Thứ sáu, ngày 17/05/2024

Kỹ thuật - Công nghệ

Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet *


(09/01/2008 09:55:50)

Internet là nguồn thông tin vô cùng phong phú về nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nếu không có kỹ thuật và công cụ tìm kiếm, chúng ta rất dễ đi lạc trong rừng thông tin này. Bài viết này giới thiệu một số công cụ và kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Interrnet nhằm giúp cho việc tìm kiếm đạt kết quả mong muốn trong thời gian nhanh nhất.

            1- Các công cụ tìm kiếm phổ biến

            Có thể chia công cụ tìm kiếm thành hai loại:

            - Máy tìm kiếm (search engines): đặc điểm của loại công cụ tìm kiếm này là tìm trên cơ sở dữ liệu nội tại được cập nhật bởi các robot (robot search). Máy tìm kiếm sẽ so sánh cụm từ bạn đánh vào ô tìm kiếm với thông tin của các trang web mà nó lưu trữ. Các máy tìm kiếm tiêu biểu là: www.yahoo.com; www.google.com; www.altavista.com

        - Tìm kiếm liên thông (meta search engines): công cụ này đồng thời tìm kiếm trên nhiều máy tìm kiếm khác nhau. Loại này tìm kiếm nhanh nhưng có nhược điểm không tận dụng được chức năng tìm kiếm nâng cao trên từng máy. Các máy tìm kiếm liên thông tiêu biểu: www.surfwax.com;  find.copernic.com

            2- Một số kỹ năng tìm kiếm

            Tìm kiếm theo danh mục (subject directory):

            Cổng thông tin (gateway) do con người tập hợp thông tin, biên soạn và sắp xếp theo hệ thống phân loại. Các thông tin này đã qua thẩm định và đánh giá do vậy có độ tin cậy cao hơn nhiều lần so với các thông tin do robot tìm kiếm. Ngoài ra các cổng thông tin này còn được trang bị công cụ tìm kiếm riêng phân loại theo thứ bậc, bạn có thể xem theo chủ đề đồng thời  tìm kiếm thông tin trong chủ đề đó.  Các cổng thông tin tiêu biểu:

            http://www.google.com.vn/Top/

            Cổng thông tin phân loại theo danh mục của Việt Nam: http://danhba.vdc.com.vn/

            Cổng thông tin http://vlib.org/ do Tim Berners-Lee, người kiến tạo nên Word Wide Web xây dựng. Có thể coi đây là hệ thống "danh mục lâu đời nhất trên Web".

            Yahoo! Directory: http://dir.yahoo.com

            Sử dụng hợp lý công cụ tìm kiếm:

            Phân tích yêu cầu tìm kiếm.

            Trước tiên cần làm rõ yêu cầu tìm kiếm, phân chia yêu cầu thành những khái niệm nhỏ. Ví dụ: Bạn cần tìm kiếm những thông tin liên quan đến quy định đội mũ bảo hiểm.

            - Hãy làm rõ bạn muốn tìm các thông tin đã xảy ra trong quá khứ hay sẽ xẩy ra trong tương lai.

            - Thông tin xẩy ra ở địa phương nào, vùng nào.

            - Các quan hệ nhân quả trực tiếp liên quan đến nội dung thông tin.

            Quay lại việc tìm kiếm thông tin liên quan đến quy định đội mũ bảo hiểm. Hoàn chỉnh lại yêu cầu tìm kiếm. Ví dụ:

            - Quy định đội mũ bảo hiểm tại Hà Nội.

            Áp dụng quan hệ nhân quả: "Không đội mũ ắt bị phạt", ta sẽ có yêu cầu tìm kiếm mới cho kết quả sát với yêu cầu tìm kiếm hơn.

            - Xử phạt không đội mũ bảo hiểm tại Hà Nội.

            Phân chia yêu cầu thành những khái niệm nhỏ:

 

Khái niệm 1

Khái niệm 2

Khái niệm 3

Quy định

        đội mũ bảo hiểm

Hà Nội

 

            Tìm các từ đồng nghĩa hay cách viết khác thể hiện các khái niệm trong chủ đề bạn quan tâm:

 

Khái niệm 1

Khái niệm 2

Khái niệm 3

Quy định

đội mũ bảo hiểm

Hà Nội

đội mũ bảo hiểm

Hanoi

đội mũ bảo hiểm

Ha Noi

 

            Diễn đạt thành lệnh tìm kiếm:

            Lệnh tìm kiếm là cách thức chúng ta liên kết các khái niệm một cách hợp lý. Các máy tìm kiếm có nguyên tắc cơ bản giống nhau, tuy nhiên có những khác biệt nhỏ về cách diễn đạt lệnh tìm kiếm. Để biết rõ, bạn  nên tham khảo thêm phần "Tip" hoặc "Help" của các máy tìm kiếm. Khi tìm kiếm nên lưu ý các điểm sau:

            - Đa phần các máy tìm kiếm đều không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.

