Thứ năm, ngày 04/07/2024

Sổ tay phóng viên

Từ vùng rốn lũ


(16/12/2010 16:45:22)

Chuýằ‡n kỏằƒ dỏằc Ä‘ặ°ỏằng Nỏº¿u không có trang bÃĂo Ä‘iỏằ‡n tỏằư Lao Đỏằ™ng vô tÃơnh Ä‘ỏằc Ä‘ặ°ỏằÊc ỏằŸ khÃĂch sỏºĂn Hỏằ¯u Nghỏằ‹ Ä‘Ãêm ỏºƠy, có lỏºẵ không ai trong sỏằ‘ nhỏằ¯ng anh em tỏằô Hà Nỏằ™i vào biỏº¿t Ä‘ặ°ỏằÊc mỏằ™t phóng viÃên cỏằĐa phÃÂn xÃÊ QỳºÊng BÃơnh Ä‘i cÃạng Ä‘oàn hỏºĐu nhặ° cỏºÊ thÃĂng trỏằi Ä‘ÃÊ có mỏºãt trong vÃạng rỏằ‘n lÅâ, cÃĂch phÃÂn xÃÊ khúºÊng 130km.

 Tác giả của bài báo có nhắc đến sự giúp đỡ, dẫn đường của một phóng viên trẻ TTXVN thường trú tại địa phương mà không nêu tên. Giờ đây, Đức Thọ, tên anh phóng viên đó, lại dẫn chúng tôi trở lại vùng núi Minh Hóa, nơi đồng bào dân tộc thiểu số người Rục vẫn đang bị cô lập bởi nước lũ.

Thời điểm chúng tôi có mặt, nước suối vẫn chảy xiết, có đoạn đường núi dài 2,5km vẫn ngập sâu 4m trong nước đen ngầu vì củi mục. Trên đường vào bản phải leo dốc đứng, lội suối, ba lần xuống xuồng quân đội khiến anh phóng viên quay phim khấp khởi đã có những hình ảnh sống động. Tuy vậy, Đức Thọ vẫn tiếc rẻ: "Giá các anh vào sớm hơn vài ngày, với máy móc, đội ngũ anh em thế này, hình ảnh có được sẽ rất độc đáo, sớm nhất trong các đài vì thời điểm đó chỉ có chúng em tiếp cận được khu vực này".

Nhà báo Vũ Duy Hưng cùng quay phim Vũ Kiểm - Trung tâm Truyền hình thông tấn - đang tác nghiệp trước khi băng qua con đường ngập này để vào bản người Rục xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình

Miên man với câu nói đó, chân đi như trùng xuống. Vậy thế mạnh tiềm tàng của ngành vẫn thường được nhắc là hệ thống phóng viên thường trú trong và ngoài nước, lấp lánh trong hình ảnh của Đức Thọ nhưng mấy ai được rõ những ngày cao điểm mưa lũ anh đã có mặt đầu tiên trong số các phóng viên? Phóng viên thường trú địa phương như anh thông thạo địa hình, quen mặt dân bản, vượt ngầm nước xiết bằng phao săm cao su, đi chân trần vượt núi, mồ hôi vã ướt cho thấy những giá trị quý báu có thật còn đang ở đâu đó. Sự có mặt của anh trong những ngày cao điểm lũ lụt không chỉ mang lại sức sống cho bản tin truyền hình của cơ quan mà sự dũng cảm tác nghiệp trong vùng rừng xa lắc ấy sẽ được "hiện hình" rõ nét hơn trong đồng nghiệp và xã hội.

 

Trà mạn ở phân xã

Trước đó, vì mải mê ghi hình, phỏng vấn, suýt nữa chúng tôi nhỡ xe ra huyện Minh Hóa để sau đó về thành phố Đồng Hới. Nếu không có Đức Thọ chặn và xin đi nhờ một xe của Hội chữ Thập Đỏ tỉnh thì có lẽ anh em không biết xoay sở ra sao giữa đại ngàn hoang vắng, bị cô lập bởi những đoạn đường ngập sâu hàng mét trong nước.

