Thứ hai, ngày 08/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Người hai lần được giải A giải báo chí trẻ - Nữ nhà báo Phạm Thùy Hương


(15/05/2007 09:06:53)

Bạn có cảm giác như thế nào khi biết tin mình đoạt giải, đặc biệt là Giải Triển vọng.

Phải nói thật rằng tôi vô cùng bất ngờ và vui sướng, bởi đây là lần thứ hai tôi vinh dự được nhận giải A Giải Báo chí trẻ TTXVN.

Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên nhận giải thưởng tại Hội trường tầng ba số 5 Lý Thường Kiệt cách đây 5 năm. Đó là năm đầu tiên cư quantổ chức giải báo chí Trẻ. Năm đó cũng là năm đầu tôi tham gia trong BCH Đoàn của cơ quan. VIệc đoạt giải a lần đó không những là một vinh dự mà còn giúp tôi thuận lợi hơn trong việc động viên đoàn viên thanh niên trong chi đoàn tham gia các hoạt động Đoàn, nhất là các hoạt động về nghiệp vụ.

Nhận Giải A lần này là vinh dự vô cùng có ý nghĩa với cá nhân tôi. Đây là sự động viên, khuyến khích lớn, tiếp thêm cho tôi sức mạnh và sự tự tin để đi tiếp con đường mình lựa chọn. Thú thật, khi gửi bài tham gia dự thi, tôi cũng không nghĩ đến chyện mình được giải cao, mà trước hết chỉ mong qua cuộc thi biết được những bài báo mà mình áp dụng các kỹ năng làm báo học từ các khóa nghiệp vụ sẽ được đánh giá ra sao. Cũng như các bạn trẻ khác tham gia và đoạt các giải thưởng, tôi hiểu rằng, bằng việc lựa chọn các tác phẩm, Ban Giám khảo đã động viên chúng tôi tìm tòi các cách thể hiện mới.

Giải Triển vọng cũng là một bất ngờ lớn đối với tôi. Tôi thấy quyết định của Ban tổ chức duy trì thường niên Giải Triển vọng là một sự khuyến khích rất lớn đối với các cây bút trẻ. Tôi cũng nghĩ đây cũng chính là sự "gửi gắm" của các thế hệ đi trước với không chỉ các nhân tôi mà với tất cả phongvs viên, biên tập viên trẻ của cơ quan. Chúng tôi được học hành, được tác nghiệp trong điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với các thế hệ cha anh, chúng tôi rất biết ơn. Thời đại mới, nhiệm vụ mới, vì vậy phải không ngừng nỗ lực học hỏi các thế hệ đi trước, tích cực tiếp thu kiến thức mới để tiếp tục tô đậm truyề thống của cơ quan TTXVN.

 

Điều gì bạn tâm đắc nhất trong loạt bài được giải lần này ?

Năm 2006, cuộc vận động "chống tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" của ngành Giáo dục-Đào tạo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Có rất nhiều tờ báo cùng đề cập tới vấn đề này. Đặc thù của báo Tin Tức lf phát hành vào buổi chiều, nếu chạy theo các vần đề thời sự thì đôi khi không "kịp" với các báo sáng, nhất là khi có những cuộc họp hay hội thảo kéo dài tới hết ngày.

Tôi đã chọn cách "đi trước, đón đầu" các sư kiện bằng việc nghiên cứu kỹ vấn đề, trao đổi với những "người trong cuộc", thu thập ý kiến..., để đưa ra quan điểm riên, cách nhìn mới và đưa tin sớm hơn các báo về cuộc vận động này. Như vậy, vẫn bảo đảm được tính thời sự, mà lại đi được sâu hơn vào vấn đề và giải quyết nó một cách rốt ráo. Thực tế, khi có các sự kiện, hội họp..., theo thói quen tôi vẫn chỉ làm tin và hôm sau có tường thuật về sự kiện đó-và thường trong một bài có rất nhiều nội dung khác nhau. Nhưng tôi đã tự rút ra cho mình một kinh nghiệm: phải xuất phát từ điều kiện của tờ báo mình, để xác định được nội dung nào cần đi sâu và thể hiện nó một cách sắc sảo. Muốn vậy, phải thật sự quan tâm, trăn trở với đề tài thì mới tìm được hướng đi riêng và trúng. Thêm vào đó, hiện nay số lượng các tờ báo khá lớn, và cơ hội tiếp cận nguồn tin gần như ngang bằng nhau. Vì vậy, dấu ấn của mỗi bài báo chính là kỹ năng thể hiện - điều làm nên yếu tố "hay". Muốn vậy, mỗi bài viết chỉ nên đi vào một góc độ của vấn đề, và xác định được thể loại hợp lý nhất, thì mới triển khai "đến đầu đến đũa" được. Ở khía cạnh nào đó, các bài trong chùm bài đoạt giải đã tiếp cận được điều này.

