Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Công tác thông tấn nhìn nhận qua Giải Báo chí Quốc gia


(07/07/2008 09:36:52)

Giải báo chí quốc gia hàng năm lần thứ hai vừa được trao. Các tác phẩm báo chí của TTXVN dự thi chưa một lần đoạt giải cao nhất ở 8 loại giải trong hai lần trao giải. Ở thể loại báo in, ta không mạnh về bình luận, phóng sự, phóng sự điều tra, nhưng mạnh ở tin, bài phản ánh, ghi chép. Nhưng ngay ở loại giải đó, trong cả hai năm ta cũng chỉ dừng ở giải C. Về ảnh báo chí, có thể nói ta một mình một sân, nhưng ở giải lần thứ hai ta lại đạt mức thấp hơn ở giải thứ nhất. Lần trước, ảnh của ta đạt giải B (cao nhất, vì không có giải A), lần này ta chỉ đạt giải C, cũng cao nhất, vì không có ảnh nào xứng đáng được tặng đến cả giải B.

            Các tác phẩm báo chí dự thi Giải báo chí quốc gia lần thứ hai này là các tác phẩm được sử dụng trong năm 2007, nên giải năm nay gọi là Giải báo chí quốc gia năm 2007. Năm nay, các cơ quan báo chí toàn quốc gửi hơn 800 tác phẩm báo chí dự thi (con số đó của năm trước là 950). Để đánh giá chất lượng, chọn ra 145 tác phẩm đưa vào chung khảo, những người chấm sơ khảo chắc chắn đã phải đọc, xem, nghe hết 800 tác phẩm đó, mà mỗi tác phẩm đăng nhiều kỳ có khi có tới 5-10 bài, và rất ít tác phẩm đơn. Sự thẩm định ban đầu của Ban sơ khảo là khá chính xác. Nhưng Hội đồng chung khảo khi chấm cũng đã có sự đánh giá lại, và có những tác phẩm Ban sơ khảo chấm cho điểm không cao đã được Hội đồng chung khảo cho điểm cao hơn để rồi được giải.

            Hội đồng chung khảo gồm 39 thành viên, chấm rất công bằng, không thiên vị, không có bất kỳ sự "du di, cơ cấu" nào. Thành viên Hội đồng đa phần là những người đứng đầu các  quan báo chí Trung ương và địa phương, các nhà báo lão thành (ông Phan Quang, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng), lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí như Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo TW, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, Chủ tịch Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh v.v. Cách tổ chức cuộc thi và chấm thi cũng rất chặt chẽ và khoa học: Ngay từ đầu năm, Hội Nhà báo Việt Nam đã có hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm dự thi. Vòng  khảo được tổ chức chấm trong tháng 4, chung khảo chấm trong tháng 5, trao giải vào dịp Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Hồ  tác phẩm vào chung khảo được chuyển tới các thành viên Hội đồng chung khảo để tự nghiên cứu và chấm 5 ngày trước khi có phiên họp toàn thể. Hội đồng chung khảo họp tập trung trong hai ngày để chấm tập thể các tác phẩm báo hình, báo nói và ảnh báo chí, sau đó bỏ phiếu kín để quyết định các giải A, B, C. Theo thể lệ cuộc thi, lẽ ra có 8 giải A, nhưng giải năm nay chỉ trao 4 giải A do không đủ tác phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng.

            Tại Giải báo chí quốc gia lần thứ  hai  này,  TTXVN    9  tác phẩm lọt vào vòng chung khảo, trong đó 4 tác phẩm được trao giải C, 4 giải Khuyến khích và một tác phẩm còn lại được tặng Bằng chứng nhận của Hội đồng giải.

            Tại sao các tác phẩm báo in dự thi của TTXVN chúng ta không (chưa) được giải cao? Theo tôi, khách  quan    nói  thì  các  tác phẩm dự thi của các báo bạn tốt hơn, hay hơn, nói gọn lại là chất lượng hơn. Qua các tác phẩm được giải A năm nay cũng như năm ngoái thì thấy các tác phẩm được giải của các báo bạn hầu hết là các chùm bài đăng nhiều kỳ, được đầu tư nhiều hơn, công phu hơn với thông tin tổng hợp, thể hiện rõ sự lao động của phóng viên trong thu thập tư liệu, tài liệu, tình tiết sự việc cũng như cách đặt vấn đề và cách trình bày. Lấy giải A giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép năm nay làm thí dụ. Tác phẩm Một hạt thóc 40 khoản đóng góp đăng nhiều kỳ của các phóng viên báo Nông thôn ngày nay là cả một sự công phu thu thập tài liệu để phản ánh một chủ đề đã chọn. Công sức lao động của phóng viên rất rõ. Một thí dụ nữa là phóng sự điều tra Vụ án Minh Phụng - EPCO sau 10 năm nhìn lại: Vẫn thời sự và nóng bỏng của báo Công an nhân dân, cũng thực sự đáng giá, tác giả phân tích sâu sự vụ, có liên hệ với hiện tại. Thực tế là các báo chuyên ngành biết đi sâu vào lĩnh vực của báo mình, phóng viên bám tiêu chí của báo để thể hiện chủ đề. Đó là chưa kể, các tác phẩm được chọn vào chung khảo là những tác phẩm của báo một địa phương viết về địa phương ấy, do vậy chủ đề, vấn đề được khai thác sâu, v.v. Qua những nhận xét và thí dụ ở trên thì thấy các tác phẩm báo chí của chúng ta (chí ít là trong số các tác phẩm dự thi) thiếu những thứ đó: Thiếu những tác phẩm báo chí được đầu tư viết theo chiều sâu, phóng viên không chuyên vào một lĩnh vực, thường bám đuổi thời sự nhất thời. (Tác phẩm Gió... cao su đăng trên báo Thể thao & Văn hóa của hai tác giả  Hoàng Văn Ngoạn  Đỗ Ngọc Giang phần nào khắc phục được điểm yếu này, được giải C). Ngoài ra, ở thể loại báo viết dự thi, chúng ta thiếu cả một mảng xã luận, chuyên luận, bình luận. Còn về ảnh, các bức ảnh của TTXVN chọn dự thi chưa hẳn là những tác phẩm xuất sắc nhất. Do vậy không có tác phẩm nào đáng được trao giải cao trong khi có cơ hội rất lớn.

