Thứ bảy, ngày 06/07/2024

Sổ tay phóng viên

Phóng viên miền núi chuyện nay mới kể


(09/10/2007 09:10:12)

Là phóng viên trẻ, sau nhiều năm ở Tây Nguyên, đắn đo mãi, nay tôi mới xin kể ra đây "bí mật" nghề nghiệp nho nhỏ của bản thân.

            Khổ vì không biết tiếng địa phương

            Nơi tôi công tác có 34 dân tộc anh em sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Gia Rai và Bana. Mỗi dân tộc đều có một ngữ riêng nên rất khó cho chúng tôi khi tác nghiệp nếu đối tượng bất hợp tác hoặc không nói được tiếng phổ thông và hậu quả thì....

            Cả một ngày trời tôi và một số đồng nghiệp trẻ của 4 tờ báo khác nhau lạc rừng vì không hỏi được đường đi. Đó là lần vào bãi vàng ở xã Đắc Sơ Mei (Đắc Đoa). Chúng tôi cũng đã cẩn thận tới nhờ chính quyền xã giúp đỡ, bố trí cho người dẫn đường vào bãi vàng đang khai thác trái phép nhưng không một ai chịu nhận lời. Để vào đến bãi vàng phải đi bộ gần 30km, lội suối băng rừng, và nếu đi xe máy cũng chỉ chạy được khoảng 5km là bỏ lại rừng đi bộ nên họ ngại. Vì nhiệm vụ, chúng tôi quyết định lên đường sau khi hỏi kỹ lối đi. Cẩn thận hơn, chúng tôi mua ba ổ bánh mỳ và một bình nước lọc mang theo phòng thân.

            Theo chỉ dẫn, chúng tôi cũng đến được đúng ngã ba cần rẽ lối. Sau khi tìm chỗ dấu xe máy chúng tôi bắt đầu đi tiếp mà không ai lường trước được sẽ khổ như thế nào. Càng vào sâu trong rừng càng gặp rất nhiều ngã ba. Mà đường nào cũng có dấu chân người khiến ai cũng lúng túng. Đi một đoạn gặp người dân lên rẫy, hỏi tiếng kinh không được, tiếng địa phương (chỉ bập bẹ) cũng không xong nên đành đánh liều đi tiếp. Được khoảng hơn một tiếng, trời bỗng đổ mưa xối xả. Đường trơn, trượt khiến mọi người phải bẻ cành cây làm gậy chống. Đi mãi cũng chẳng thấy bóng người mà lương thực, nước uống cạn từ lâu khiến ai cũng lo lắng. Suy nghĩ một hồi, chúng tôi quyết định quay ra sau hơn 4 tiếng đồng hồ lặn lội tìm đường.

            Còn nhớ trước đây, khi tình hình Tây Nguyên đang 'nóng', mỗi lần xuống cơ sở chúng tôi thường bị cô lập do không nói được tiếng địa phương nên rất khó tiếp xúc với bà con.

            Có một lần khi đi vào huyện Chư Sê viết về đề tài các thương binh làm kinh tế giỏi, tôi và một đồng nghiệp ở báo Nông thôn Ngày nay được các đồng chí ở Hội Cựu chiến binh huyện dẫn về xã. Đến nơi sau khi làm việc xong, cán bộ xã ân cần mời các phóng viên ở lại dùng cơm trưa nhưng chúng tôi phải viện đủ lý do để từ chối vì thấy mọi người đều dùng tiếng dân tộc để nói chuyện với nhau, mình khả năng "nghe hiểu" kém thì làm sao ăn cho ngon được.

            Hiện tại, trình độ ngôn  ngữ phổ thông của tôi chưa khá hơn là bao dù bản thân luôn cố gắng tranh thủ học thêm mỗi khi có dịp tiếp xúc với người dân. Vùng đất Tây Nguyên nơi tôi thường trú cùng một dân tộc đã có nhiều ngữ nên để thông thạo tiếng nói của bà con quả là rất khó.

 

            Nỗi niềm không của riêng ai

            'Anh vừa nghe tin vụ phá rừng ở Chưpăh do TTXVN đưa tin được Đài Tiếng nói Việt Nam đọc trong bản tin tối nay. Hay thật. Sự việc mới xảy ra mà đã có tin rồi. Sao mà nhanh vậy. TTXVN oách thật." Cú điện thoại bất ngờ mà tôi nhận được từ một cán bộ kiểm lâm tỉnh đã khiến tôi nở mày nở mặt.

            Hiện tại, ở các tỉnh miền núi như Tây Nguyên, việc tiếp cận thông tin từ các ấn phẩm của TTXVN là rất hạn chế. Ở Gia Lai, các ấn phẩm của TTXVN chỉ đến được lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, Tây Nguyên lại là một trong những vùng có rất đông phóng viên các báo thường trú. Hiện tại có không dưới 15 tờ báo bố trí phóng viên thường trú, chưa kể đội ngũ cộng tác viên. Sự canh trạnh thông tin trên địa bàn vì thế khá quyết liệt. Bản thân tôi cũng đôi khi phải dựa vào các đồng nghiệp để nắm thông tin nhưng khi có tin, bài thì thông tin TTXVN mọi người lại ít biết đến. Nhiều lúc các báo trong nước rõ ràng đã dùng tin, ảnh của phóng viên TTXVN nhưng họ lại không dẫn nguồn tin hoặc đề tên tác giả rất chung chung, khiến tôi và nhiều đồng nghiệp thấy "hẫng". Vì vậy, việc các ấn phẩm của TTXVN được phát hành rộng rãi trên địa bàn cả nước chính là niềm mong mỏi khôn nguôi của phóng viên miền núi chúng tôi.

Hoàng Cao Nguyên
Theo Nội san Thông tấn, số 9/2007

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Cô gái Oâxtrâylia hát chèo và phóng viên ảnh Trọng Chính (09/10/2007 09:07:16)

Sử dụng ảnh trong tranh cổ động và bìa xuất bản phẩm (05/09/2007 09:46:03)

Sử dụng nguồn thông tin ẩn danh (05/09/2007 09:41:59)

Chi tiết - Tế bào của bài báo (05/09/2007 09:39:19)

Trên quê hương nhà báo - liệt sĩ Trần Kim Xuyến (05/09/2007 09:14:31)

"TÃƠi táỪổ hào là dÃằn ThÃƠng táỨần" (05/09/2007 09:06:31)

Hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao (01/08/2007 10:06:37)

Lời khuyên về phát triển mối quan hệ với các nguồn cung cấp thông tin (01/08/2007 10:05:13)

Chuýằ‡n tÃĂc nghiỏằ‡p cỏằĐa phóng viÃên phÃÂn xÃÊ vÃạng cao (01/08/2007 10:03:55)

ChuýãƯn ẵỔi thõỪổc tõãƯ ẵỔõãưy ẳơ nghẵẹa (01/08/2007 10:03:02)