 

Thế còn điều gì bạn chưa hài lòng ngay trong loạt bài này ?

Thú thật, mặc dù bài đã được giải nhưng vẫn có những điều tôi chưa thực sự hài lòng. Vẫn còn những "hạt sạn", nhỏ là câu chữ, lớn hơn là những vấn đề tuy đã nêu ra nhưng chưa được giải quyết triệt để. Hơn nữa, là loạt bài đăng dàn trải trong một thời gian dài, và theo diễn biến của tình hình thời sự.

Thực tế hoạt động củat tờ Tin Tức cho thấy, áp lực thời gian của một tờ báo hàng ngày (và lại là tờ báo ra buổi chiều), cùng điều kiện nhân lực chưa được dư dả, khiến chúng tôi khá khó khăn khi xây dựng và thực hiện các tuyến tin bài có quy mô. Chính vì chưa tính toán ngay từ đầu, nên loạt bài này của tôi cũng chưa được "bài binh bố trận" một cách bài bản và cũng phải thừa nhận là chưa giải quyết các vấn đề một cách thấu đáo.

Về thể loại, cũng chưa có sự "ăn ý" thật sự giữa các bài với nhau. Ngoài các bài đầu tiên thuộc thể loại phóng sự, ghi chép, phỏng vấn, v.v... thì các bài sau còn nặng nề, đi theo mô hình quen thuộc. Việc bố trí các góc độ thể hiện trong mỗi bài của cả chùm bài cũng vẫn còn mang tính "tự phát". Tại Chi hội Hội Nhà báo báo Tin Tức, các đồng chí trong Ban thư ký Chi hội cũng đã chỉ ra điều này.

Tôi cũng còn một điều áy náy. Trong bài phóng sự "Thi trong không tày thi ngoà", hai bức ảnh minh họa cho bài viết lại là khai thác từ các tờ báo mạng-một chụp cảnh lộn xộn ở hội đồng thi khác, và bức còn lại không rõ nét lắm chụp cảnh "pháp sư giải đề" tại nơi tôi có mặt, có máy ảnh nhưng không chụp được. Hôm đó, tôi chỉ mang theo máy ảnh không chuyên. Vả lại cũng không thể sử dụng được máy bởi trong đám đông có những người sẵn sàng gây khó dễ. Cả nhóm PV khi đó phải giấu máy ảnh đi, chỉ một người "chộp" được ảnh, nhưng suýt bị hành hung.

 

Theo bạn, muốn có một tác phẩm báo chí có chất lượng cao cả về nội dung và cách thể hiện, người phóng viên cần phải làm gì ?

Hiện nay, mỗi sự kiện diễn ra đều có rất nhiều phóng viên của các báo cùng tham gia đưa tin viết bài. Tác phẩm báo chí có chất lượng cao cũng chính là tác phẩm đáp ứng được yêu cầu "nhanh, đúng, trúng, hay".         

Việc xác định nội dung cho bài báo là rất quan trọng, bởi "viết cái gì?" là câu hỏi không đơn giản. Theo tôi, người viết phải chủ động xác định được một (và chỉ một) góc độ cho bài viết - tất nhiên là trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung mình định viết. Vai trò của Ban Biên tập trong vấn đề này là rất lớn, bởi sẽ giúp phóng viên định hướng được nội dung bài viết, gợi ý những hướng có thể phát triển, đồng thời tổ chức cacds loạt bài (nếu cần) để tạo nên sức nặng. Vì vậy, cần có sự trao đổi và thống nhất để đi tới cùng. Phóng viên đừng ngại tranh luận với "sếp" cũng như với các chuyên gia, bởi vì tranh luận mới "vỡ" ra được những điều mà mỗi cá nhân chưa nghĩ tới.