            Một điều làm cho tôi, một thành viên Hội  đồng chung khảo, băn khoăn là trong hai giải vừa qua hầu như không có một tác phẩm báo chí nào viết về các vấn đề quốc tế (thế mạnh của TTXVN) được giải, thậm chí còn không lọt qua vòng sơ khảo. Và không có một tin, bài đơn nào được giải. Có phải do các tác phẩm đơn không hoành tráng, không đồ sộ bằng các chùm bài đăng nhiều kỳ? Có phải do hiện nay vấn đề trong nước "nóng" hơn các vấn đề quốc tế, và do vậy được đánh giá cao hơn? Đây là lý do khách quan và cũng là lý do chủ quan. Cũng cần nhắc lại là khi Hội nhà báo tổ chức giải báo chí toàn quốc những năm trước đây, TTXVN chúng ta đã hơn một lần được giải A về thông tin quốc tế.

            Và  không  thể  biện  minh  cho việc  không  được  giải  cao    do phóng viên TTXVN phải lo thời sự hằng ngày, không có thời gian để tập trung sâu vào từng vấn đề (để lo chạy định  mức?!). Nếu  các tác phẩm (tin ngắn, ảnh đơn) có chất lượng cao, gây tác động  hội mạnh thì những người chấm giải chắc chắn sẽ chấm thưởng. Phải chăng công tác tuyển chọn của chúng ta có vấn đề? Có phải những tác phẩm ta chọn gửi lên không chất lượng, hay tiêu chí chấm của Hội đồng sơ khảo, Hội đồng chung khảo khác với chúng ta? Liệu quan điểm của những người chấm giải quốc gia khác với quan niệm của chúng ta? v.v.và v.v.

            Rất nhiều câu hỏi được đặt ra và chờ chính chúng ta tìm ra lời giải đáp, để rồi trong những năm tới chiếm lĩnh giải cao.

            Tuy nhiên, theo tôi, trước mắt chúng ta tạm gạt hết, dù là gợn nhỏ về nguyên nhân chủ quan do người chấm, và cần nhìn nhận lại chính mình, tức là nguyên nhân chủ quan của chúng ta. Vấn đề cốt lõi là chất lượng sản phẩm. Các ban biên tập, các tòa soạn báo cần đầu tư, đi sâu vào các vấn đề nóng của xã hội (khâu chọn vấn đề). Tin, bài, ảnh thông tấn luôn phải là những thông tin nóng, mới xảy ra, và sự kiện phải được theo đuổi (phóng viên ảnh Đình Na có bức ảnh chụp cháu bé 10 năm bị hành hạ, mang tính phát hiện, gây xúc động dư luận xã hội, nhưng báo chí chúng ta không khai thác, "nhường" trận địa cho các báo bạn). Phóng viên cần sáng tạo hơn nữa trong cách thể hiện, chọn chi tiết (khâu kỹ thuật, bếp núc). Riêng ba yếu tố này cũng có thể tạo ra được các tác phẩm hay. Nói tóm lại chúng ta cần đổi mới công tác thông tấn của chúng ta.

Hà Minh Huệ
Theo Nội san Thông tấn, số 6/2008

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Đạo đức báo chí TTXVN (07/07/2008 09:34:53)

Không chỉ nói suông! (02/06/2008 10:00:18)

"PhÃằn xÃặ pháỨặi ra tay quyáỨƯt liáỪẬt máỪỈi mong làm ẢỔẳồáỪặc phÃắt hành" (02/06/2008 09:59:37)

Tác nghiệp của phóng viên ngoài nước trong các sự kiện ngoại giao (02/06/2008 09:58:19)

Ánh sáng trí tuệ trong một câu nói của Bác (02/06/2008 09:09:45)

Vừa tăng số lượng vừa chú trọng chất lượng tin - bài (02/06/2008 08:58:51)

Bài học về sự tiết kiệm (02/06/2008 08:53:16)

Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Liên chi hội Nhà báo TTXVN (13/05/2008 11:20:20)

Sôi động giải Ảnh báo chí thế giới  (13/05/2008 11:01:07)

"TÃắc pháỨẹm bÃắo chÃễ cháỪỄn láỪỄc nẢẶm 2006" máỪỎt cuáỪỔn sÃắch ẢỔÃắng ẢỔáỪỄc (13/05/2008 10:58:59)