Thứ ba, ngày 23/04/2024

Giải đáp chính sách

Giải đáp Pháp luật về luật hôn nhân và gia đình (số 15)


(06/12/2016 14:32:20)

1. Hỏi: Xin hỏi, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? 2. Hỏi: Những đối tượng nào có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

1. Hỏi: Xin hỏi, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?
* Trả lời:  Điều 39, Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
          1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
          2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
          3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
          4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
 
2. Hỏi: Những đối tượng nào có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
* Trả lời:  Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13  quy định về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:
          1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
          2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
          a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
          b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
          c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;    
          d) Hội liên hiệp phụ nữ.
          3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Theo Phòng Tổng hợp Pháp chế

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Giải đáp Pháp luật về Bộ luật lao động (số 14) (06/12/2016 14:31:06)

Giải đáp Pháp luật về Bộ luật lao động (số 13) (06/12/2016 14:29:56)

Giải đáp Pháp luật về Bộ luật lao động (số 12) (06/12/2016 14:28:35)

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 10) (03/11/2016 14:08:49)

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 9) (03/11/2016 14:06:38)

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 8) (21/10/2016 14:53:07)

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 7) (21/10/2016 14:12:03)

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 6) (21/10/2016 14:11:56)

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 5) (21/10/2016 14:11:45)

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 4) (21/10/2016 14:11:29)