Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Bài học về sự tiết kiệm


(02/06/2008 08:53:16)

"TrẳồáỪỈc kia ThÃƠng táỨần xÃặ ViáỪẬt Nam hàng ngày ẢỔáỪẮu ẢỔẳồa báỨặn tin lÃến cho BÃắc xem. Khi in máỪỎt máỨởt, BÃắc phÃế bÃểnh là lÃặng phÃễ giáỨầy. Sau ẢỔáỨầy ThÃƠng táỨần xÃặ in hai máỨởt báỨổng rÃƠnÃếÃƠ báỪỀ nhÃỗe nhoáỨỰt khÃỠ ẢỔáỪỄc hẳắn nhẳồng BÃắc váỨền ẢỔáỪỄc.

Sang năm 1969, sức Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin một mặt để Bác đọc cho tiện, nhưng khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.

Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ Tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969..."

Từ câu chuyện về tiết kiệm giấy của Bác Hồ tôi có mấy liên hệ đến việc sử dụng giấy của đơn vị tôi công tác cũng như của TTXVN. Bác Hồ và nhiều người thuộc thế hệ cha anh chúng ta sống trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh, rất thiếu thốn nên phải tiết kiệm mọi mặt. Chúng ta may mắn được sống trong thời kỳ đất nước đang phát triển, đời sống được cải thiện hơn rất nhiều, nhưng dẫu sao Việt Nam vẫn là một nước nghèo, chúng ta vẫn nên tiết kiệm, tuy không phải (và không thể) tiết kiệm được như Bác năm xưa.

Hiện nay, văn bản, giấy tờ của TTXVN hầu như đều được in và phôtô một mặt giấy khổ A4. Đây là việc làm không có quy định, và đã trở thành thói quen. Thực tế, tài liệu in một mặt dễ đọc hơn, có độ dày lớn hơn, nên có cảm giác "quy mô và công phu" hơn. Tuy nhiên, chất lượng của các văn bản và tài liệu không vì thế mà được cải thiện.

Nếu thống kê sẽ thấy con số lãng phí từ chuyện in ấn một mặt giấy không nhỏ. Việc in một mặt giấy còn làm tăng chi phí, lưu trữ của cơ sở như đầu tư thêm tủ sách, giá đỡ, chi phí bảo quản và tăng tính độc hại của môi trường làm việc.

Xét từng trang in thì sự lãng phí, hữu hình và vô hình là không đáng kể. Giả thử một tài liệu có độ dài 10 trang thì việc in 2 mặt sẽ tiết kiệm được 5 tờ giấy khổ A4 và theo giá thị trường tiết kiệm 100 đồng/1 trang. Đây là con số nhỏ so với thời giá hiện nay. Song, nếu xem xét mức tiết kiệm tỷ lệ thuận với số trang in như vậy cho cả một năm làm việc của tất cả các đơn vị trong ngành thì chắc là sẽ rất lớn.

Tôi xin nêu ra đây một ví dụ: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tấn (TTBDNVTT) có nhu cầu giấy khá lớn cho việc in tờ Nội san Thông tấn, công tác đào tạo, công tác truyền thống và phục vụ hoạt động của Liên chi hội Hội nhà báo cũng như rất nhiều công việc khác.

Mỗi năm, Trung tâm mở từ 15-20 lớp nghiệp vụ các loại, cần giấy để in tài liệu học tập (giáo trình, lịch học, chương trình, bài tập của học viên, thảo luận, chuyên đề thực tập, báo cáo...). Ấy là chưa kể in bài dự thi các Giải báo chí Trẻ, Giải báo chí ngành hoặc Giải báo chí quốc gia. Mỗi bài dự thi phải in làm nhiều bản gửi cho các thành viên Ban giám khảo chấm thi ở các vòng sơ khảo, chung khảo.

