Thứ hai, ngày 08/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Một số suy nghĩ về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí và luân chuyển phóng viên tin các phân xã trong nước


(07/06/2007 10:55:36)

Phân xã trong nước có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống tổ chức cũng như thực hiện chức năng thông tin của TTXVN. Có thể ví hệ thống các phân xã trong nước như những mạch máu chủ lưu, nuôi dưỡng và góp phần tạo nên một cơ quan TTXVN ngày càng lớn mạnh.

            Việc xây dựng và củng cố hệ thống phân xã trong nước và đôi ngũ phóng viên các phân xã thường trú tại các địa phương luôn được Ban lãnh đạo cơ quan rất quan tâm, nhất là trong bối cảnh thông tin trong nước của TTXVN đang phải cạnh tranh quyết liệt với các cơ quan thông tin đại chúng khác. Điều này được thể hiện rất rõ qua sự đầu tư lớn và ngày càng có chiều sâu theo hướng chuyên môn hóa cả về nguồn lực vật chất, trang thiết bị làm việc hiện đại và nhất là đầu tư về con người. Và sự đầu tư này bước đầu đã cho hiệu quả tốt, thể hiện rõ nhất là số lượng và chất lượng thông tin của các phân xã trong nước đã được cải thiện đáng kể, phần nào đáp ứng được yêu cầu "nhanh, đúng, trúng, hay" trong công tác thông tin mà Ban lãnh đạo cơ quan đã đề ra. Ở một chừng mực nào đó, thông tin trong nước của TTXVN đã tạo được sự cạnh tranh đối với các cơ quan thông tin đại chúng khác.

            Tuy nhiên, nghiêm túc nhìn nhận, bên cạnh những "mặt được", hoạt động của khối phân xã trong nước cũng còn nhiều mặt hạn chế. Đã có không ít lần trong các buổi giao ban thông tin hàng ngày và trong các phiên họp của Ban Quản lý chỉ đạo phân xã trong nước, nhiều phân xã trong nước và cá nhân một số đồng chí Trưởng phân xã đã bị nhắc nhở, chỉ "đích danh" vì bỏ sót sự kiện thông tin quan trọng trên địa bàn hoặc chất lượng thông tin thấp. Ở một số phân xã, việc tổ chức thông tin còn yếu kém, chưa hợp lý, cách nắm bắt nguồn tin và thể hiện sản phảm thông tin cũng còn chậm và đơn điệu. Việc quản lý con người (phóng viên) và quản lý trụ sở cũng như một số mặt công tác khác ở một số nơi còn bất cập, thậm chí buông lỏng, sử dụng sai mục đích; tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ phân xã cũng không phải là ít, thậm chí có nơi rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới uy tín cơ quan và ảnh hưởng tới công tác thông tin.

            Theo thiển ý của tôi, để các phân xã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao trên địa bàn thường trú, điều cần thiết đầu tiên (mặc dù nói ra cũng có nhiều người cho rằng "khổ lắm, biết rồi, nói mãi") là phải tuyển chọn được một đội ngũ phóng viên yêu nghề và có tay nghề, được đào tạo bài bản, thực sự tâm huyết với nghề báo và sự nghiệp Thông tấn. Về vấn đề này, rõ ràng, chúng ta hiện đang gặp nhiều khó khắn, bất cập.

            Đánh giá thực trạng phóng viên các phân xã trong nước hiện nay cho thấy, việc tuyển dụng và sử dụng phóng viên của cơ quan ta còn "khá dễ dãi". Phóng viên được tuyển dụng từ nhiều nguồn, phần lớn được tuyển từ các trường đại học (hệ chính quy), nhưng cũng có một phần không nhỏ được "lấy" từ các nguồn như cán bộ trong ngành, tốt nghiệp đại học tại chức, hoặc "rẽ ngang" từ một đơn vị nào đó trong cơ quan chưa hề qua đào tạo về lý luận cũng như trang bị những kiến thức cơ bản về báo chí... Trong số này, có những phóng viên tay nghề yếu, có thể nói có người còn chưa biết làm báo, mặc dù bản thân đã rất cố gắng.

            Giải quyết tình trạng này như thế nào? Theo ý kiến cá nhân tôi, trước hết cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

 

            TUÂN THỦ CÁC TIÊU CHÍ TUYỂN DỤNG PHÓNG VIÊN:

            TTXVN cần ưu tiên tuyển chọn những người tốt nghiệp (hệ chính quy) các trường đại học báo chí hoặc chuyên ngành báo chí; những sinh viên được đào tạo tại các trường có liên quan nhiều tới khoa học xã hội, ngoại ngữ (tùy theo nhu cầu thực tế của từng đơn vị). Việc tuyển dụng phóng viên cần được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cơ quan trực tiếp vào tuyển dụng ngay tại các trường đại học.

            Để phục vụ cho việc phân công phóng viên đi nhận công tác tại các phân xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên tuyển chọn phóng viên là người dân tộc thiểu số (biết tiếng dân tộc) hoặc phóng viên là người Kinh nhưng gia đình sống lâu năm tại miền núi (nếu đáp ứng được các yêu cầu về nghề nghiệp đào tạo). Đây cũng là nguồn lực quan trọng để bổ sung nhân lực (khi cần) cho các đơn vị thông tin khác trong ngành như Trung tâm Nghe nhìn Thông tấn; Tòa soạn Dân tộc và Miền núi...

