Chủ nhật, ngày 28/04/2024

Sổ tay phóng viên

Những trăn trở về một bào báo


(08/07/2013 10:38:48)

Qỳằạ BỏºÊo hiỏằƒm y tỏº¿ (BHYT) là nặĂi chi trỏºÊ chi phÃư dỏằ‹ch vỏằƠ y tỏº¿ mà ngặ°ỏằi tham gia BHYT Ä‘ÃÊ sỏằư dỏằƠng tỏºĂi cÃĂc cặĂ sỏằŸ khÃĂm chỏằ¯a bỏằ‡nh. Qỳằạ có dỏằ“i dào thÃơ quýằn lỏằÊi cỏằĐa hỏằ mỏằ›i Ä‘ặ°ỏằÊc mỏằŸ rỏằ™ng. Thỏº¿ nhặ°ng, không Ãưt cặĂ sỏằŸ y tỏº¿ cỏằ‘ tÃơnh lỏºĂm dỏằƠng qỳằạ BHYT, dỏºôn Ä‘ỏº¿n nguy cặĂ vỏằĂ qỳằạ. Làm thỏº¿ nào Ä‘ỏằƒ có Ä‘ặ°ỏằÊc nhỏằ¯ng thông tin vỏằ vỏºƠn Ä‘ỏằ nhỏºĂy cỏºÊm này? Đó là cÃÂu hỏằi mà tôi Ä‘au Ä‘ÃĂu trong nhiỏằu năm theo dÃài, phỏºÊn ÃĂnh cÃĂc vỏºƠn Ä‘ỏằ vỏằ BHYT.

Phóng viên Phương Liên (thứ hai bên phải) phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Đầu năm 2012, tôi được biết Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH VN) đang gấp rút xây dựng để trình Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm phương pháp giám định hồ sơ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) theo tỷ lệ. Nếu phương pháp này được triển khai thì công việc của cán bộ BHXH VN sẽ "nhàn" và hiệu quả hơn. Họ chỉ việc giám định một tỷ lệ hồ sơ bệnh án nhất định chứ không phải giám định toàn bộ hồ sơ như hiện nay. Đặc biệt, nếu phát hiện ra hồ sơ sai phạm thì số tiền mà BHXH VN không quyết toán cho cơ sở y tế sẽ lớn hơn rất nhiều so với phương pháp xử phạt theo từng hồ sơ như bấy lâu. Như vậy, bắt buộc các cơ sở y tế phải nâng cao trách nhiệm trong khám chữa bệnh BHYT và tình trạng lạm dụng quỹ BHYT tất yếu sẽ được cải thiện.

Tôi hiểu rằng, nếu muốn được phê duyệt Đề án nêu trên, BHXH VN cần đưa ra bằng chứng về sự cần thiết phải triển khai Đề án, thậm chí còn cần phải tuyên truyền về vấn đề này để tạo dư luận xã hội. Như vậy, việc tôi đặt vấn đề viết bài về những khó khăn nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng quỹ BHYT tại thời điểm này là rất "hợp tình, hợp lý".

Trong số tư liệu thu thập được, tôi chủ động giữ lại khoảng 20% thông tin "nặng ký" nhằm đối phó với tình huống xấu nhất, vì rất có thể cơ sở y tế lạm dụng quỹ BHYT sẽ "phản pháo" về những nội dung được phản ánh trong loạt bài. Song song với đó, tôi tập hợp và lưu giữ tất cả những file ghi âm, file bóc băng và cả những văn bản có những số liệu về việc lạm dụng quỹ tại nhiều cơ sở y tế do cán bộ BHXH VN cung cấp...

Nghe trình bày về ý tưởng triển khai bài viết theo nội dung nêu trên, Ban biên tập báo Tin Tức rất ủng hộ và nhắc nhở tôi: "Trong quá trình thu thập và xử lý thông tin cần cẩn trọng, lạm dụng quỹ BHYT là một vấn đề rất nhạy cảm, dễ tạo sự phản ứng gay gắt từ phía những cơ sở y tế vi phạm".

Có được sự đồng ý và gợi mở của Ban biên tập, tôi lập tức liên hệ với đại diện BHXH VN đề nghị được cung cấp thông tin. May mắn là tôi đã được phép gặp, phỏng vấn những cán bộ trực tiếp làm công tác giám định BHYT, những người luôn phải nỗ lực để phát hiện, ngăn chặn những hành vi lạm dụng quỹ BHYT.

