Thứ sáu, ngày 05/07/2024

Sổ tay phóng viên

Chuýằ‡n Ä‘ỏằi chuýằ‡n nghỏằ, bỏằ—ng dặ°ng mỳằ‘n kỏằƒ


(19/01/2009 10:40:11)

Năm tháng qua đi, người và nghề đọng lại là niềm tự hào chính đáng của một thời làm báo. Nhân ngày xuân, bỗng dưng muốn kể đôi chuyện vui vui về nghề, về người Thông tấn.

Chờ phân xã đã
     Năm 1969, tôi về nhận công tác ở phân xã Nam Hà do anh Hoàng Dương làm Trưởng phân xã. Ít lâu sau, phân xã có thêm một lúc bốn phóng viên mới gồm: Tất Luận, vốn là người của nhà máy dệt Nam Định (đã mất); Nhân Phú, vốn là nhà giáo ở Nhân Hòa (Hà Nam); và hai phóng viên trẻ quê Nghệ Tĩnh là Phan Thanh Phương, Trương Thị Tâm (đều đã về hưu).
     Phân xã Nam Hà thời đó là "điểm hẹn" của cánh phóng viên các báo khi về tỉnh. Tất nhiên không chỉ vì anh em hiếu khách mà chính vì uy tín của phân xã với địa phương. Mà cũng lạ, nhiều vị lãnh đạo các ngành trong tỉnh tín nhiệm phân xã lắm. Và thích nhất là được họp báo. Hồi đó Nam Hà có hai giám đốc "khét tiếng" đều họ Hoàng là ông Hoàng (Tập) công nghệâ phẩm và Hoàng (Tuy) ăn uống. Điều lý thú là ông Trưởng xã cũng họ Hoàng. Một lần có phóng viên báo Lao động, Nhân dân, Tiền Phong về làm việc với hai "ông Hoàng" của tỉnh và thăm ông Hoàng phân xã. Nhân có thêm nhà báo Trung ương về tỉnh, ông "Hoàng ăn uống" muốn họp báo chuẩn bị cho lễ đón Huân chương. Dự kiến được nhanh chóng thông qua. Tất nhiên là chúng tôi phải nhắn gấp cho ông "Hoàng phân xã" đang lên thăm bà xã ở Việt Trì về ngay Nam Định. Kỷ niệm còn nhớ mãi là các phóng viên đi giữa hai hàng các cô em "ăn uống" áo pô-pơ-lin trắng, quần lụa Nam Định, ngực cài hoa đỏ, vỗ tay cùng tấm băng rôn mang dòng chữ "Nhiệt liệt chào mừng các nhà báo về thăm công ty". Đây là lần duy nhất trong gần 40 năm hành nghề của tôi có khẩu hiệu và các em  xinh tươi chào đón nhà báo.
Sao không nói từ sớm
     Gần Tết, Trưởng phân xã Đinh Trọng Quyền (nguyên Phó trưởng Ban Biên tập tin Trong nước đã nghỉ hưu) lập trình chuyến đi Ba Vì để kết hợp công tác và bắt lợn Tết cho phân xã và cho Ban. Chủ nhiệm HTX tên là Lãm rất hiếu khách và là bạn thân của phân xã, năm nào cũng dành cho phân xã một con lợn tết chừng 60 - 70 kg theo giá chỉ đạo.
     Nào ngờ hôm ấy HTX có cuộc họp chi bộ, không có ai viết phiếu, bắt lợn cả. Khoảng 17 giờ họp tan, gần như cả chi bộ ở lại nhà chủ nhiệm tiếp khách và đòi nghe nhà báo nói thời sự. Tôi đành phải đăng đàn với những câu chuyện vừa hóng hít được về nhân sự đại hội Thành phố, Trung ương sắp tới. Đặc biệt là những chuyện về cụ Trường Chinh duyệt tin, bác Lê Duẩn ghét nghe tồn tại khó khăn, chuyện báo Tuần tin tức của VNTTX chống tiêu cực đến cấp Trung ương ra sao... mãi không dứt ra được. Trong bữa cơm tối có cơm gà cá gỡ, rượu quê, chuyện càng nồng. Mãi đến lúc đài tút tút 21 giờ, tôi mới dứt ra được để ghé tai Chủ nhiệm Lãm về việc xin mua con lợn Tết thì anh nổi cáu: Sao không nói từ chiều? Tôi tủm tỉm cười, thì nói vào lúc nào, ai hầu thời sự các bố? Lãm gật đầu rồi nói như quát: Tiến, mày bảo chị Thanh xuất cho con F1 nhé. Con lợn lang trên 60 cân ấy. À, nhắc bà ấy 5 giờ sáng mai cân, nhớ đừng cho ăn kẻo nó chết dọc đường!
     Sáng. Tôi dâïy rõ sớm, rảo một vòng quanh thôn. Chủ nhiệm Lãm đang chỉ huy cân lợn ở nhà chị Thanh. Tôi lánh mặt không lại gần. Ăn sáng xong, cảm ơn gia chủ, chúng tôi gửi tiền cho người đội phó rồi chở "con F1" nhanh chóng quay về.
Bệnh chế biến của biên tập viên trong nước
     N.Đ.S là một biên tập viên khá đặc biệt trong số phóng viên thế hệ thứ hai sau hòa bình ở VNTTX. Anh có tay nghề vững và biên tập tin thật khó chê. Một lần gác gôn, rỗi việc, anh đọc báo Văn nghệ thấy có một truyện ngắn hay hay về cô giáo trẻ yêu nghề ở Bắc Giang. Không hiểu "ma đưa lối quỷ đưa đường" thế nào, anh "chế biến" truyện ngắn này thành mẩu chuyện "người tốt việc tốt" mà không ai biết. Mẩu chuyện này sau khi phát trên bản tin VNTTX, được báo đăng, đài đọc. Bác Hồ đọc báo liền phê vào bên lề bài viết: Kiểm tra, thưởng huy hiệu. Lệnh đã ban ra, nhưng không một ai tìm thấy cô giáo trẻ đó cả. Cuối cùng, sự việc được chuyển về lãnh đạo cơ quan để xác minh. Không khó khăn gì để truy tìm thủ phạm vụ tin tức chết người này. Lý giải của anh rất ngây thơ: Thiếu tin quá, đọc thấy hay hay nên làm tin cho phong phú. Ngành giáo dục học tập càng tốt chứ sao. Quả là dạng liều hiếm có.

Trần Đình Thảo
Theo Nội san Thông tấn, số 1&2/2009.