            - Khi nhập lệnh tìm kiếm, những khái niệm bạn cho là quan trọng phải được đặt lên đầu.

            - Không nhập nguyên một câu vào lệnh tìm kiếm. Ví dụ: "Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm tại Hà Nội". Thay vào đó ta sẽ nhập các cụm từ thể hiện các khái niệm theo thứ tự ưu tiên (các khái niệm được ưu tiên hơn đứng phía trước). Ví dụ: "đội mũ bảo hiểm", "quy định" "hà nội". Các máy tìm kiếm không quan tâm đến sự chuẩn xác về ngữ pháp của câu lệnh tìm.

            - Các máy tìm kiếm bỏ qua các từ trong tiếng Anh như "and", "the"...

            - Câu lệnh tìm kiếm càng nhiều khái niệm thì phạm vi tìm kiếm càng bị thu hẹp.

            Sử dụng các phép toán trong câu lệnh tìm kiếm

            Hầu hết các máy tìm kiếm đều hỗ trợ việc sử dụng phép toán trong câu lệnh tìm kiếm.

            - Dùng dấu cộng (+) trước các từ mà bạn muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Lưu ý: Không được có khoảng trống giữa dấu + và từ bạn muốn tìm. Ví dụ: 'đội mũ bảo hiểm" +'quy định' +'hanoi' sẽ cho kết quả tất cả các cụm từ: "đội mũ bảo hiểm" "quy định' 'hanoi'

            - Dùng dấu trừ (-) trước các từ bạn không muốn xuất hiện trong kết quả. Lưu ý: Không được có khoảng trống giữa dấu - và từ bạn không muốn tìm. Ví dụ bạn tìm các thông tin liên quan đến bảo hiểm nhưng không muốn xuất hiện thông tin về mũ bảo hiểm, ta sẽ viết: "bảo hiểm"-mũ

            - Dùng ngoặc kép (") với cụm từ bạn muốn xuất hiện chính xác trong kết quả. Thủ thuật này rất có ích khi bạn muốn tìm thông tin liên quan đến tên người, tên một cuốn sách hay bài hát, tên một tổ chức, một lời phát biểu nổi tiếng...Ví dụ: "Nguyễn Ái Quốc", "Thông tấn xã Việt Nam', "Điệp viên hoàn hảo".

            - Với các ngôn ngữ đa âm như tiếng Anh, một số máy tìm kiếm cho phép bạn dùng ký hiệu thay thế (*) thay cho các ký tự. Ví dụ muốn tìm các từ: bibliograph, bibliographer hay bibliographic bạn viết lệnh : bibliograph*

            Sử dụng toán tử nhị phân (Boolean)

            Đa số các máy tìm kiếm hỗ trợ toán tử nhị phân: "AND" "OR" "NOT" để diễn đạt các lệnh tìm kiếm phức tạp. Lưu ý các toán tử này phải viết chữ hoa.

            - Dùng AND nếu bạn muốn trong kết quả xuất hiện nhiều khái niệm. Ví dụ bạn viết lệnh: "mũ bảo hiểm" AND "hà nội" trong kết quả sẽ có cả hai khái niệm "mũ bảo hiểm" và "hà nội".

            - Sử dụng OR nếu bạn muốn một trong các khái niệm xuất hiện trong kết quả. Toán tử OR sẽ hữu ích nếu bạn tìm thông tin có các từ đồng nghĩa hay các cách viết khác nhau.

            Ví dụ:

            ß "quy định" OR "qui định"

            ß "Viet nam" OR "vietnam" OR "Việt Nam"

            - Dùng NOT để loại bỏ những khái niệm bạn không muốn có trong kết quả. Ví dụ bạn muốn tìm kiếm những thông tin về "vàng" (kim loại vàng) và không muốn xuất hiên các thông tin về "màu vàng", ta viết lệnh: vàng NOT màu

 

            3- Một số thủ thuật tìm kiếm với Google

            Chúng ta dùng từ khóa riêng của Google để tìm kiếm thông tin. Lưu ý rằng giữa từ khóa và từ cần tìm không được có khoảng trống.

 

STT

Từ khóa

Chú thích

1

 

[intitle:]

Cú pháp

intitle: từ cần tìm

 

Khi dùng từ khóa này, Google sẽ tìm tất cả các trang có tiêu đề chứa 'giá trị' mà chúng ta muốn tìm.

Ví dụ: Bạn hãy gõ vào ô tìm kiếm của Google intitle:login, Google sẽ tìm các trang có từ login trong tiêu đề. Còn nếu bạn nhập vào ô tìm kiếm intitle:login password thì Google sẽ tìm tất cả những trang có tiêu đề là login và từ password nằm trong trang đó.

