Thứ ba, ngày 23/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

22 bài tập nhiếp ảnh cơ bản


(02/04/2014 09:39:35)

Để trở thành một phóng viên ảnh giỏi, bạn cần phải rèn luyện kỹ thuật để làm chủ được chiếc máy ảnh, thông thạo các kỹ năng chụp ảnh. Nếu mới đặt chân vào thế giới nhiếp ảnh, bạn chưa cần phải sắm ngay cho mình những máy ảnh dòng cao cấp, đắt tiền. Hãy bằng lòng với chiếc máy ảnh bạn đang có trên tay và luyện tập những bài tập sau đây trước. Đó là một bộ 22 bài tập cơ bản, giúp các bạn mới cầm máy làm quen với lĩnh vực nhiếp ảnh và máy ảnh của mình.

1. Thử nghiệm với kit lens (ống kính zoom thường đi cùng với máy ảnh). Ống kính này sẽ làm bạn kinh ngạc về khả năng của nó.

2. Chụp ảnh ở mọi tiêu cự, khẩu độ và tốc độ.

3. Thử chụp ảnh cùng một đối tượng với nhiều thiết đặt ISO khác nhau. Xem cách khẩu độ, tốc độ thay đổi khi thiết đặt các mức ISO khác nhau.

4. Học "phơi sáng" một bức ảnh với nhiều cách khác nhau qua việc thay đổi biến số này rồi tới biến số kia (khẩu độ, tốc độ, ISO).

5. Đừng bỏ qua các "chế độ" chụp ảnh được lập trình sẵn trên máy của bạn, hãy dùng qua nó.

6. Chụp ảnh "thiếu sáng" hay "thừa sáng" một cách có chủ ý, để tạo nên cái cảm xúc mà bạn muốn truyền tải tới nguời xem ảnh.

7. Đặt ống kính của bạn ở một mức tiêu cự và chụp ảnh ở tiêu cự đó trong suốt ngày. Luyện tập zoom bằng chân

8. Tập chụp ảnh với ống kính đặt ở chế độ lấy nét manual. Học cách lấy nét mà không phải dựa dẫm vào tính năng lấy nét tự động của máy.

9. Chụp ảnh ở tốc độ thấp (cầm tay và đặt trên giá ba chân). Nhận biết ở tốc độ nào thì bạn không còn cầm máy đủ vững để chụp một bức ảnh không bị rung. Tạo cảm giác chuyển động trong một bức ảnh mà bạn muốn treo. Làm chậm dòng chảy của thác cho đến khi nước nhìn giống như dải sương khói đang chuyển động.

10. Chụp một số ảnh ở tốc độ cao. "Bắt đứng" hành động giữa không trung.

11. Tập kỹ thuật Panning. Xe cộ chuyển động nhanh hay vận động viên trong một sự kiện thể thao là những đối tượng tuyệt vời để bạn luyện tập kỹ thuật này.

12. Chụp ảnh chân dung của bạn bè.

13. Chụp ảnh đời thường của bạn bè.

14. Thử chụp cận cảnh một số thứ, bạn có thể không có được tấm ảnh macro thực sự, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả mà kit lens mang lại.

15. Xuống phố vào buổi đêm và chụp một số ảnh không flash. Tập cách dùng ánh sáng sẵn có.

16. Tập cách dùng đèn cóc trên máy. Thử dùng giấy lọc cafe (hoặc giấy mỏng) để làm dịu ánh sáng gắt của flash hay một danh thiếp để có hiệu ứng ánh sáng dội.

17. Chụp ảnh vào buổi trưa. Nghiên cứu việc các bóng đổ có thể tạo ra các trạng thái, cảm xúc thế nào cho ảnh.

19. Làm ai đó bật cười với một bức ảnh do bạn chụp.

20. Làm ai đó dừng lại và suy ngẫm với một ảnh do bạn chụp.

21. Luyện tập sử dụng phần mềm xử lý hậu kỳ của ảnh. Đây chính là phòng tối của bạn.

22. In các gợi ý bên trên ra và đánh dấu các mục bạn chưa thực hành chỉ với ống kính kit lens. Hãy thực hành các mục bạn đánh dấu.

Theo Nội san Thông tấn, số 3/2014

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Giải Ảnh báo chí thế giới năm 2013: Hướng về người nghèo (01/04/2014 11:39:47)

Tự hào góp phần bảo vệ dòng sông Đồng Nai (01/04/2014 10:52:55)

Hành trình vào vùng chiến sự (01/04/2014 10:47:29)

Nâng cao công tác Liên chi hội Nhà báo bằng các việc làm thiết thực, hiệu quả (01/04/2014 09:29:51)

Thông tin nguồn, định hướng - bài học của năm 2013 (01/04/2014 09:14:41)

Tin Tức - "mâm cỗ" đầy đặn (12/02/2014 09:39:25)

Thể thao & Văn hóa - Sớm nhất "làng" (12/02/2014 09:37:09)

Vượt đại dương " tầm sư học đạo" (11/02/2014 15:35:37)

Đem Tết đến với những người canh giữ đảo xa (11/02/2014 11:39:06)

Hai doanh nghiệp ngành in: Bươn trải vượt khó, làm ăn khấm khá (11/02/2014 09:48:24)