Thứ tư, ngày 24/07/2024

Sổ tay phóng viên

Bản lĩnh Nhật Bản


(13/04/2011 16:32:50)

"Kinh hoàng" và "kháỪậng khiáỨƯp" là nháỪống cáỪầm táỪề mà nhiáỪẮu ngẳồáỪŨi sáỪễ dáỪầng ẢỔáỪẶ mÃƠ táỨặ váỪẮ tráỨễn ẢỔáỪỎng ẢỔáỨầt và sÃỠng tháỨận váỪềa qua áỪỲ NháỨễt BáỨặn. TráỨễn ẢỔáỪỎng ẢỔáỨầt này xáỨặy ra vào 14 giáỪŨ 46 phÃỨt ngày 11/3/2011 áỪỲ phÃễa TÃằy ThÃắi BÃểnh Dẳồẳắng, váỪỈi tÃằm cháỨần cÃắch báỪŨ biáỪẶn phÃễa ẢỔÃƠng bÃắn ẢỔáỨặo Oshika gáỨận thành pháỪỔ Sendai 130km và cÃắch tháỪậ ẢỔÃƠ Tokyo 373km. ẢỒÃằy là tráỨễn ẢỔáỪỎng ẢỔáỨầt cÃỠ cẳồáỪŨng ẢỔáỪỎ máỨắnh nháỨầt trong láỪỀch sáỪễ hiáỪẬn ẢỔáỨắi cáỪậa NháỨễt BáỨặn và cao tháỪẹ 4 trong láỪỀch sáỪễ tháỨƯ giáỪỈi. ẢỒáỪỎng ẢỔáỨầt máỨắnh ẢỔÃặ kÃẹo theo cÃắc ẢỔáỪặt sÃỠng tháỨận kháỪỚng láỪỘ tràn vào cÃắc báỪŨ biáỪẶn áỪỲ phÃễa ẢỒÃƠng BáỨốc NháỨễt BáỨặn, cẳồáỪỈp ẢỔi sinh máỨắng cáỪậa hàng ngàn ngẳồáỪŨi dÃằn "xáỪẹ sáỪỲ hoa anh ẢỔào".

Sau trận động đất, tôi cầm máy quay video chạy ra ngoài, với hy vọng ghi lại hình ảnh đổ nát sau trận động đất cũng như tâm trạng của người dân. Hy vọng này đã ngay lập tức tắt ngấm sau khi tôi bước ra khỏi nhà. Từ ban công tầng 4 của tòa nhà, tôi thấy các ngôi nhà xung quanh vẫn đứng vững. Chạy xuống tầng 1 của khu nhà, tôi gặp những người hàng xóm của mình đang ngồi ở khoảng đất trống trước khu nhà. Họ mang theo các balô nhỏ, trong đó dường như có chứa những đồ mà họ đã chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Mọi người đều rất bình tĩnh. Vì vậy, tôi quay lại phòng làm việc và bật tivi lên để cập nhật những thông tin mới nhất về thảm họa.
 
Qua các hình ảnh trên truyền hình, có thể thấy, không giống như thủ đô Tokyo, cảnh tượng hoang tàn và đổ nát xuất hiện ở nhiều khu vực thuộc vùng Tohoku, từ thị trấn Minami-sanriku của tỉnh Miyagi đến thành phố Rikuzentakata của tỉnh Iwate. Trong những đống đổ nát hay trên các bãi biển ở các khu vực xảy ra thảm họa, đâu đâu người ta cũng có thể thấy người chết hoặc bị thương. Cảnh tượng này khiến tôi liên tưởng tới các bức ảnh chụp cảnh thành phố Hiroshima tan hoang sau thảm họa hạt nhân năm 1945 đang được trưng bày tại Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima. Tôi mở máy vi tính và viết bài đầu tiên về cảm nhận của mình sau trận động đất để gửi cho báo điện tử VietnamPlus.

            Tôi liên lạc với các đồng nghiệp trong Phân xã để hỏi thăm tình hình và bàn vội các kế hoạch sắp tới. Tôi thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi được biết các đồng nghiệp và gia đình đều an toàn. Trận động đất chỉ gây thiệt hại nhỏ về mặt vật chất đối với Phân xã. Những giờ sau đó, tôi và các đồng nghiệp rất xúc động khi liên tục nhận được những lời thăm hỏi và động viên từ Ban lãnh đạo TTXVN và nhiều đồng nghiệp ở trong và ngoài nước. Ban lãnh đạo cơ quan cũng đưa ra các chỉ đạo kịp thời về công tác thông tin và hoạt động của Phân xã. Chính những lời thăm hỏi ân cần và sự chỉ đạo kịp thời này đã khích lệ tinh thần của chúng tôi. Bất chấp nguy hiểm, các phóng viên trong Phân xã vẫn kiên cường bám trụ và nỗ lực hết sức để phản ánh một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời các diễn biến mới nhất về thảm họa khủng khiếp này.

            Sau khi hoàn thành bài viết, tôi tìm cách liên lạc với trường mẫu giáo Hatonomori - nơi con gái tôi đang học - và với vợ tôi qua điện thoại di động nhiều lần nhưng không được. Tôi quyết định cuốc bộ đến trường mẫu giáo cách đó hơn 3km để đón con gái. Lúc đó là 6 giờ chiều. Tất cả các tuyến tàu điện ở Tokyo, vốn là phương tiện giao thông chính ở thành phố này, đã phải ngừng hoạt động sau động đất. Trên đường phố, các xe cứu hỏa và cứu thương rú còi inh ỏi để vượt qua những hàng dài xe ô tô chen chúc trên đường phố, những dòng người đi lại rất đông khác hẳn những ngày thường. Mặc dù vậy, trật tự giao thông vẫn được đảm bảo. Các xe ô tô vẫn nối đuôi nhau đi theo đúng làn đường quy định. Những người lái xe vẫn kiên nhẫn nhích từng cm trên đường.

