Thứ sáu, ngày 03/05/2024

Giải đáp chính sách

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 2)


(21/10/2016 14:10:19)

1. Hỏi: Những đối tượng nào được hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử? 2. Hỏi: Nhuận bút đối với tác phẩm báo in, báo điện tử được quy định như thế nào?

GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN, TRUYỀN HÌNH 
 
1. Hỏi: Những đối tượng nào được hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử?
* Trả lời:  Điều 6, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 quy định các đối tượng được hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử gồm có:
            1. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo chí sử dụng.
            2. Lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên và những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm báo chí.
            3. Người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí.
 
2. Hỏi: Nhuận bút đối với tác phẩm báo in, báo điện tử được quy định như thế nào?
* Trả lời: Điều 7, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 quy định về nhuận bút đối với tác phẩm báo in, báo điện tử như sau:
            - Khung nhuận bút cho tác phẩm báo in, báo điện tử được quy định như sau:
 
Nhóm Thể loại Hệ số tối đa
1 Tin
Trả lời bạn đọc
10
2 Tranh 10
3 Ảnh 10
4 Chính luận 30
5 Phóng sự
Ký (một kỳ)
Bài phỏng vấn
30
6 Sáng tác văn học 30
7 Nghiên cứu 30
8 Trực tuyến
Media
50
            - Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là mức tiền lương cơ sở).
            Đối với cơ quan báo chí tự bảo đảm chi phí hoạt động, việc trả nhuận bút cao hơn mức bình quân chung do Tổng biên tập quyết định căn cứ vào chất lượng, thể loại, khung hệ số nhuận bút nhưng không vượt quá hệ số tối đa tại khung nhuận bút.
            - Nhuận bút được tính như sau:
Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút.
            -  Những quy định khác:
            + Tác giả phần lời của bản nhạc, của truyện tranh, phụ đề thể loại Media hưởng từ 20 - 50% nhuận bút của tác phẩm đó.
            + Tác giả bản dịch từ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt hoặc ngược lại hưởng từ 40 - 65% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại tương ứng bằng tiếng Việt. Mức nhuận bút do Tổng biên tập quyết định.
            + Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số hưởng thêm 10 - 20% nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.
            + Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác hưởng thêm 30 - 50% nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.
            + Tác giả của tác phẩm thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm được hưởng thêm tối đa bằng mức nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.
            + Đối với báo điện tử, nhuận bút, thù lao thông tin do độc giả cung cấp sẽ do Tổng biên tập quyết định, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.
            + Đối với các bài phỏng vấn, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn được cơ quan báo chí trả nhuận bút theo quy chế của cơ quan báo chí./.

Theo Phòng Tổng hợp Pháp chế

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Giải đáp Pháp luật về lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình (số 1) (14/10/2016 14:17:50)

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp  (06/10/2016 09:24:04)

Thẻ căn cước công dân được cấp từ năm 2016 (14/06/2016 14:36:02)

Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người (08/04/2016 09:10:03)

Trình tự, thủ tục đánh giá viên chức (12/01/2016 14:34:07)

Những việc cần công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết (12/10/2015 14:44:20)

Quy định về trang thông tin điện tử, mạng xã hội (16/09/2015 15:22:00)

Hỏi và đáp (05/08/2015 15:25:17)

Về việc sử dụng phù hiệu cài áo có logo TTXVN (08/01/2015 13:19:52)

Nguyên tắc hoạt động của cơ quan thường trú trọng điểm (03/10/2014 14:45:13)