Thứ sáu, ngày 05/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Phỏng vấn (Tiếp theo và hết)


(21/12/2011 11:08:09)

Chỷã©n bõ»‹ phõ»ng võãơn ằ· Lõ»±a chõ»n ẵ‘õ» tẳ i vẳ  ngặ°õ»i ẵ‘ặ°õ»êc phõ»ng võãơn Khi ẵ‘ẳê cẳ³ mõ»Êt chõ»ư ẵ‘õ» cõ»ơ thõ»ƒ, cõãưn phõãêi tẳ¬m kiõã¿m ngặ°õ»i sõã½ trõãê lõ»i tõ»‘t nhõãơt cho cẳđu hõ»i mẳ  chẳãng ta cẳ³ thõ»ƒ ẵ‘õã·t ra trong khuẳ´n khõ»• cõ»ưa ẵ‘õ» tẳ i. Khi ẵ‘ẳê cẳ³ mõ»Êt nhẳđn võã­t nõã¯m mõ»Êt thẳ´ng tin thõ»i sõ»±, phõãêi tẳ¬m kiõã¿m mõ»Êt hụã·c vẳ i chõ»ư ẵ‘õ» cho cỷ»Êc trẳ² chuý»‡n. Lẵ©nh võ»±c lẳ m nẳàn tẳàn tỷ»•i cõ»ưa anh ta chặ°a chõã¯c ẵ‘ẳê thẳã võ»‹ vẳ  mõ»Ơi mõã».

            Gợi ý: Tưởng tượng. Hãy làm mới mình để tránh việc luôn luôn là những nhân vật nhất định nói về những điều giống nhau. Đưa ý kiến của người mà mình phỏng vấn cho các đồng nghiệp xem có thể là một cách tốt để kiểm tra xem đã thỏa đáng chưa.

 

·         Tìm hiểu trước về người mà mình phỏng vấn

            Hãy cố gắng tìm hiếu tối đa về nhân vật: đời tư, sở thích, quan hệ nghề nghiệp, xã hội, học vấn, chức vụ... để có thể thiết lập quan hệ sâu sắc hơn với người đó và đặt câu hỏi dựa trên những thông tin xác thực. Đối với dạng phỏng vấn chân dung, đây là điều nhất thiết phải làm.

            Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn, một cách tốt là hỏi ở những người quen biết nhân vật.

 

            Nghiên cứu chủ đề

            Là việc không thể không làm. Có nghiên cứu kỹ chủ đề mới có thể đặt được những câu hỏi xác thực, sắc sảo. Ngoài ra, còn giúp đối phó với những câu trả lời hoãn binh và làm quen với từ vựng chuyên ngành.

 

·          Xác định ý đồ và đặt câu hỏi

            Lý tưởng nhất là viết rõ ý tưởng ra giấy: Tại sao lại chọn đề tài này? Tại sao lại là lúc này? Tại sao lại là anh ta hay cô ta? Đây cũng chính là những yếu tố để viết sapô sau này.

            Cũng phải viết ra những câu hỏi. Điều này tùy thuộc dạng phỏng vấn mà chúng ta sẽ làm: Đánh giá trình độ, phóng sự, tiểu sử... Phải chuẩn bị trước tất cả những câu hỏi cần thiết để bao quát chủ đề đã chọn cũng như một vài câu hỏi ngoài lề nhằm đưa đẩy cuộc chuyện trò khi cần thiết.

            Những câu hỏi hay xuất phát từ một thông tin mà ta thu thập được và gợi những câu trả lời khác với những gì phóng viên đã biết. Có bao giờ bạn tự hỏi: Có cần phải nói trước câu hỏi cho đối tượng mình phỏng vấn không? Câu trả lời là: Tại sao lại không? Báo trước câu hỏi có thể giúp hai bên chuẩn bị tốt hơn. Tuy nhiên cũng cần nói rõ với người được phỏng vấn là khi gặp gỡ, có thể PV sẽ đặt những câu hỏi khác nữa và không muốn câu trả lời bằng văn bản.

 

·         Hẹn gặp

Nói rõ chủ đề cuộc phỏng vấn, đưa ra một vài câu hỏi nếu đối tượng yêu cầu, xác định tiến hành phỏng vấn trong bao lâu.

 

            Những câu hỏi hay

            - Những câu hỏi mà phóng viên ghi nhớ: Cố gắng nhớ câu hỏi của bạn, để cuộc phỏng vấn được tự nhiên.

            - Những câu hỏi dễ hiểu: Tránh những câu hỏi quá kỹ thuật, đánh đố độc giả không am hiểu.

            - Những câu hỏi mở: Sau những câu hỏi đóng với câu trả lời có hoặc không, ngay lập tức bạn phải đẩy cuộc trò chuyện lên phía trước bằng những câu hỏi mở.

            - Những câu hỏi bổ sung: Sau một câu hỏi mở và câu trả lời, ngay lập tức hãy thắt lại góc độ với một câu hỏi chính xác, rõ ràng.

            - Những câu hỏi mỗi lần chỉ chứa một câu: Một câu hỏi với một câu trả lời và một thông điệp.

            - Những câu hỏi có thể đặt lại: Nếu đối tượng vô tình hoặc cố ý trả lời lan man, hãy đặt lại câu hỏi theo cách khác. Làm một cách khéo léo.

