Thứ bảy, ngày 06/07/2024

Sổ tay phóng viên

"TrẢẶm dÃằu" ẢỔáỪỚ ẢỔáỨậu TrẳồáỪỲng xÃặ


(09/10/2007 09:15:16)

Bạn bè thường trêu đùa tôi "Cơ quan ông có một người sướng thật, lính cũng ông mà sếp cũng ông, làm việc không phải chia sớt thông tin với ai, không sợ mất đoàn kết nội bộ, một mình ông muốn làm gì thì làm...". Những lúc như vậy, tôi đành cười trừ nhưng trong lòng thầm nghĩ: Sướng đâu không thấy chỉ thấy khó khăn, vất vả. Phân xã có một người vậy thì "Trăm dâu đổ đầu Trưởng xã" là phải.

            Nhớ  có một lần ngồi nhậu chung bàn với anh Ba Việt, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Hậu Giang nhân dịp kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2006. Anh Ba Việt hỏi tôi: "Phân xã có thêm phóng viên (PV) chưa?". "Dạ chưa, vẫn chỉ mỗi một mình em". "Vậy cơ quan có một người làm sao mà viết được hết thông tin của tỉnh nhà nhất là khi có nhiều sự kiện quan trọng cùng xảy ra trong một ngày". "Dạ! Các thông tin thời sự quan trọng em đều nắm và đưa tin hết" ! Anh Ba có vẻ không tin lắm mặc dù điều tôi nói là sự thật.

            Ở cái tỉnh mới này, hầu hết người dân sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhưng nông nghiệp ở Hậu Giang vẫn còn rất lạc hậu, nghèo nàn, nhỏ lẻ, manh mún so với các các tỉnh lân cận. Không riêng gì kinh tế mà ở tất cả các lĩnh vực khác, tỉnh cũng không có gì là đặc thù riêng nên muốn kiếm được một cái tin hay là rất khó. Nhưng đôi khi lại có nhiều sự kiện thời sự  xảy ra cùng một lúc và nằm ở nhiều địa bàn khác nhau, nếu không nắm bắt để viết thì khi sự kiện qua đi lấy cái gì mà viết. Tôi thường ưu tiên chọn những thông tin quan trọng nhất, chọn những cuộc họp "có vấn đế" để dự, nắm tình hình và lần theo từng chủ đề để viết tin, còn đối với những sự kiện đơn giản hơn như: khởi công, khánh thành công trình... thì trước đó tôi đã liên hệ với cơ quan chủ quản để nắm tư  liệu và khi sự kiện xảy ra, tôi đã có sẵn thông tin để đưa. Đôi khi hết cách cũng phải nhờ đến bạn bè đồng nghiệp bằng cách trao đổi thông tin. Chính vì cách làm trên mà từ trước đến nay tôi không để "lọt" một sự kiện thời sự quan trọng nào của tỉnh.

            Mặc dù đã hết sức cố gắng, năng động nhưng nhiều khi làm việc "đơn thương độc mã" nên có những tình huống đặc biệt tôi cũng không thể xoay sở nổi. Tôi nhớ có lần đi dự hội nghị Ủy ban bầu cử tỉnh về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII. Khi nghe giới thiệu có phóng viên TTXVN đến dự, các đồng chí trong Ban tổ chức nhiệt tình mời tham dự tất cả các cuộc họp lẫn các lần đi thực tế để nghe và viết tin về tiếp xúc cử tri. Lúc đó tôi rất mừng vì mình được mời họp, sẽ có nhiều thông tin để viết. Nhưng sau đó tôi lại lo: nếu cứ đi thực tế bám sát tuyến tin này thì các sự kiện khác làm sao mà nắm được để đưa tin, nhưng được mời mà không đi thì biết ăn nói với người ta làm sao và sợ mai mốt người ta sẽ không mời nữa. Thế là lúc đầu tôi cũng nhiệt tình tham gia nhưng các lần sau thì thưa dần, chỉ nắm kỹ lịch làm việc của Ủy ban bầu cử tỉnh sau đó chọn những mốc sự kiện quan trọng để tham dự và viết tin. Nỗi lo lớn nhất của tôi (kể ra cũng hơi kỳ) là không sợ không nắm bắt được thông tin mà chỉ sợ có quá nhiều đơn vị mời cùng một lúc thì không thể tham dự được. Mà đôi khi không phải dự họp chỉ để nắm tình hình đưa tin mà có những cuộc họp rất cần thiết phải đi để quan hệ, xã giao hoặc để nắm bắt thông tin đầu mối. Đây là một việc làm hết sức quan trọng của các phóng viên phân xã, nhất là đối với một tỉnh mới, Phân xã mới thành lập như Phân xã Hậu Giang.

            Làm chuyên môn chỉ có một người đã khó, cơ quan chỉ có một người với hàng trăm thứ việc khác nhau còn khó hơn.

