Thứ sáu, ngày 05/07/2024

Sổ tay phóng viên

Tôi đi tác nghiệp ở Trường Sa


(14/04/2008 15:44:36)

"TrẳồáỪŨng Sa", máỪỎt trong nháỪống táỪề ẢỔẳồáỪặc nháỨốc nhiáỪẮu nháỨầt trong nháỪống thÃắng cuáỪỔi nẢẶm 2007, ẢỔÃặ làm lan toáỨặ sáỪẹc nÃỠng táỪề biáỪẶn ẢỒÃƠng xa xÃƠi váỪẮ táỨễn Hà NáỪỎi và làm lÃỗng ngẳồáỪŨi xáỪỔn xang. GiáỪốa nháỪống ngày hẳồáỪỈng váỪẮ TrẳồáỪŨng Sa sÃƠi ẢỔáỪỎng áỨầy, tÃƠi ẢỔẳồáỪặc vinh dáỪổ lÃến ẢỔẳồáỪŨng ẢỔáỨƯn tÃắc nghiáỪẬp táỨắi máỨặnh ẢỔáỨầt thiÃếng liÃếng ngoài khẳắi phÃễa ẢỒÃƠng TáỪỚ quáỪỔc.

            Những ngày cuối năm, trong không khí tràn ngập niềm vui của tuổi trẻ cả nước chuẩn bị đón xuân Mậu Tý, tôi và đồng nghiệp Hoài Nam được cơ quan cử đi Trường Sa tác nghiệp. Một cảm giác lâng lâng dâng tràn trong tôi niềm tự hào xen lẫn niềm vui khôn tả... Tôi và anh Nam đã chuẩn bị khá chu đáo cho chuyến đi: dép quai hậu, thuốc chống say, lương khô, sữa... sách báo, đĩa nhạc để tặng lính đảo. Hơn ba năm làm phóng viên của TTXVN đã có nhiều chuyến đi tới các vùng miền của Tổ quốc... nhưng chuyến đi lần này thật đặc biệt, tôi được lên tàu như một người lính đến Trường Sa.

Chuyến hàng vào đảo chìm.

            17giờ 30 phút ngày 6/1/2008, đoàn phóng viên chúng tôi lên tàu Trường Sa 14, một trong 3 con tàu chở hàng Tết rẽ sóng ra khơi. Ba con tàu đi ba cánh, tàu Trường Sa 14 của chúng tôi đi cánh Nam tới Trường Sa lớn, mệnh danh là "thủ đô" của huyện đảo Trường Sa. Ngay đêm đầu tiên ra khỏi cửa vịnh chúng tôi đã biết thế nào là sóng biển. Hầu hết anh em phóng viên đều lần đầu đi biển nên đều mệt mỏi. Sau hơn 40 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển, 5 giờ 30 ngày 8/1, một chấm đen giữa mênh mông sóng nước đã hiện ra trước mắt tôi, đó là đảo Lát. Đây là một đảo chìm, trông xa như một ngọn tháp nổi, nằm giữa một bãi san hô rộng hàng cây số vuông. Hành trình lên đảo đá Lát cực kỳ vất vả bởi bãi san hô cạn. Nước cạn, các chiến sỹ phải lội bộ kéo xuồng vào đảo. Khi vào gần đến bờ anh Káp Thành Long, phóng viên báo Thanh Niên là người trẻ nhất đoàn nhà báo, không thể chờ lâu hơn, săng sái nhảy ngay xuống nước lội vào bờ. Anh em phóng viên chúng tôi không ai bảo ai đều nhảy xuống theo. Vừa đến nơi đoàn phóng viên đã tranh thủ từng phút để phỏng vấn, chụp ảnh. Sau đó tàu lại nhổ neo để đến đảo An Bang.

Khu trồng rau của đảo đá Đông A nhìn từ khu cửa sổ.