Chiếc máy tính có cấu hình cao duy nhất của đoàn bị trục trặc kỹ thuật. Phân xã Hà Tĩnh chưa có thiết bị truyền hình nên chúng tôi phải đi một mạch từ Quảng Bình ra Nghệ An để sử dụng máy móc thiết bị, đường truyền của phân xã. Từ đại bản doanh ở Vinh, chúng tôi trở lại các huyện ở Hà Tĩnh làm tiếp phóng sự theo đúng kế hoạch ngày nào cũng có sản phẩm gửi về Hà Nội. Dù vất vả, nhưng nghe thông tin về hiệu ứng của sản phẩm được sử dụng trên kênh truyền hình, cả nhóm phóng viên tiếp tục lăn xả vào công việc.

Trời đổ mưa nhỏ, anh Nguyễn Văn Nhật, Trưởng phân xã Nghệ An, kéo chúng tôi ra quán nước trà ven đường khu vực trung tâm thành Vinh. Văn Nhật tính thận trọng, ít lời, nhưng hôm ấy vai trò của "chủ nhà" cũng khuyến khích anh chia sẻ: "Nghệ An có tới hàng chục báo có văn phòng đại diện và hệ thống công tác viên đông đảo. Nhiều báo lấy Nghệ An là đại bản doanh nhằm bao quát tin khu vực Bắc Trung Bộ và rộng hơn là miền Trung. Làm báo ở địa phương bây giở phải cạnh tranh mạnh lắm, phóng viên trẻ các báo rất nhanh nhạy". Về công việc "thêm mới" khi xách máy quay làm tin truyền hình, trưởng phân xã sinh năm 1973 thẳng thắn: "Đợt lũ này, tôi làm trên 20 tin, phóng sự. Công việc của phóng viên thường trú thể hiện rõ hơn với hiệu ứng hình ảnh truyền hình nhưng phương thức tác nghiệp truyền hình rất khác so với truyền thống làm tin văn bản".

Trăn trở đó cũng dễ chia sẻ vì làm truyền hình phải đến tận nơi, đúng thời điểm để có hình ảnh, đồng thời phải mang vác thiết bị cồng kênh, bảo quản máy móc, công tác hậu kỳ liên quan đến thao tác kỹ thuật, đường truyền dẫn. Nếu muốn có dẫn hiện trường, ngoài vấn đề diễn xuất của phóng viên, về cơ bản phải có thêm người cầm máy quay, micrô. Tuy nhiên, làm báo trong thời đại công nghệ thông tin phát triển cũng ngày càng thuận lợi nhờ các công cụ hỗ trợ như máy tính xách tay, đường truyền Internet tốc độ cao, USB 3G, máy quay dùng thẻ nhớ nên hầu như có thể tác nghiệp được mọi nơi.

Nhớ bữa ăn đêm muộn ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ông Phó Chủ tịch UBND huyện Đinh Hồng Hộ ấn tượng mãi câu chuyện điện bị cắt, nhân viên bưu điện chạy máy nổ để phóng viên TTXVN truyền hình ảnh lũ lụt về Hà Nội. Giữa màn đêm lam ảo của núi rừng, ông Phó Chủ tịch mò mẫm theo dõi phóng sự lũ lụt vừa thực hiện đã được phát đã trên kênh MyTV và trên website của TTXVN. Sau những lần như vậy, có lẽ cái "duyên" giữa chính quyền địa phương và anh em phóng viên thường trú TTXVN sẽ ngày càng gắn bó hơn.

 

Dư âm

Một nhóm phóng viên với đầy đủ phương tiện để tác nghiệp lưu động theo tuyến với sự hỗ trợ của các phân xã. Sản phẩm chuyển về gần như trọn gói, kể cả khâu dựng hình, đọc lời bình. Mô hình này được lãnh đạo cơ quan khuyến khích một phần cũng nhằm huy động thế mạnh tiềm tàng ở hệ thống phân xã. Mạng lưới phân xã trong và ngoài nước là những kho báu vô cùng quý nhưng chưa có điều kiện khai thác nhiều hơn cho truyền hình. Thế mạnh đặc thù này sẽ góp phần xây dựng nội dung kênh truyền hình phong phú, diện bao quát vượt ra ngoài những thành phố lớn, thông tin nhanh, chính xác, có sự hiện diện của phóng viên thường trú TTXVN vào những thời điểm, địa điểm "đắt". Nếu coi đó là một bài toán thì lời giải luôn có ở phía trước.

Vũ Duy Hưng (Phó Giám đóc Trung tâm Truyền hình thông tấn)
Theo Nội san Thông tấn, số 11/2010