Thứ bảy, ngày 06/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Hai phóng sự ảnh "Tiềm năng thủy sản đất Chín Rồng" và "Quả điều vàng" của Báo ảnh Việt Nam (BAVN) được nhận giải B- Giải báo chí TTXVN năm 2011 là một niềm vui lớn của tập thể BAVN nói chung và của cá nhân tôi cùng nhóm tác giả: Kim Sơn, Thịnh Phát, Quang Minh, Minh Quốc, Nguyễn Vũ Thành Đạt nói riêng.

Chùm phóng sự điều tra "Người Việt nhập cư bất hợp pháp vào Anh" được giải A của ngành khiến tôi cảm thấy náo nức và tự hào như đứa trẻ đi học được điểm cao. Với tôi, chuyến công tác để thực hiện loạt bài này có lẽ là chuyến đi để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất trong "ba năm thường trú lưu đồn" ở phân xã Paris.

Hệ thống 63 phân xã ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước và 27 phân xã ở nước ngoài, là một lợi thế của riêng TTXVN. Làm thế nào để hệ thống phân xã phát huy được hiệu quả tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng, uy tín của thông tin thông tấn, là một trong những việc cần làm ngay của Ngành trong giai đoạn hiện nay.

Typography là nghệ thuật sử dụng các kiểu chữ (font chữ), lựa chọn, sắp đặt các font chữ khác nhau trong một bài báo, trong tít và các phần khác của trang báo. Font chữ cũng chính là cơ sở cụ thể nhất của mối liên hệ giữa người làm báo và độc giả. Bằng việc điều chỉnh, thay đổi một hoặc nhiều tham số của font chữ, ta có thể đạt được một cảm nhận hoàn toàn khác với cùng một nội dung thông tin.

Là phóng viên theo dõi lĩnh vực giáo dục, có dịp đi, gặp và trò chuyện cùng thầy cô giáo, tôi được nghe nhiều sẻ chia, trăn trở với nghề của họ. Tôi không thể quên hình ảnh thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hiện của trường Trung học phổ thông Trung Văn (Từ Liêm, Hà Nội) ngồi trầm tư, mắt buồn rười rượi vì thầy đã cố hết sức mà học trò vẫn không chịu học; hình ảnh cô giáo ở trường tiểu học Bình Nguyên (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) 5 năm liền dạy miễn phí cho cậu học trò bị chứng động kinh, và cái dáng gầy gò, đen đúa, đầy lam lũ của cô giáo Y Thách giữa núi rừng Tây Nguyên, sáng sáng mang bầu, bí, khoai, sắn ra chợ đổi lấy gạo về nấu cháo cho học trò.

Là phóng viên theo dõi lĩnh vực giáo dục, có dịp đi, gặp và trò chuyện cùng thầy cô giáo, tôi được nghe nhiều sẻ chia, trăn trở với nghề của họ. Tôi không thể quên hình ảnh thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hiện của trường Trung học phổ thông Trung Văn (Từ Liêm, Hà Nội) ngồi trầm tư, mắt buồn rười rượi vì thầy đã cố hết sức mà học trò vẫn không chịu học; hình ảnh cô giáo ở trường tiểu học Bình Nguyên (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) 5 năm liền dạy miễn phí cho cậu học trò bị chứng động kinh, và cái dáng gầy gò, đen đúa, đầy lam lũ của cô giáo Y Thách giữa núi rừng Tây Nguyên, sáng sáng mang bầu, bí, khoai, sắn ra chợ đổi lấy gạo về nấu cháo cho học trò.

Nếu ngày 28/8/2010, tôi không chụp được bức ảnh thể hiện tình cảm trân trọng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với GS Ngô Bảo Châu, nhà khoa học trẻ vừa đoạt giải thưởng toán học danh giá Fields, thì có lẽ hôm nay tôi không còn đủ tự tin để cầm máy nữa...

Ngày 9/4/2011, Tổng Giám đốc TTXVN Trần Mai Hưởng đã ký Quyết định tặng thưởng Giải báo chí TTXVN năm 2010. NSTT xin giới thiệu toàn bộ danh sách các tác giả có tác phẩm đoạt giải theo Quyết định này.

Năm 2010, được sự đồng ý của Ban lãnh đạo, Liên Chi hội Nhà báo TTXVN đã thay đổi thời điểm tổ chức giải báo chí ngành để có thể lựa chọn tác phẩm từ ngày 1/1 đến 31/12 mỗi năm. Giải báo chí trẻ cũng được tổ chức đồng thời với giải báo chí ngành. Thay đổi này giúp cho giải báo chí của ngành tương đồng với giải báo chí quốc gia về mặt thời gian, tạo thuận lợi cho việc chọn các tác phẩm của cơ quan đi dự giải báo chí quốc gia. Cũng vì lý do này, giải báo chí ngành được cơ cấu lại để phân chia tin bài theo các thể loại phù hợp với giải báo chí quốc gia, trong khi xét đến đặc thù của TTXVN và đã bổ sung thêm giải cho các tin bài đối ngoại.

Ngày 19/4, Liên Chi hội Nhà báo TTXVN tổ chức kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2011) và trao tặng Giải báo chí TTXVN năm 2010.