Chủ nhật, ngày 05/05/2024

Nâng tầm vị thế hệ thống phân xã

Trăn trở của "người trong cuộc"


(21/12/2011 10:11:02)

ĐÃặ qua cÃƠng tÃắc áỪỲ cáỨặ phÃằn xÃặ trong nẳồáỪỈc láỨền nẳồáỪỈc ngoài, tÃƠi nháỨễn tháỨầy, "NÃằng táỨậm váỪỀ tháỨƯ háỪẬ tháỪỔng phÃằn xÃặ TTXVN" chÃễnh là nÃằng táỨậm váỪỀ tháỨƯ cáỪậa TTXVN trong tháỪŨi káỪỠ cáỨắnh tranh thÃƠng tin hiáỪẬn nay, báỪỲi nhẳồ Ãơ kiáỨƯn cáỪậa PhÃỠ TGĐ NguyáỪẦn Hoài Dẳồẳắng, háỪẬ tháỪỔng phÃằn xÃặ "váỪềa là cáỨầu thành táỨầt yáỨƯu, váỪềa là láỪặi tháỨƯ cẳắ báỨặn" cáỪậa TTXVN.

Tác giả Vũ Hội tác nghiệp trước Trung tâm hội nghị quốc tế Excel London

            Thế nhưng, hiện nay hệ thống phân xã nói chung vẫn chưa khai thác được những "tiềm năng còn rất lớn" (nhận định của Phó TGĐ Nguyễn Hoài Dương) và các phân xã ngoài nước (PXNN) nói riêng vẫn đưa tin "không phải phục vụ độc giả", như cách nhìn nhận của Tổng Biên tập báo VietnamPlus Lê Quốc Minh trong một bài viết đăng trên Nội san Thông tấn số tháng 9. Như vậy có thể nói, các PXNN vẫn hoạt động chưa thật hiệu quả.

            Muốn xử lý rốt ráo một vấn đề thì phải xử lý nguyên nhân gây ra vấn đề đó. Vậy tại sao có những trường hợp phóng viên (PV) không "phục vụ độc giả"? Theo cảm nhận riêng tôi, chỉ một phần rất nhỏ các PV thường trú ngoài nước "không biết", còn lại đều hiểu rõ họ cần phải làm gì. Chỉ có điều họ "không thể" thực hiện vì một số lý do cơ bản sau:

 

            Yếu tố con người

            Đầu tiên và quan trọng nhất bao giờ cũng là yếu tố con người. Có một sự thật ai cũng biết (dù không nói công khai), đó là một số phóng viên coi việc đi PXNN là cơ hội cho cá nhân: Nào là cải thiện thu nhập, hưởng các điều kiện sống tốt ở nước ngoài, nào là thuận lợi cho con cái ăn học, phát triển năng lực bản thân... Vì vậy, họ ra nước ngoài làm việc dù biết rằng năng lực của mình chưa đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ của một PV thường trú tại nước ngoài, trong đó có nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ nhu cầu độc giả.

            Về nghiệp vụ, một phóng viên PXNN phải gánh cả hai "vai": PV và BTV. Nhưng đấy mới là điều kiện "cần". Có quá nhiều điều kiện "đủ" để một PV có thể tác nghiệp thành công ở PXNN, vốn đòi hỏi sự độc lập rất lớn: Thông thạo ngôn ngữ bản địa và địa bàn, khả năng làm chủ công nghệ thông tin, lái ô tô, sử dụng máy ảnh, máy quay... Tất cả những thứ đó, khi ở trong nước, các PV đều đã có sẵn hoặc được tổng xã đáp ứng khi cần, nhưng ở nước ngoài lại là một câu chuyện khác. Phải thú nhận là sau khi sang Phân xã Luân Đôn, tôi mới thấy khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình còn kém như thế nào. Nó khiến tôi phải tốn thêm nhiều thời gian và tiền bạc để tự hoàn thiện mình. Nếu khả năng ngôn ngữ đuối, sẽ ra sao nếu phóng viên muốn thâm nhập địa bàn hoặc nói chuyện trôi chảy với đối tác (giống như các PV trong nước vẫn trò chuyện với các vị lãnh đạo địa phương)? Chỉ riêng chuyện đặt câu hỏi phỏng vấn tại hội nghị hoặc viết thư liên hệ công tác, nếu văn phong và câu chữ lủng củng thì rất dễ bị đối tác từ chối hoặc không nhiệt tình. Hoặc sẽ ra sao khi có tin, ảnh nóng nhưng không biết các ứng dụng và thiết bị công nghệ để truyền tin?