            Nhớ lại ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ xuống địa bàn tỉnh Hậu Giang với vai trò là một phóng viên thường trú. Phương tiện, tài sản cơ quan giao cho tôi là một chiếc máy tính xách tay, một chiếc điện thoại di động để truyền tin về Tổng xã. Tôi đem theo chiếc xe máy CD 90 dùng làm phương tiện đi lại. Không có trụ sở làm việc, gia đình và lãnh đạo cấp trên đều ở xa thật sự làm tôi hết sức lo lắng. Những ngày đầu tiên tôi phải ở nhờ và làm việc tại nhà công vụ của tỉnh cùng với các anh em ở Ban tuyên giáo tỉnh ủy. Thật ra, mảnh đất và con người Hậu Giang chẳng quá xa lạ đối với tôi vì trước đây tôi từng theo dõi tuyến tin kinh tế, nông nghiệp nông thôn tỉnh Cần Thơ cũ, trong đó có địa bàn Hậu Giang ngày nay; từng đi công tác các huyện của Hậu Giang; từng làm việc với nhiều cán bộ cấp huyện và tỉnh. Nhưng bây giờ khi thật sự bắt tay thực hiện nhiệm vụ mới thấy lo. Vừa lo việc cơ quan giao cho không biết có đủ sức hoàn thành, vừa lo chuyện gia đình vì mình phải xa nhà trong khi mình vợ tôi đảm đương hai đứa con còn rất nhỏ, không có hai bên nội ngoại giúp đỡ. Để giết thời gian cũng như chống chọi lại cảnh nhớ nhà, đối phó với cảnh "muỗi kêu như sáo thổi" ở Vị Thanh, hầu hết các anh ở Ban tuyên giáo mỗi tối đều tổ chức ăn nhậu. Lúc đầu vì tôi là khách, cũng muốn xã giao nên nhiệt tình tham gia. Nhưng rồi ngày nào cũng nhậu trong khi tửu lượng của mình không mạnh, mỗi lần lỡ nhậu nhiều là hôm sau đầu óc cứ bần thần không thể làm việc được nên tôi có ý định là  phải bỏ nhậu, nhưng muốn bỏ nhậu phải tìm một chỗ ở riêng. Được Ban giám đốc Văn phòng đại diện TTXVN tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý, tôi đã kiếm và thuê được một căn nhà cấp 4 làm trụ sở Phân xã. Căn nhà chỉ trên 40 mét vuông đã khá cũ, nắng thì nóng, còn mưa thì nước từ hành lang tràn vào nhà. Tuy vậy, đối với tôi đó là một niềm vui lớn, một sự thay đổi lớn. Có lần đồng chí Trần Mai Hưởng  Phó Tổng giám đốc đi ngang và ghé Phân xã Hậu Giang đã nhận xét: Phân xã của mình còn khiêm tốn quá! "Có được căn phòng này là em mừng lắm rồi vì mình không phải ở và làm việc lệ thuộc ai, với lại ở tỉnh Hậu Giang, hầu hết các cơ quan ban ngành cấp tỉnh cũng vẫn phải thuê mướn trụ sở giống như mình". Tôi thật tình đáp lại.

            Từ khi có trụ sở tạm, tôi phải chạy ngược xuôi lo đủ thứ việc: Lập lại mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh để thông báo sự có mặt của phân xã; õ liên hệ với bưu điện để lắp điện  làm việc, gắn đường dây ADSL để truyền tin; mua sắm bàn ghế thiết bị rồi liên hệ và làm thủ tục xin đất; làm dự án thiết kế để xây dựng trụ sở mới...

            Mặc dù đã rất cố gắng, khắc phục khó khăn để hoàn thành công tác chuyên môn, công tác quản lý Phân xã cũng như quan hệ ngoại giao với địa phương, nhưng tôi biết thế vẫn còn chưa đủ bởi đối với một tỉnh mới và một Phân xã mới như Hậu Giang vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới. Mong muốn nhất của tôi là lãnh đạo cơ quan cho triển khai nhanh việc xây dựng trụ sở  phân xã đồng thời bố trí thêm phóng viên cho Phân xã Hậu Giang, bởi ai có qua "đoạn trường" mới hiểu, làm việc một mình lủi thủi lắm các đồng nghiệp ơi.

Ngọc Thiện
Theo Nội san Thông tấn, số 9/2007

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Phóng viên miền núi chuyện nay mới kể (09/10/2007 09:10:12)

Cô gái Oâxtrâylia hát chèo và phóng viên ảnh Trọng Chính (09/10/2007 09:07:16)

Sử dụng ảnh trong tranh cổ động và bìa xuất bản phẩm (05/09/2007 09:46:03)

Sử dụng nguồn thông tin ẩn danh (05/09/2007 09:41:59)

Chi tiết - Tế bào của bài báo (05/09/2007 09:39:19)

Trên quê hương nhà báo - liệt sĩ Trần Kim Xuyến (05/09/2007 09:14:31)

"TÃƠi táỪổ hào là dÃằn ThÃƠng táỨần" (05/09/2007 09:06:31)

Hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao (01/08/2007 10:06:37)

Lời khuyên về phát triển mối quan hệ với các nguồn cung cấp thông tin (01/08/2007 10:05:13)

Chuýằ‡n tÃĂc nghiỏằ‡p cỏằĐa phóng viÃên phÃÂn xÃÊ vÃạng cao (01/08/2007 10:03:55)