Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

"TÃƠi khÃƠng muáỪỔn láỨắc lÃộng trẳồáỪỈc yÃếu cáỨậu ẢỔáỪỚi máỪỈi thÃƠng tin"


(04/02/2008 09:59:59)

Võ Mạnh Thành không ngại chia sẻ với NSTT suy nghĩ của một đảng viên trẻ trong vai trò Trưởng phân xã Điện Biên. Từ biển lên rừng, chàng trai trẻ này tự động viên phải phấn đấu để đáp ứng yêu cầu thông tin của một hãng thông tấn quốc gia và góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh miền núi Tây Bắc xa xôi này.

            Chào anh, NSTT rất muốn biết cảm nghĩ của anh sau thời gian ngắn nhận nhiệm vụ Trưởng phân xã Điện Biên?

            Như vậy là đã bốn tháng trôi qua kể từ ngày tôi cầm trong tay quyết định điều động công tác của Ban lãnh đạo cơ quan nhưng thời gian chính thức tôi "cắm chân" tại đất Điện Biên là đúng ba tháng. Ba tháng là một quãng thời gian không đủ để nói được điều gì to tát nhưng cảm nhận thì có, đó là sự thú vị xen lẫn lo lắng. Thú vị vì tôi, chàng trai miền biển lần đầu tiên đặt chân tới một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc xa xôi, được biết thêm về một vùng văn hóa dân tộc giàu bản sắc. Còn lo lắng thì nhiều lắm. Nỗi lo của một người trẻ vừa được cơ quan cử làm "xã trưởng" mà. Nhưng năm mới không nên nói nhiều đến chuyện "lo" kẻo "dông" cả năm thì gay go.

            So với Quảng Bình, nơi anh làm phóng viên thường trú 8 năm thì Điện Biên có khác lắm không, nhất là trong quá trình tiếp cận cơ sở, thực thi nhiệm vụ?

            Với Điện Biên, trước đây, tôi chỉ biết qua bản đồ, sách vở nên khi đặt chân đến vùng đất này đối với tôi cái gì cũng mới, cái gì cũng xa lạ. Ví như ở đây từ bản này sang bản kia nếu theo đường chim bay thì không xa nhưng lượn lờ theo các đỉnh núi và đi theo hình dích dắc thì con đường dài và xa ngái lắm. Chuyện đi tác nghiệp cơ sở ở tỉnh Điện Biên tôi thấy quả là "khủng..." nếu so với Quảng Bình. Những con đường gập ghềnh cheo leo, "treo" trên những đỉnh núi toàn mây mù. Nếu ai giàu trí tưởng tượng thì còn thấy lo hơn khi nghĩ đến những rủi ro có thể xảy ra, ví như xe bị hư hỏng giữa đường thì sẽ ra sao khi xung quanh chỉ toàn là núi và núi, đá và đá. Đường xá ở đây cực kỳ vắng vẻ, dân cư thưa thớt. Khi tiễn tôi đi nhận công tác ở Điện Biên, đồng chí Ngọc Châu, Trưởng phân xã Quảng Bình, đã động viên tôi rất nhiều và tôi được biết trước đây đồng chí cũng đã hai lần được Bộ biên tập điều động lên vùng Tây Bắc (năm 1979 và năm 1985). Hiện tôi thuộc những thế hệ tiếp nối truyền thống..."Tây tiến" của TTXVN. Nếu so với tỉnh miền biển Quảng Bình thì điều kiện cho phóng viên tác nghiệp ở Điện Biên quả có khó khăn, vất vả hơn nhưng bù lại, con người trên non, dưới biển không khác nhau là bao. Ở họ đều có thừa sự cởi mở, phóng khoáng nếu phóng viên biết lắng nghe và quan sát.

            Là một đảng viên trẻ và một Trưởng phân xã trẻ , anh thấy trách nhiệm của mình như thế nào trước yêu cầu cấp thiết 'đột phá, nâng cao chất lượng thông tin" của TTXVN?

            Đúng một tháng sau khi được bổ nhiệm làm Trưởng phân xã Điện Biên, tôi vinh dự được công nhận là đảng viên chính thức. Đấy là những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của mỗi phóng viên. Tôi thuộc lớp trưởng xã trẻ, lần đầu đảm nhiệm trọng trách lớn nên bây giờ phát biểu điều gì e là hơi sớm. Tuy nhiên, tôi đã xác định phải quyết tâm căn chỉnh, hoàn thiện mình trước tiên để không bị lạc lõng trước yêu cầu thông tin ngày càng cao của một hãng thông tấn quốc gia.

            Tôi biết, so với nhiều tỉnh, thành khác, Điện Biên không phải là mảnh đất màu mỡ để phóng viên dễ dàng canh tác và gặt hái (tin, bài), bởi đây là tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các phong trào tuy có nhưng mới ở mức độ vừa phải... Song không vì vậy mà phóng viên phân xã Điện Biên bó tay trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng thông tin của ngành. Chúng tôi đã xác định phải tự học, tự rèn, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong công tác thông tin phải ưu tiên và chọn đúng các lĩnh vực, đề tài mang tính riêng biệt, đặc trưng của vùng Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng mà độc giả đang có nhu cầu nắm bắt như: Việc giúp đồng bào dân tộc xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống, phát triển kinh tế; Công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng sâu vùng xa, nhất là vùng biên giới; Công tác di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La ở Điện Biên; Công tác phòng chống ma túy, trật tự an toàn xã hội thường diễn ra nóng bỏng ở vùng biên... Và còn rất nhiều thông tin thuộc dạng hàng "độc" khác nữa nếu phóng viên biết tìm tòi và suy ngẫm.

Đức Linh (thực hiện)
Theo Nội san Thông tấn, số 1+2/2008