Bên cạnh nội dung, thì điều làm nên dấu ấn của mỗi bài báo chính là kỹ năng thể hiện - bao gồm nhiều yếu tố như tít bài, sapô, bố cục... Mỗi bài báo là một bài học về nghiệp vụ. Để viết bài không chỉ "nhanh, đúng, trúng" mà còn phải "hay", hpóng viên phải biết cách quan sát, thu thập chi tiết và còn phải "có duyên kể chuyện" nữa. Muốn vậy, khi tác nghiệp phải thực sự "dấn thân" để có được những chi tiết, tư liệu sống động, chân thực. Khi viết, hãy để các chi tiết nói lên sự việc, hạn chế việc thuyết minh. Có như thế, bài viết mới sống động, khách quan và hấp dẫn bạn đọc.

Làm báo là một hoạt động có tính tập thể cao, nên phóng viên phải chủ động phối hợp cùng các bộ hận khác trong đơn vị để ý tưởng của mình được thể hiện một cách totó nhất trên mặt báo. Tôi rất thấm thía về điều này. Ở phạm vi hẹp là phối hợp với các bộ phận như biên tập, kỹ thuật... trong tòa soạn. Rộng hơn, là sự phối hợp giữa các đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan. ĐIều này thể hiện trong bài ghi chép "Chuyến xuất hành của tân Bộ trưởng", nằm trong chùm bài được giải. Tôi còn nhớ hôm thực hiện bài viết này, vìa các cuộc gặp gỡ diễn ra ở quy mô nội bộ nên đồng chí trưởng Đại diện Phân xã Hà Tây cùng phóng viên Thanh Trà đã phải lặn lội từ "cửa trước" tới "cửa sau" trong tiết trời nóng như đổ lửa để hỗ trợ tôi tiếp cận các cuộc hội đàm. Các phóng viên báo khác có mặt đã phải "ghen tỵ" vì thuận lợi này. Tới cuối ngày, một cộng tác viên của báo Tin Tức cũng không quản trời mưa tầm tã cố gắng chạy xe máy đuổi theo đoàn xe của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, để có được thông tin thực tế cuộc gặp giữa Bộ trưởng tại nhà riêng thầy Đỗ Việt Khoa, người dám dũng cảm tố cáo những tiêu cực trong thi cử ở tỉnh Hà Tây. Điều này cho thấy, nếu có sự phối hợp hiệu quả giữa các ban biên tập, các tòa soạn trong cơ quan, thì thế mạnh của TTXVN sẽ được phát huy và nhân lên gấp bội.

 

Một lần nữa xin chúc mừng bạn. chúc bạn sẽ có những tác phẩm đoạt giải ở những cuộc thi giải báo chí sắp tới.

Thanh Bình (thực hiện)
Theo Nội san Thông tấn, số 4/2007

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Tản mạn chuyện tít (15/05/2007 09:04:40)

15 phóng viên TTXVN trẻ dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ (08/05/2007 14:24:53)

Kết quả giải báo chí Trẻ TTXVN năm 2007 (18/04/2007 16:39:16)

Đồng nghiệp ơi, thương lấy chúng tôi cùng! (18/04/2007 15:55:42)

"ChÃỨng tÃƠi khÃƠng sáỪỔng tháỪŨ ẳắ, thÃễch hẳồáỪỲng tháỪầ" (18/04/2007 15:05:53)

Phóng viên TTXVN giành giải nhất cuộc thi viết về nhân vật tiêu biểu 2006 trên VTV.VN (08/03/2007 09:58:39)

TTXVN đoạt một giải cá nhân báo chí viết về tài chính (08/03/2007 09:56:11)

Cả hai phóng viên phân xã Lâm Đồng đều đoạt giải báo chí (08/03/2007 09:55:26)

"Thời trai trẻ" Cuốn hồi ký của một tấm lòng đầy ân tình (08/03/2007 09:13:27)

Từ một bài báo, nghĩ về công tác phóng viên ở nước ngoài (06/03/2007 10:22:13)