           

            Câu chuyện cơ chế

            Trong câu chuyện hiệu quả chung về thông tin của hệ thống PXNN vẫn chưa cao, còn có lý do PV phải thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác, cơ chế chưa phù hợp, điều kiện vật chất chưa đáp ứng...

Nếu cá nhân phóng viên phân xã nước ngoài không đủ "nội lực" sẽ rất khó hoàn thành nhiệm vụ thông tin thông tấn. Nhiều người biết, nhưng từ nhận thức tới hành động là một quãng đường dài; từ hành động tới hiệu quả là một quãng đường còn dài hơn.

            Thứ nhất, theo quy định về chức năng nhiệm vụ của PV PXNN thì công việc của họ không chỉ là viết những tin bài thật hay cho độc giả thông thường, mà còn phải thực hiện song song các nhiệm vụ khác, chẳng hạn phục vụ yêu cầu thông tin lãnh đạo, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước, của TTXVN, phát hành ấn phẩm... Tất nhiên, các nhiệm vụ này không tách rời, thậm chí còn đan xen với nhau, nhưng chắc chắn chúng bao hàm các mặt đối lập, thậm chí có khi triệt tiêu nhau. Điều này được thể hiện rất rõ ở số lượng tin tham khảo (nhiều) và tin phổ biến (ít) hằng tháng của các phân xã, cũng như trong ý kiến cho rằng "các phân xã thích làm tin tham khảo". Nếu không làm tin tham khảo, phóng viên sẽ không hoàn thành nhiệm vụ được giao và sẽ bị nhắc trong các bản "nhận xét tin tuần".

            Thứ hai, là cơ chế định mức: Tôi may mắn đã được trải qua thường trú ở cả phân xã trong nước và PXNN nên hiểu khá rõ vấn đề định mức. Muốn hoàn thành và vượt định mức, trung bình một phóng viên PXNN phải có khoảng 30 tin bài/tháng (mỗi tin bài được chấm 60 điểm), hoặc 40 tin bài (mỗi tin bài 45 điểm), hoặc 60 tin báo đạo (mỗi tin 30 điểm). Đó là một con số vượt ngoài khả năng của một PV trong nước, chưa nói đến PV PXNN. Dĩ nhiên tin hình hoặc phóng sự điều tra có thể được chấm tới 200- 300 điểm/tin, nhưng muốn có chúng thì phải làm theo êkíp và mất rất nhiều thời gian đầu tư. Với sức ép định mức hiện nay thì nhiều PV chọn cách nhanh và dễ là ngồi nhà "dịch" tin tham khảo. Vì nếu đi ra ngoài "săn" tin thì PV rất tốn công sức và thời gian, nguy cơ không hoàn thành định mức rất cao. Nhiều PV còn phải tranh thủ khai thác thêm các tin vụn không cần phải đến hiện trường (dạng chuyện lạ đó đây), thậm chí không thuộc địa bàn mình, để gửi một số tòa soạn trong cơ quan thì mới đảm bảo vượt định mức hằng tháng. Rõ ràng là khó có tin bài hay khi PV ngồi nhà nhiều hơn đi ra ngoài.

            Tôi rất tán thành ý kiến của đồng chí Lê Quốc Minh cho rằng PV có thể gửi tài liệu tham khảo cho các "thợ dịch" ở nhà, song muốn làm vậy thì cơ chế định mức và chấm điểm cần có sự thay đổi.

            Thứ ba, là vấn đề "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng "vẫn phải nói nữa": Khó khăn tài chính. Có ý kiến nói rằng suất đầu tư cho một tin/bài của PV PXNN rất cao, lên tới 300 USD, nhưng có bao nhiêu trong đó được sử dụng trực tiếp cho PV hoạt động lại là vấn đề khác. Vẫn biết PVNN được chu cấp toàn bộ nhà cửa, đi lại..., nhưng với 1.000 USD phụ cấp sinh hoạt hằng tháng ở những địa bàn đắt đỏ như Anh, Mỹ, họ không có nhiều cơ hội đi sâu tìm hiểu cuộc sống và văn hóa bản địa. Đơn cử, giá xem phim rạp ở Luân Đôn khoảng 24 USD/vé. Tính ra, mỗi PV PXNN chỉ đi công tác 2-3 chuyến/tháng là hết định mức ngân sách.

 

* * *

            Với tư cách một "người trong cuộc" tôi xin nêu ra những tồn tại thực tế, cũng là những vấn đề cần giải quyết để "nâng tầm vị thế hệ thống phân xã".

Vũ Hội (Trưởng Phân xã Luân Đôn)
Theo Nội san Thông tấn, số 11/ 2011