            Động đất mạnh đã làm gián đoạn hệ thống thông tin liên lạc ở thủ đô Tokyo nhưng hệ thống điện thoại công cộng hầu như không bị ảnh hưởng. Vì vậy, nhiều người đổ tới các trạm điện thoại công cộng, mà vào ngày thường hầu như không có người sử dụng, để tìm cách liên lạc với người thân. Mặc dù vậy, tình trạng chen lấn, xô đẩy vẫn không diễn ra. Tại trạm điện thoại công cộng gần ga Kudanshita, mọi người đều xếp hàng trật tự để chờ tới lượt gọi cho dù sự bồn chồn và lo lắng hiện rõ trên các khuôn mặt.

            Khi tới trường mẫu giáo Hatonomori, tôi thấy một số thầy cô đang dọn dẹp những đồ vật vương vãi khắp trên mặt sàn. Thấy tôi đến, thầy Ishihara, người vẫn được bọn trẻ gọi với cái tên thân mật là Gorilla vì vóc dáng to lớn của mình, bước ra đón. Ông thông báo bọn trẻ vẫn an toàn và đã được sơ tán tới trường tiểu học gần đó. Biết tôi chưa tới trường tiểu học này bao giờ nên ông quay vào dặn mọi người tiếp tục dọn dẹp và đưa tôi tới đó. Tới nơi, tôi thấy con gái đang đội một chiếc mũ bảo hộ mềm và đang chơi cùng lũ bạn dưới một chiếc chăn. Ba cô giáo của lớp đang ngồi xung quanh. Mỗi người giữ một góc của tấm chăn đó. Dường như họ lo ngại các dư chấn tiếp tục xảy ra nên căng chiếc chăn ra để tránh đồ đạc rơi vào đầu các cháu bé.

            Đêm đó, cho dù thời tiết giá lạnh, tôi vẫn cầm máy quay và đi ra đường để nắm tình hình. Tại ga Ikebukuro, tất cả các cửa hàng đều đóng cửa vào lúc nửa đêm nên nhiều người không có nơi để tá túc. Một số người đã cuốc bộ để về nhà, trong khi những người khác tạm lánh dưới mái hiên của các cửa hàng dọc hai bên đường phía cửa Đông của ga. Theo thống kê của các cơ quan chức năng Nhật Bản, đêm 11/3, hơn 20.000 đã bị mắc kẹt tại các nhà ga lớn ở trung tâm thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận, trong đó riêng tại ga Shinjuku, có tới 9.500 người không thể về nhà, tình hình an ninh, trật tự ở những khu vực này vẫn được đảm bảo.

            Sáng hôm sau, một số tuyến tàu điện ngầm đã hoạt động trở lại để đưa những người mắc kẹt tại các nhà ga trở về nhà. Tại các ga tàu, người dân xếp hàng một cách trật tự cho dù họ có một đêm gần như thức trắng. Tất cả đều kiên nhẫn nhích từng chút một, chờ đợi tới lượt mình. Cảnh tượng tương tự cũng diễn ra tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm, nơi nhiều người tìm đến để mua tích trữ lương thực, nhất là đồ khô, chuẩn bị đối phó với các tình huống tiếp theo.

            Những ngày sau đó, vùng Tohoku vẫn tiếp tục bị rung chuyển bởi các dư chấn mạnh, với cường độ mạnh từ 1 đến 6,7 độ richter, cá biệt có một số dư chấn lên tới hơn 7 độ. Hệ thống giao thông công cộng ở nhiều nơi bị tê liệt, thông tin liên lạc bị gián đoạn, lương thực khan hiếm, điện, nước và ga bị cắt. Mặc dù vậy, người dân ở những khu vực này vẫn bình tĩnh chống chọi với những hậu quả khủng khiếp nhất mà thiên nhiên đã giáng xuống dân tộc họ kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Dường như cụm từ "hoảng loạn" không tồn tại ở đây. Ở những nơi tang thương nhất, nơi có hàng ngàn người chết, hàng vạn người mất hết nhà cửa, không điện nước, không lương thực, cho dù phải dầm mình trong giá rét và tuyết lạnh, những người sống sót vẫn lặng lẽ xếp hàng để nhận lương thực tiếp tế.

            Khi những vết thương sau thảm họa động đất và sóng thần chưa kịp khép, người dân Nhật Bản đang phải đối mặt với một nỗi lo khác - nguy cơ rò rỉ phóng xạ sau các sự cố liên tiếp ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I. Tuy nhiên, hầu hết người dân Nhật Bản đều tỏ ra bình tĩnh trong khi nhiều người nước ngoài đang tìm mọi cách để di chuyển xuống phía Nam hoặc rời khỏi nước này. Sự bình tĩnh đáng ngạc nhiên này của người Nhật khiến tôi cảm phục. Chỉ một dân tộc có sức mạnh tinh thần mạnh mẽ mới làm được như vậy. Có lẽ, nhờ sức mạnh tinh thần này, người dân xứ Phù Tang vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên "vành đai lửa" ở Thái Bình Dương.

Thanh Tùng (Trưởng phân xã TTXVN tại Tokyo)
Theo Nội san Thông tấn, số 03/2011