)