2

 

[site:]

Cú pháp

site: website cần tìm tin

 

Bạn chỉ tìm thông tin về Sea games 24 trên trang www.vnanet.vn, không chú ý đến các trang khác,  từ khoá site sẽ giúp bạn.

Ví dụ: 'sea games 24' site:www.vnanet.vn

3

 

[inurl:]

Cú pháp

inurl: từ cần tìm.

 

Tìm những địa chỉ URL (đường dẫn) có từ bạn cần tìm.

Ví dụ bạn  muốn tìm những đường dẫn nào mà có từ 'vnanet' trong nó, hãy gõ lệnh tìm kiếm inurl:vnanet vào ô tìm kiếm. Google sẽ liệt kê những trang có từ vnanet trong đường link của nó.

Dùng nhiều từ khóa với Google inurl:kinhte site:vietnamnet.vn thử xem.

Còn nếu bạn muốn tìm nhiều hơn một từ thì dùng từ khoá allinurl: thay cho inurl:

4

 

[filetype:]

Cú pháp

filetype:phần mở  rộng của tài liệu.

 

Từ khóa filetype: cũng giúp bạn tìm e-book những tài liệu có đuôi ".doc". Từ khóa này cần kết hợp với từ khóa site: mới làm việc hiệu quả.

Ví dụ: Bạn gõ vào ô tìm kiếm filetype:doc site:vnanet.vn, Google sẽ tìm những tài liệu word trên các site có tên vnanet.vn.

Bạn thử gõ filetype:doc site:vnanet.vn 'bầu cử' xem có tìm được gì không?

5

 

[related:]

Cú pháp

related:tên trang web muốn tìm nội dung liên quan

 

Trong lúc tìm kiếm, có lúc bạn tìm một trang nào đó hoài nhưng không gặp. Hoặc tìm xem có bao nhiêu web site "sao y bản chính" từ một trang nào đó, tức là những trang có nội dung tương tự. Từ khoá related: sẽ giúp bạn.

Ví dụ: gõ related:www.vnanet.vn vào ô tìm kiếm của Google.

6

 

[link:]

Cú pháp

link:tên website

cần tìm

 

Bạn muốn biết nhưng web site nào đặt liên kết site của họ đến trang của bạn hay không. Từ khóa link sẽ giúp bạn.

Ví du: link:www.vnanet.vn Google sẽ giúp bạn tìm những web nào có đặt link www.vnanet.vn trên nó.

7

 

[cache:]

Cú pháp

cache:địa chỉ web cần xem bản sao

 

Đôi lúc khi tìm thông tin trên Google bạn nhận thấy có những website đã từ lâu không còn tồn tại trên mạng nữa hoặc chúng đã thay đổi đường dẫn. Để đảm bảo mọi người tin vào mình, nên tìm thấy một trang nào mới Google đã tự động sao chép ra một bản. Mặc dầu trang đó không còn tồn tại nhưng bạn vẫn có thể xem đượïc một phần. Từ khóa cache sẽ giúp bạn vào ngay trang mà Google đã sao chép.

Ví dụ: cache:news.vnanet.vn bạn sẽ thấy được bản sao. Còn bạn muốn tìm từ nào đó trong bản copy của Google thì bạn thêm từ cần tìm vào phía sau của dòng lệnh trên.

Ví dụ: cache:news.vnanet.vn sea games, lúc đó Google sẽ tô màu chữ seagames trong trang kết quả.

8

 

[safesearch:]

Cú pháp

safesearch: từ cần tìm

 

Bạn cần tìm những thông "tin nhạy cảm" và không muốn những trang "web đen" xuất hiện trong kết quả. Từ khóa safesearch sẽ giúp bạn.

Ví dụ: safesearch:sex education

9

 

[#]...[#]

 

Tìm kiếm trong một khoảng giá trị nào đó.

Ví dụ: Bạn muốn tìm máy tính xách tay giá tầm giá từ 900$ đến 1200$ ta sẽ viết lệnh tìm kiếm như sau: 'máy tính xách tay' 900$...1200$

 

            Trên đây là một số kỹ năng tìm kiếm cơ bản. Bạn nên đọc thêm các thông tin và thủ thuật về tìm kiếm tại các  trang sau:

            http://www.lib.berkeley.edu/TeachingLib/Guides/Internet/FindInfo.html

            http://www.deakin.edu/library/tutorials/smartsearcher/internet.html

            http://www.google.com/help/cheatsheet.html

            Hoặc bạn áp dụng những điều đã trình bày ở trên, viết lệnh tìm kiếm trên Google để tìm nhưng trang dạy kỹ năng tìm kiếm:

            filetype:html site:berkeley.edu findinfo

             allinurl:smartsearcher internet.

 

* Trang này do Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn thực hiện.

Nguyễn Sơn
Theo Nội san Thông tấn, số 12/2007