Mỗi quý TTBDNVTT được mua 30 ram giấy. Mỗi ram có 500 tờ. Thực tế số giấy này không thiếu nhưng anh chị em trong đơn vị đều có tinh thần kiết kiệm giấy in. Giấy tờ, công văn, tài liệu các nơi gửi đến, bài dự thi giải báo chí một mặt đa phần được tận dụng để in, phôtô bài tập cho học viên các lớp. Ví dụ, đối với lớp phóng viên K24B đang diễn ra thời gian này (gồm 57 học viên). Chẳng hạn giảng viên bài phóng sự đưa 4 bài mẫu, mỗi bài 2 trang, tổng cộng 8 trang, để phân cho học viên nghiên cứu; tức là phải in 8 trang cho 57 học viên: 8 x 57 = 556 trang. Nếu sử dụng lại giấy một mặt hoặc in 2 mặt giấy thì chỉ mất một nửa, tức 228 tờ. Với giá 100đ/tờ thì đã tiết kiệm được 22.800 đồng cho riêng một bài học phóng sự. Khóa học kéo dài 3 tháng, với nhiều môn học khác nhau: tin, tường thuật, phỏng vấn, chân dung, phóng sự... vì vậy riêng lượng giấy để in giáo trình, tài liệu cho cả khóa học là khá nhiều. Mỗi lần phôtô nhiều tài liệu và bài tập là chị em trong Trung tâm đều cùng làm, người tháo ghim các xấp giấy cũ, người in, người lo căn chỉnh máy, tư thế giấy cho chuẩn để vẫn có được những trang in đẹp.

Ngoài ra, máy in lazer của Trung tâm thay vì dùng một ống mực mới (giá 2,24 triệu đồng), để in bản bông NSTT và in tài liệu thì chỉ dùng mực đổ, chi phí có 320.000 đồng/lần, tiết kiệm được rất nhiều. Hơn nữa, khai thác tối đa lợi thế của công nghệ thông tin, trong rất nhiều môn học, Trung tâm đã gửi tài liệu cho học viên nghiên cứu qua thư điện tử (e-mail). Việc làm này vừa đỡ mất thời gian cho cán bộ phụ trách lớp, vừa tiết kiệm giấy in tài liệu và học viên cũng chủ động hơn trong học tập.

Thiết nghĩ các bộ phận, các ban biên tập, các tòa soạn nên tận dụng in hoặc phôtô cả hai mặt giấy (trừ những trường hợp không thể). Thực tế thì việc in cả hai mặt của tờ giấy khổ A4 đã được nhiều nước, kể cả các nước phát triển với thu nhập hàng đầu thế giới áp dụng và trong máy tính cũng cài sẵn chế độ in hai mặt giấy. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi thao tác thành thạo, vì chất lượng nhiều loại giấy hiện nay không chuẩn. Nếu thao tác không thành thạo thì rất dễ làm hỏng máy và hao mực, sinh ra tốn kém hơn.

Và còn một thực tế này nữa: nhiều biên tập viên vẫn không tận dụng triệt để máy vi tính mà vẫn giữ thói quen in ra giấy để chữa tin, bài. Tại một số đơn vị, tòa soạn, các máy tính không được nối mạng, hoặc mạng "phập phù" nên vẫn cứ phải in bài, vở đưa duyệt. Cách làm này rất lãng phí giấy và là một nguyên nhân làm tăng giá thành thông tin của TTXVN.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng tiết kiệm từng mẩu bút chì nhỏ hay mẩu giấy trắng, chứ chưa nói đến cả trang giấy trắng nguyên. Đến như viết nháp bản Di chúc Người cũng còn dùng mặt sau của Tin Tham khảo TTXVN. Tập thói quen in ấn, phôtô (thành thạo) trên hai mặt giấy thiết nghĩ cũng là góp phần thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Phùng Kim Trang
Theo Nội san Thông tấn, số 5/2008

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Liên chi hội Nhà báo TTXVN (13/05/2008 11:20:20)

Sôi động giải Ảnh báo chí thế giới  (13/05/2008 11:01:07)

"TÃắc pháỨẹm bÃắo chÃễ cháỪỄn láỪỄc nẢẶm 2006" máỪỎt cuáỪỔn sÃắch ẢỔÃắng ẢỔáỪỄc (13/05/2008 10:58:59)

Chống tiêu cực là trách nhiệm và lương tâm của nhà báo  (13/05/2008 10:50:32)

Mấy suy nghĩ về đổi mới cách viết tin (13/05/2008 10:48:36)

Câu chuyện định mức (13/05/2008 10:47:45)

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh TTXVN triển khai nhiệm vụ năm 2008 (14/04/2008 16:24:01)

Phóng viên Nguyễn Văn Nhật, Phân xã Nghệ An, được tặng Bằng khen của Tổng Giám đốc (14/04/2008 16:19:30)

38 tác phẩm, nhóm tác phẩm đoạt Giải báo chí Trẻ TTXVN 2008 (14/04/2008 16:11:56)

Tâm sự của một Trưởng xã trẻ (14/04/2008 15:47:53)