            Riêng đối với những đối tượng này nên chăng, có thể lựa chọn, tạo nguồn ngay từ khi các cháu đang học tập trong trường thông qua việc tài trợ một phần kinh phí với cam kết sau khi ra trường về phục vụ ở TTXVN (trước đây Tòa soạn Dân tộc và Miền núi đã làm khá tốt việc này).

 

            ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC:

            Công tác đào tạo cho phóng viên mới tuyển dụng vào cơ quan như Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tấn đang làm hiện nay là hợp lý. Riêng đối với phóng viên các phân xã (đã nằm trong biên chế cơ quan), có thể phân loại để đào tạo lại như sau:

            + Đối với phóng viên lớn tuổi (năm từ 55, nữa từ 50 trở lên) không thực hiện đào tạo lại hoặc không cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ (từ vài ba tháng trở lên) nữa bởi vì quỹ thời gian làm phóng viên không còn nhiều.

            + Đối với phóng viên dưới 50 tuổi, thực hiện rà soát để cử đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ, trong đó ưu tiên cử đi học đối với những phóng viên trẻ nhưng nghiệp vụ còn yếu. Sau khi được đào tạo, bồi dưỡng hoặc trong quá trình công tác nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu, kiên quyết bố trí sang làm việc khác phù hợp hơn.

 

            MÔ HÌNH PHÂN XÃ VÀ VIỆC BỐ TRÍ NGUỒN NHÂN LỰC:

            Mô hình phân xã như hiện nay là hợp lý (mỗi tỉnh, thành phố có một phân xã)

            Về nhân lực, mỗi phân xã có từ 2 đến 3 phóng viên là hợp lý (riêng phân xã Hà Nội và phân xã TP. Hồ Chí Minh nên bố trí từ 5-6 phóng viên). Các phân xã Đà Nặng, Cần Thơ, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế có thể bố trí từ 3-4 phóng viên.

            Việc bố trí phóng viên cần tính tới đặc thù khu vực. Tại các phân xã miền núi, biên giới nên bố trí phóng viên là nam giới. Phóng viên nữ ưu tiên bố trí tại các phân xã trung du và đồng bằng (nơi có điều kiện tác nghiệp thuận lợi hơn)

            Khẩn trường tạo nguồn nhân lực là cán bộ phụ trách để thay thế cho một số đồng chí Trưởng phân xã cao tuổi chuẩn bị nghỉ hưu theo chế đô (nhất là đội ngũ Trưởng phân xã thuộc lớp Phóng viên GP10 chỉ còn 2-3 năm tới là nghỉ hưu hàng loạt).

 

            THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC VIỆC LUÂN CHUYỂN PHÓNG VIÊN:

            Phóng viên mới tuyển dụng nhất thiết phải đi thường trú tại các phân xã (thời gian thường trú tại phân xã như hiện nay là hợp lý: từ 3-6 năm tức từ một đến hai nhiệm kỳ), sau đó sẽ luận chuyển về Tổng xã (trừ những trường hợp ko có yêu cầu).

            Để tạo sự khách quan và yên tâm cho cán bộ được cử đi thường trú tại các địa phương, khi kết thúc nhiệm kỳ, các đơn vị thông tin ở Tổng xã cần có trách nhiệm tiếp nhận phóng viên từ phân xã về (tránh tình trạng có một số trường hợp phóng viên phân xã khi được chuyển về Tổng xã nhưng lại phải tự liên hệ "xin việc" rất vất vả, thậm chí không có nơi nào tiếp nhận).

            Việc luân chuyển, điều động phóng viên ở Tổng xã (đã qua thường trú tại các phân xã trong nước) sau một thời gian về nhận nhiệm vụ ở Tổng xã (ít nhất được từ 3 đến 5 năm), nay tiếp tục đi làm phóng viên thường trú tại các phân xã cần khách quan, công bằng theo nguyên tắc: điều động những người có thâm niên đi thường trú phân xã từ thấp tới cao (ít năm đi trước, nhiều năm đi sau).

            Rà soát lại đội ngũ phóng viên, biên tập viên ở Tổng xã, trường hợp nào (nhất là phóng viên nam) nếu chưa đi làm phóng viên thường trú tại tại địa phương cần kiên quyết đưa đi nhận nhiệm vụ mới ở phân xã để đảm bảo sự công bằng, khách quan trong chính sách cán bộ, tránh sự "ỳ xèo" trong công tác luân chuyển phóng viên.

Mai Hưng
Theo Nội san Thông tấn, số 5/2007

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

"Nhà bÃắo - ngẳồáỪŨi làm du láỪỀch thÃƠng thÃắi" (07/06/2007 10:53:00)

Nâng cao chất lượng biên tập, biên soạn tin, bài tư liệu (15/05/2007 11:15:48)

Cần làm việc chuyên nghiệp hơn (15/05/2007 11:13:42)

Người hai lần được giải A giải báo chí trẻ - Nữ nhà báo Phạm Thùy Hương (15/05/2007 09:06:53)

Tản mạn chuyện tít (15/05/2007 09:04:40)

15 phóng viên TTXVN trẻ dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ (08/05/2007 14:24:53)

Kết quả giải báo chí Trẻ TTXVN năm 2007 (18/04/2007 16:39:16)

Đồng nghiệp ơi, thương lấy chúng tôi cùng! (18/04/2007 15:55:42)

"ChÃỨng tÃƠi khÃƠng sáỪỔng tháỪŨ ẳắ, thÃễch hẳồáỪỲng tháỪầ" (18/04/2007 15:05:53)

Phóng viên TTXVN giành giải nhất cuộc thi viết về nhân vật tiêu biểu 2006 trên VTV.VN (08/03/2007 09:58:39)