Trong quá trình tác nghiệp, tôi luôn chú ý nắm bắt mọi thông tin mà những cán bộ bảo hiểm chia sẻ, đôi khi những câu nói buột miệng hay việc "xin" thêm được một văn bản mới cũng là nguồn tin quý, có thể giúp phóng viên thu thập được nhiều thông tin hơn. Chẳng hạn, trong lúc nói chuyện, cán bộ A vô tình kể: "Cán bộ của tôi vừa đi giám định BHYT ở tỉnh B về, cũng có một số kết quả nhưng hiện tại đang chờ chỗ anh C tổng hợp". Ngay sau đó, tôi tìm mọi cách để được gặp anh C và kết quả là tôi thu thập được nhiều thông tin "nóng" về việc lạm dụng quỹ tại tỉnh B mà chưa một tờ báo nào có được. Bằng cách "điều tra" này, tôi thu thập được khá nhiều thông tin "độc" xung quanh việc lạm dụng quỹ BHYT tại nhiều cơ sở y tế.

Có trong tay lượng thông tin dồi dào, tôi triển khai thành loạt bài "1.001 chiêu "rút ruột" quỹ BHYT", bao gồm 4 bài chứ không chỉ gói gọn trong 1- 2 bài viết như ý tưởng ban đầu. Trong mỗi bài viết, tôi xoáy sâu vào từng vấn đề cụ thể nhằm đưa tới bạn đọc một "bức tranh" hoàn chỉnh nhất về các chiêu lạm dụng quỹ BHYT tại các cơ sở y tế. Ví như ở bài thứ nhất có tựa đề "Nửa đêm...đi chụp cộng hưởng từ", có hàng loạt câu chuyện phản ánh tình trạng lạm dụng chẩn đoán hình ảnh quá mức cần thiết. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, nhiều bệnh nhân bị "dựng" dậy lúc nửa đêm để đi chụp cộng hưởng từ. Còn tại BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đoàn kiểm tra đã phát hiện BV này cố tình chẩn đoán thật nhiều bệnh trên một bệnh nhân để có lý do cho việc kê khai quá mức các dịch vụ kỹ thuật... Hay như ở bài thứ ba, "Bệnh viện tư cũng "a dua" rút quỹ", tôi đề cập đến xu hướng "lây lan" "bệnh" lạm dụng quỹ BHYT sang khối bệnh viện tư nhân. Tại tỉnh Bắc Giang, BHXH VN phát hiện nhiều phòng khám đa khoa tư nhân có mức chi cho các dịch vụ xét nghiệm lên tới 70% tổng chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Đây là điều rất phi lý vì phòng khám đa khoa tư nhân chỉ là nơi điều trị các bệnh thông thường, người bệnh cần thuốc để điều trị bệnh chứ không cần thiết phải xét nghiệm nhiều đến thế. Thậm chí, Phòng khám Đa khoa Cuộc sống, tỉnh Thái Bình, còn lập khống phiếu thanh toán ra viện để thanh toán với quỹ BHYT hàng trăm triệu đồng...

Vậy đâu là biện pháp để ngăn chặn tình trạng lạm dũng quỹ BHYT tại nhiều cơ sở y tế? Để trả lời câu hỏi này, trong bài cuối, có tiêu đề "Nỗ lực đổi mới phương thức giám định", tôi đã chọn đăng phần nội dung trả lời rất chi tiết của ông Phạm Lương Sơn, đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, nhằm đưa tới bạn đọc những giải pháp có tính đột phá nhằm ngăn chặn tình trạng "1.001 chiêu "rút ruột" quỹ BHYT" như đã nêu trong ba bài viết trước đó.

Sau khi loạt bài này được đăng tải, một số PV báo bạn như VietnamNet, VnExpress, VOV... đã liên hệ với tôi, đề nghị được chia sẻ thông tin để viết lại đề tài này. Qua đó, vấn đề mà loạt bài đề cập tiếp tục được "xới" lên, truyền tải thông tin đến nhiều độc giả hơn. Đặc biệt, ngày 2/10/2012, Văn phòng Chính phủ có văn bản, thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Y tế và BHXH VN phải kiểm tra thông tin về việc lạm dụng quỹ BHYT tại những cơ sở y tế mà báo Tin Tức đã phản ánh qua bài viết "1.001 chiêu "rút ruột" quỹ Bảo hiểm y tế"; nếu đúng phải có biện pháp xử lý và báo cáo sự việc trước ngày 30/10/2012.

Tác động xã hội của chùm bài "1.001 chiêu "rút ruột" quỹ Bảo hiểm y tế" là sự khích lệ to lớn với tôi; nhắc nhở tôi luôn phải ghi nhớ rằng, một tác phẩm báo chí chỉ thu hút được công chúng khi nó phản ánh trung thực những vấn đề gắn bó mật thiết đến đời sống. Và trách nhiệm của người làm báo là phải tạo ra được nhiều tác phẩm báo chí như thế. 

Phương Liên (Báo Tin Tức)
Theo Nội san Thông tấn, số 6/2013