Thứ bảy, ngày 27/04/2024

Sổ tay phóng viên

Cầm bản đề cương chuyên đề "Tây Nguyên khát" trong tay, tôi băn khoăn hỏi phóng viên viết Nguyễn Vũ Thành Đạt: "Đi ‘khát’ một tháng sao anh?". Anh Đạt cười bảo: "Họ khát 20 năm rồi em, mình đi một tháng nhằm nhò gì". Thế là chúng tôi lên đường...

Những ngày đầu tháng 10/2013 với chúng tôi quả là những ngày đáng nhớ. Lần đầu tiên nhóm phóng viên Truyền hình thông tấn được Bộ Ngoại giao Mỹ mời sang làm phim về đề tài Bảo vệ động vật hoang dã tại một số bang miền Đông nước Mỹ.

Từng một lần đến với Trường Sa, đầu năm 2014, tôi lại có dịp đến với vùng biển Tây Nam. Hơn một tuần lênh đênh trên sóng nước cùng con tàu HQ 627, lại thêm một lần nữa tôi được cảm nhận, thấu hiểu hơn những hy sinh thầm lặng của biết bao cán bộ, chiến sỹ Hải quân ngày đêm chắc tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Học được nhiều sàng khôn. Đó là cảm nhận của các thành viên đoàn công tác TTXVN tới Hàn Quốc cuối năm 2013 để chuẩn bị đầu tư xây dựng Trung tâm Truyền hình thông tấn.

Từ ngày 7- 23/12/2013, với nhiệm vụ thông tin về SEA Games 27, hai phóng viên Nguyễn Thanh Hà (Ban biên tập Ảnh) và Nguyễn Hữu Quý (Trưởng phòng đại diện báo Thể thao & Văn hóa tại Đà Nẵng) đã có những trải nghiệm khó quên tại cố đô Yangon của đất nước Myanmar. Dưới đây là câu chuyện của nhóm PV thông tấn trong những ngày tác nghiệp đáng nhớ...

Thấm thoắt, tôi đã có một năm là phóng viên thường trú, sống và tác nghiệp trên mảnh đất biên cương Hà Giang. Vùng đất "ngửa mặt lên là núi, cúi mặt xuống là vực sâu và nhìn đâu đâu cũng thấy đá" đã trở thành nơi khởi nguồn cho những đam mê đầu tiên trong đời làm báo của tôi.

Sau hành trình bay 9 tiếng đồng hồ, vượt 6.700km, đoàn chúng tôi đến thủ đô Moskva trong khuôn khổ chương trình hợp tác, trao đổi phóng viên giữa TTXVN và hãng ITAR- TASS năm 2013.

"Neo" mÃểnh thẳồáỪŨng trÃỨ áỪỲ ẢỒiáỪẬn BiÃến táỪề thÃắng 7/2009, tháỨầm thoáỨốt tÃƠi ẢỔÃặ gáỨốn bÃỠ váỪỈi máỨặnh ẢỔáỨầt cáỪổc TÃằy TáỪỚ quáỪỔc gáỨận 5 nẢẶm. ẢỒÃỠ là khoáỨặng tháỪŨi gian chẳồa dài váỪỈi ẢỔáỪŨi phÃỠng viÃến, nhẳồng cĂẹng ẢỔáỪậ ẢỔáỪẶ ẢỔong ẢỔáỨậy káỪở niáỪẬm váỪẮ nháỪống chuyáỨƯn ẢỔi. MáỪỞi máỪỎt chuyáỨƯn cÃƠng tÃắc là máỪỎt tráỨặi nghiáỪẬm tháỪổc sáỪổ lÃơ thÃỨ, báỪỚ Ãễch; nhẳồng cÃỠ tháỪẶ nÃỠi, váỪỈi tÃƠi, ẢỔÃắng nháỪỈ nháỨầt là chuyáỨƯn ẢỔiáỪẮu tra tháỪổc tráỨắng ráỪềng áỪỲ xÃặ HuáỪỚi SÃỠ, huyáỪẬn TáỪậa ChÃỰa vào cuáỪỔi thÃắng 12/2012.

Trong các bài viết tham gia chuyên mục "Tôi là phóng viên TTXVN thường trú tại...", đa phần các tác giả mới bàn đến chuyện thông tin làm nên thương hiệu thông tấn, góp phần khẳng định vị thế các Cơ quan thường trú TTXVN tại các địa phương. Đây là điều hiển nhiên không thể bàn cãi. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin đề cập đến một khía cạnh khác, nhỏ mà không nhỏ trong việc góp phần tạo dựng vị thế của hãng thông tấn quốc gia. Đó là chuyện "nơi ăn, chốn ở" của phóng viên thường trú.

Dân chủ, tôn giáo, nhân quyền, dân tộc luôn là những chủ đề "nóng", tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia và công tác đối ngoại của đất nước.