            An Bang là đảo nổi giữa một vùng nước sâu, diện tích rìa san hô hẹp nên sóng đánh rất lớn. Đại tá Lưu Văn Tuân, trưởng đoàn kể lại, năm 2006 vào cuối tháng 3 khi đoàn văn công đến đảo phục vụ văn nghệ cho các chiến sỹ, nhưng tàu phải neo đậu ở ngoài khơi mấy ngày liền không thể lên được đảo, các ca sĩ đành phải dùng loa to hát từ tàu vọng lên cho các chiến sỹ ra gần bờ nghe. Đã được nghe rất nhiều về khó khăn di chuyển từ tàu xuống dưới xuồng chuyển tải, nhưng lần vào đảo này chúng tôi mới thấy mức độ khó khăn và nguy hiểm biết nhường nào. Từng đợt sóng cứ trùm lên boong tàu làm đoàn báo chí mãi không xuống được xuồng. Chiếc xuồng nhỏ tròng trành đập liên tục vào mạn tàu dữ dội tưởng chừng như chiếc thuyền có thể vỡ ra hàng trăm mảnh. Mang hàng từ đất liền ra đảo đã khó, chuyển hàng lên đảo lại còn khó khăn hơn nhiều. Khi thủy triều lên, bãi cạn ngập mênh mông trong sóng nước. Khi nước rút, các rặng san hô hiện lên như những cánh cung xanh ngọc. Tàu thường phải neo cách đảo 1 km chờ nước triều lên, các chiến sỹ mới kéo xuồng vận tải chở hàng vào đảo. Không một đảo nào mà các chiến sỹ không phải ngâm mình trong nước biển, bước trên bãi chông san hô để kéo xuồng vào. Ở đảo Đá Tây, lúc chiến sỹ phải đổ mồ hôi đẩy xuồng qua bãi cạn dài hàng cây số, đến Đá Đông phải chạy xuồng hàng tiếng đồng hồ trong gió lớn, rồi vào Trường Sa Đông, ngọn sóng cao như ngọn núi đập ầm ầm vào mạn xuồng, cả nhà báo và lính đảo đều mệt phờ. Mỗi khi xuồng cập bến là một lần chúng tôi được sống trong cảm giác hân hoan, háo hức của lính đảo đón khách - một cảm giác rất lạ mà không nơi nào trên đất liền có được.

            Tại đảo chìm Đá Đông C chúng tôi ăn một bữa cơm với người lính có đủ các món được xem như đặc sản ở đảo là thịt chó, cá bò và rau xanh. Để có bữa cơm thịnh soạn ấy, các chiến sỹ đã phải lặn hàng giờ trên bãi san hô để bắt cá bò bọc thép (loại cá bò chừng 2 đến 3 kg có lớp vảy cứng hơn da bò, thịt dai và thơm) đãi khách. Các chiến sỹ tâm sự: "Đây là bữa cơm Tết của chúng em vì hôm nay có rau xanh, có đủ gia vị từ đất liền, chúng em còn vui hơn Tết vì Tết ở đảo chỉ có anh em lính với nhau, ngày nào cũng từng ấy khuôn mặt. Lâu lắm chúng em mới được ăn bữa cơm với người từ đất liền ra đảo".

             Tàu lại nhổ neo đến đảo Đá Tây khu. Đảo hiện ra nổi bật với một vùng hồ màu xanh lục. Tại đây do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã phải neo lại 4 ngày, vì thế chúng tôi đã được tận hưởng thú câu cá trên biển. Cá ở đây rất bén mồi khi thấy ánh đèn là ào tới hàng đàn.

Các chiến sỹ đảo Trường Sa Đông đọc báo trong giờ nghỉ huấn luyện.

             Chặng cuối hành trình của chúng tôi là đảo Trường Sa Lớn, thủ phủ của huyện đảo Trường Sa. Khi tàu cập đảo một cảnh tượng tấp nập không khác gì một góc cảng Hải Phòng. Khắp nơi trên cầu cảng rộn rã tiếng cười, tiếng trò chuyện của người từ đất liền với người trên đảo, một đoàn dài các chiến sỹ dùng vai trần, xe bò, xe công nông đưa hàng vào đảo. Chúng tôi cùng các chiến sỹ gói bánh chưng bằng lá bàng vuông, một đặc sản duy nhất ở đây. Được hoà vào không khí chuẩn bị đón Tết của lính đảo lòng thấy xốn xang biết bao.

            Cuối cùng thì cuộc hành trình trên biển 20 ngày của chúng tôi cũng kết thúc. Cùng một ngày ba con tàu đi ba cánh đã cùng nhau trở về bến cảng Cam Ranh mang về đất liền đầy ắp những kỷ niệm đẹp trong những ngày cùng sống với các chiến sĩ trên các đảo. Từ trong tâm thức của mình, chúng tôi đều có chung suy nghĩ: Trường sa không xa, hẹn ngày trở lại.

Bài và ảnh: Huy Hùng
Theo Nội san Thông tấn, số 3-2008