Thứ năm, ngày 02/05/2024

Tìm hiểu báo chí

2007 năm có nhiều nhà báo bị thiệt mạng


(07/07/2008 09:50:22)

Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) cho biết năm 2007, con số nhà báo bị giết hại khi đang tác nghiệp cao nhất trong hơn mười năm qua với 64 người thiệt mạng, tăng 14% so với năm 2006.

            Trong 5 năm trở lại đây, Iraq luôn bị coi là "đất nước tử thần" với cánh báo chí khi có tới một nửa số nhà báo hy sinh tại đất nước này. Phần lớn các nhà báo bị sát hại bằng súng khi tham gia đưa tin về các cuộc chiến. Chủ yếu làm việc tại các cơ quan báo chí địa phương. Số ít còn lại làm việc trong các tờ báo, các tổ chức báo chí quốc tế như: New York Times, ABC News, Reuters và AP.

            Để có được những thông tin nóng hổi và trung thực về tình hình Iraq, các phóng viên dường như không còn nghĩ đến bản thân mình. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tháng 3/2003, tổng cộng có 124 nhà báo và 49 nhân viên truyền thông đã bị thiệt mạng. Iraq trở thành mảnh đất gây chết chóc cho các nhà báo nhiều nhất trong lịch sử.

            Somalia, mảnh đất đáng sợ thứ hai sau Iraq, với 7 nhà báo bị sát hại trong năm 2007. Bạo lực ở Iraq dường như chưa thấm vào đâu so với những hiểm nguy và sự đầy đọa khủng khiếp ở Somalia. Các phóng viên ở đây phải đối mặt hàng ngày với rủi ro, mạo hiểm. Trong số bảy cái chết này có hai cuộc mưu sát tại nhà riêng của hai nhà báo nổi tiếng. Mahad Ahmed Elmi, Giám đốc Đài Phát thanh Thủ đô, chết sau khi bị bắn bốn phát vào đầu. Vài giờ sau, một vụ nổ mìn đã cướp đi sinh mạng của Ali Iman Sharmarke, ông chủ của công ty truyền thông HornAfrik sau khi ông vừa trở về từ đám tang Elmi. Philippin và Nga là hai quốc gia có số nhà báo bị thiệt mạng nhiều nhất 15 năm trước đây. Hiện nay, trong khi tình hình Philippin được cải thiện thì Nga vẫn là nơi nguy hiểm với các nhà báo. Gần đây nhất, ngày 21/3/2008, tại Nga, đã có hai nhà báo bị giết chết. Nạn nhân thứ nhất là Gadzhi Abashilov, Giám đốc Công ty phát thanh và truyền hình nhà nước Dagestan và nạn nhân thứ hai là Ilyas Shurpayev, phóng viên kênh truyền hình thứ nhất của Nga. Gadzhi Abashilov bị bắn khi ông vừa rời khỏi một cửa hàng bước vào xe ôtô còn Ilyas Shurpayev thì bị siết cổ đến chết bằng một chiếc thắt lưng trong căn hộ của mình. Hai vụ giết người cách nhau chỉ vài tiếng đồng hồ.

Biểu đồ số lượng nhà báo thiệt mạng trong 10 năm (1997-2007).

            Việc thủ tiêu các nhà báo không phải là chuyện mới lạ ở Nga. Cách đây gần hai năm, nữ nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaya đã bị bắn chết bởi một kẻ lạ mặt khi bà vừa trở về nhà mình.

            Tại PakistanSri Lanka, 5 phóng viên đã bị sát hại vì có những bài báo "đụng chạm". Nhà báo Muhammad Arif (kênh truyền hình ARY One World) bị sát hại cùng với 138 người khác trong vụ đánh bom nhân chuyến hồi hương của cố Thủ tướng Benazir Bhutto. Ở Sri Lanka, máy bay quân đội ném bom Đài Phát thanh giết chết 3 nhà báo. Tại Mỹ, Tổng biên tập thời báo Oakland Post, ông Chauncey Bailey bị sát hại dã man khi đang trên đường đến tòa soạn.

            Hàng triệu người trên khắp hành tinh cũng đã chứng kiến cảnh nhà báo Nhật Bản Kenji Nagai bị một nhóm người địa phương giết chết ngay giữa thủ đô Rangoon (Mianma).

Phan Tam (theo tài liệu của CPI)
Theo Nội san Thông tấn, số 6/2008

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Tác nghiệp của phóng viên ngoài nước trong các sự kiện ngoại giao (02/06/2008 09:58:19)

Sôi động giải Ảnh báo chí thế giới  (13/05/2008 11:01:07)

Blog trong cỳằ™c sỏằ‘ng hiỏằ‡n Ä‘ỏºĂi (09/01/2008 10:04:12)

Báo chí hiện đại và xu hướng "co" khổ báo (06/12/2007 16:11:58)

AFP Hãng thông tấn lâu đời nhất thế giới (06/11/2007 11:26:43)

Tân Hoa xã Mô hình sử dụng và bồi dưỡng phóng viên hiệu quả (09/10/2007 09:24:39)

Một số tiêu chí của ảnh báo chí (09/10/2007 09:16:24)

PA - một mô hình tập đoàn truyền thông hiện đại (05/09/2007 09:44:49)

Giải Pulitzer 2007 với bức ảnh gây sốc (05/09/2007 09:43:00)

Hồng Công - một địa bàn đặc biệt (01/08/2007 09:57:47)