            - Những câu hỏi ngắn trung lập ở phần đầu: Giữ những câu luận chiến cho phần cuối.

            - Những câu hỏi độc đáo: Hãy làm cho người được phỏng vấn ngạc nhiên, khi đó có thể bạn sẽ nhận được những câu trả lời thú vị.

            - Những câu hỏi riêng tư: Câu trả lời có thể làm "cá tính hóa" cuộc phỏng vấn.

            - Những câu hỏi "độc đoán": Có thể phải cắt ngang bài diễn văn đã được nhân vật chuẩn bị kỹ lưỡng. Khi đó, một vài câu hỏi cứng rắn và "định hướng" có thể lại làm nên chuyện.

 

            Viết phỏng vấn

·         Có hai dạng bài:

            - Phỏng vấn hỏi - đáp: Hình thức phổ biến nhất, dễ đọc.

            - Phỏng vấn trích dẫn: Bài viết được xây dựng như một bài tổng hợp hay một tường thuật. Nội dung chính của bài dành cho những trích dẫn. Lợi ích của việc này là có thể đưa vào bài những yếu tố sinh động miêu tả nhân vật và những gì xung quanh. Cũng có thể đưa vào những yếu tố thuộc ngữ cảnh, những lời giải thích.

 

·         Một vài gợi ý cho việc viết phỏng vấn dạng hỏi - đáp:

            - Chọn lựa câu hỏi: Khi xem lại ghi chép, cần phải loại bỏ những câu yếu ớt, câu phụ. Gạch dưới những câu hỏi thú vị nhất, những câu mạnh, gây sốc.

            - Thông điệp cốt lõi và dàn ý: Xác định góc độ, thông điệp chính của người được phỏng vấn để làm tít và xây dựng dàn ý (tức thứ tự các câu hỏi và câu trả lời). Thứ tự này không nhất thiết giống như khi ta đi phỏng vấn. Cần phải thiết kế lại để cuộc phỏng vấn chặt chẽ và lôgic.

            - Chuyển ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết: Đây chính là nội dung chính khi biên tập bài. Cần loại bỏ những câu sai, những lời ngần ngừ, đồng thời phải giữ nguyên câu và từ ngữ mà đối tượng sử dụng. Như vậy, đôi khi phải viết lại câu hỏi và câu trả lời sao cho chúng trở nên đơn giản và ngắn gọn hơn.

            - Mở đầu và kết thúc: Câu hỏi đầu tiên là mở đầu. Vì vậy, phải đi ngay vào vấn đề. Câu trả lời cuối cùng, tức kết bài, cần quay lại thông điệp chính hoặc mở góc độ ra.

            - Sapô và box: Sapô giới thiệu người được phỏng vấn và chủ đề. Trong box, một trích ngang có thể giúp giới thiệu sâu hơn về người đó. Cũng có thể là một câu trả lời nằm ngoài chủ đề hoặc những thông tin bổ sung.

            - Tít: Hãy sử dụng thông điệp cốt lõi. Dễ nhất là trích một câu nói tiêu biểu nhất, tóm tắt được ý chính. Nên nhớ "Trò chuyện với..." không phải là một tít.

            - Những yếu tố trình bày khác: Nếu phỏng vấn dài, hãy chia thành đoạn bằng những tít phụ, những ảnh có chú thích là những câu trích dẫn.

 

·         Phỏng vấn nhiều người:

            - Phỏng vấn vỉa hè: Một loạt các phỏng vấn phản ứng trả lời cho một câu hỏi duy nhất. Câu trả lời tương đối ngắn, có một ảnh minh họa và một giới thiệu sơ qua về từng người được phỏng vấn (tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở). Rất sinh động, rất con người, phỏng vấn vỉa hè là cơ hội cho những người không nổi tiếng phát biểu.

            - Phỏng vấn so sánh: Một câu hỏi được đặt cho nhiều người. Thường dùng để thể hiện những ý kiến không đồng nhất. Bằng cách trình bày hợp lý, độc giả có thể đọc ra nhũng ý kiến khác biệt này ngay lập tức.
 

Theo cuốn "Kỹ thuật và thể loại báo in"

Theo Nội san Thông tấn, số 11/2011

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Niềm vui và thách thức (21/12/2011 10:23:47)

Phân xã vẫn còn "thiếu trước, hụt sau" (21/12/2011 10:15:35)

Trăn trở của "người trong cuộc" (21/12/2011 10:11:02)

Liên Chi Hội Nhà báo TTXVN: Hướng trọng tâm vào việc hỗ trợ hội viên trong hoạt động nghiệp vụ (22/11/2011 16:13:22)

Phẩm chất của phóng viên ảnh (22/11/2011 15:46:31)

Thông báo Tuyển chọn tác phẩm tham gia Giải báo chí TTXVN năm 2011 (đợt 1) và hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao năm 2011 (22/11/2011 15:40:03)

PHỎNG VẤN (22/11/2011 15:38:10)

"TháỪễ sáỪẹc" áỪỲ phÃằn xÃặ trong nẳồáỪỈc (22/11/2011 15:33:54)

Nữ nhà báo nên tập những môn thể thao nào? (22/11/2011 15:29:43)

Cần có "chiếc áo mới" cho phân xã (22/11/2011 15:03:16)