Thứ sáu, ngày 19/04/2024

Sổ tay phóng viên

Đối với một phóng viên truyền hình, việc phải dẫn hiện trường là điều không khó lắm. Nhưng với một phóng viên thường trú như tôi, để làm được điều này không phỉa dễ dàng nhất là cùng một lúc phải làm nhiều loại hình thông tin.

Tôi học đứng trước máy quay truyền hình


(04/10/2016 10:59:18)

Tháng 10/2013, Cơ quan thường trú (CQTT) TTXVN tại Bình Phước nhận bàn giao máy quay để làm truyền hình. Được Trưởng CQTT giao “phụ trách” máy quay, tôi rất hứng thú. Vốn chỉ quen với những bài báo viết, những bức ảnh tĩnh, giờ đây, truyền hình mang đến cho tôi một làn gió mới, với những khuôn hình sinh động và cách thể hiện hoàn toàn khác. “Đây chính là cơ hội để mình áp dụng những kiến thức đã được tập huấn khi mới bước chân vào thông tấn”, tôi tự nhủ

Phóng viên Đậu Tất Thành phỏng vấn người dân tại một phiên tòa xét xử lưu động ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Từ đó, tôi bắt đầu tiếp cận những kỹ năng của một phóng viên truyền hình, nhất là cách thức làm tin, phóng sự. Trong đó, dẫn hiện trường là kỹ năng mà tôi phải rèn luyện và học tập nhiều, bởi đứng “đằng sau” ống kính và đứng “đằng trước” ống kính là những trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Những ngày đầu mới tập dẫn hiện trường không hoàn toàn dễ dàng như tôi nghĩ. Tôi có thể tự tin cầm máy quay và phỏng vấn nhân vật nhưng lại cảm thấy hơi run khi phải cầm mic đứng trước ống kính. Tôi tự đặt ra cho mình khá nhiều câu hỏi: “Liệu tôi có dẫn tốt không?”, “Khi nào thì cần xuất hiện trong phóng sự?”, “Tôi sẽ nói gì khi dẫn hiện trường?”…
Để thể hiện phần lời dẫn trước ống kính một cách suôn sẻ, tôi thường gih ra giấy những ý chính và định hình các phần sẽ nói trong đầu. Tuy nhiên, khi vào thực tế, số lần vấp váp cũng khá nhiều. Từ cách nhấn nhá trong câu chữ đến cách thể hiện để tạo sức hút đối với người xem luôn làm tôi cảm thấy không hài lòng với bản thân. Theo những gì tôi quan sát ddwwocj, hành động của phóng viên thể hiện trong phóng sự sẽ có nhiều tác động đến người xem, nó có thể chuyển tải nhiều thông tin mà nếu biết khai thác sẽ vô cùng hiệu quả. Tôi thường phải làm đi làm lại nhiều lần, để tự rèn luyện cho mình kỹ năng dẫn hiện trường sao cho chân thực và thuyết phục nhất.
Thực tế tác nghiệp cho thấy, nội dung lời dẫn chính là yếu tố then chốt để phần dẫn hiện trường thành công. Vậy mình sẽ nói gì đây khi xuất hiện? Câu hỏi này không đơn giản bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và kết cấu của phóng sự. Do đó, tôi thường xuyên tham khảo, tìm hiểu và tuân theo một vài tiêu chí nội dung lời dẫn xuất phát từ sự trông đợi và ý nghĩa của dẫn hiện trường đối với khán giả. Tôi thường sử dụng những câu nói ngắn, gọn, thông thường chỉ khoảng từ 2 - 3 câu tương ứng với các góc tiếp cận, phản ánh, điều tra của sự kiện, đúng như những kiến thức mà giảng viên Nguyễn Văn Vinh, dạy về nghiệp vụ truyền hình cho PV thông tấn đã trao đổi, dặn dò.
Qua nhiều lần thử nghiệm và thực hành, tôi thấy vẫn còn rất nhiều điều cần phải rèn luyện thêm để có thể hoàn thành tốt một đoạn dẫn hiện trường. Bởi xét cho cùng, các yếu tố nghiệp vụ cũng chỉ là một phần, mà quan trọng hơn là bản lĩnh và sự sáng tạo của người phóng viên để thể hiện tốt nhất ý đồ, kết cấu của một tác phẩm truyền hình.

Theo Nội san Thông tấn, số 7/2016

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Vượt lũ dữ đến Lủng Pảng (14/06/2016 14:33:00)

Giải ảnh báo chí thế giới năm 2015: Bức ảnh về người di cư đoạt giải Nhất (08/04/2016 09:22:27)

Niềm vui từ sự thử thách (07/04/2016 10:12:18)

Báo ảnh Dân tộc và Miền núi - 25 năm "phủ sóng" tới đồng bào (25/02/2016 16:00:00)

Trên những cung đường Xuân... (25/02/2016 15:50:29)

Lắng đọng tiếng sóng Trường Sa (25/02/2016 15:01:45)

Cùng vào cuộc đưa tin về vụ khủng bố tại Paris (12/01/2016 14:28:31)

Tìm chim, kiếm voọc giữa biển trời Bắc bộ (12/01/2016 11:08:27)

Đưa thông tin của TTXVN lên mạng xã hội (12/01/2016 10:43:09)

Cơ bản vè SEO báo điện tử mà nhà nhà báo cần quan tâm (08/12/2015 15:28:30)