Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Lỷã­t xa gõãưn


(08/11/2010 09:21:32)

Có hàng ngàn sự kiện, chứa đựng hàng ngàn thông tin, diễn ra mỗi ngày. Không một độc giả nào có thể theo dõi được tất cả các sự kiện đó. Vì vậy, việc đầu tiên là họ sẽ lựa chọn chúng. Những sự kiện nào hấp dẫn họ, liên quan đến họ, cần thiết cho họ là những sự kiện gần gũi họ nhất. Điều này được gọi là luật xa gần, bao gồm nhiều yếu tố.

Tính thời sự

Người ta quan tâm tới những sự việc, sự kiện, tình huống diễn ra ở thời điểm hiện tại. Quá khứ cũng như tương lai không hấp dẫn bằng, ngoại trừ tương lai gần. Thứ tự ưu tiên là: Hôm nay và ngày mai, rồi mới đến hôm qua, tiếp đến là ngày kia và hôm kia...

Những nội dung chủ yếu cần đọc trong một bài báo (tít, sapô, mở đầu...) cần làm nổi bật những thông tin về hiện tại hoặc tương lai cũng như kết quả của sự kiện. Cần tránh nói đến quá khứ trong tít. Bài báo cần bắt đầu bằng kết quả hoặc sự kiện hiện tại, sau đó mới đề cập đến nguyên nhân, nguồn gốc. Nói cách khác, hãy đảo ngược trật tự thời gian.

 

Bản năng cơ bản

Tất cả những gì liên quan đến con người đều thu hút sự chú ý: Bản năng sinh tồn, tình yêu, niềm vui sướng, cái chết, hận thù, bạo lực... Người viết cần cố gắng làm nổi bật trong bài báo của mình những khía cạnh sống động nhất, nhân văn nhất của sự kiện. Cái cụ thể cần được đặt trước cái trừu tượng, cái chính xác đặt trước cái chung chung. Những khía cạnh về con người cần phải được xuất hiện ngay trong tít. Mở đầu cần phải sống động, không giáo điều.

 

Khoảng cách địa lý

Người ta ai cũng có gốc gác từ một nơi nào đó. Ai cũng gắn bó sâu nặng với văn hóa địa phương nơi mình sinh ra, lớn lên và đang sinh sống. Vì vậy, độc giả thường quan tâm tới những gì gần gũi về mặt địa lý với họ: thành phố của họ, vùng đất của họ, đất nước họ... Thông tin càng xa thì càng ít gây chú ý, trừ một số trường hợp như họ đang có người thân đang sống ở vùng đó hay đất nước đó chẳng hạn.

Kết hợp hai yếu tố "bản năng cơ bản" và "địa lý", ta sẽ được "luật kilômét chết": đặt xuống hàng thứ yếu những sự kiện diễn ra ở xa cho dù có giật gân đến đâu, ưu tiên sự kiện ở khoảng cách gần và có tính gần gũi, ngay cả khi số nạn nhân ít hơn (trong trường hợp đưa tin về một vụ tai nạn).

 

Tính gần gũi về mặt xã hội- nghề nghiệp hay văn hóa- xã hội

Người ta luôn có nhu cầu thông tin về nghề nghiệp của bản thân hay tổ chức mà mình làm việc. Nhu cầu đó có tính chất tình cảm nhưng đồng thời có tính chất công việc. Vì thế, người ta muốn có một tờ báo chuyên ngành hoặc những chuyên mục riêng mang lại thông tin cần thiết về nghề của họ, về sự nghiệp hay cuộc sống của họ.

Ngoài ra, mong muốn được gắn bó với một nhóm người về mặt văn hóa- xã hội; mong muốn được ở trong một nhóm có cùng chung sở thích sẽ khiến cho những nhóm độc giả cảm thấy gần gũi và gắn kết nhau và cùng chung một nhu cầu thông tin nào đó. Phổ biến nhất là sự gắn kết qua tôn giáo và các hiệp hội, chính trị, công đoàn...

Luật xa gần có ý nghĩa với tất cả những gì liên quan đến cuộc sống thường nhật từ chuyện chính trị, thay đổi chính trường, kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán đến những lo toan thường nhật, chuyện học của con cái, quần áo hạ giá, sữa tăng giá, tivi... cho đến xe cộ.

Theo Nội san Thông tấn, số 10/2010

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Những ngày đầu làm truyền hình (08/11/2010 09:19:01)

Các nhà báo TTXVN chiến đấu chống kẻ thù bằng vũ khí riêng là tin tức  (04/11/2010 10:41:00)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam thành công tốt đẹp (24/09/2010 14:14:46)

Ánh sáng trong truyền hình (24/09/2010 13:57:04)

Những điều ghi nhận (24/09/2010 09:30:00)

Truýằn thỏằ‘ng là Ä‘iỏằƒm tỏằ±a vỏằ¯ng chỏº¯c cho phÃĂt triỏằƒn  (23/09/2010 17:24:56)

Âm thanh truyền hình (05/08/2010 15:28:49)

Bài học nghiệp vụ qua một đợt thông tin (05/08/2010 15:26:00)

Khỉa lùn huấn phỉng viân ảnh bổ ích (05/08/2010 15:24:16)

Khác biệt làm nên thành công (05/08/2010 15:21:39)