Thứ sáu, ngày 10/05/2024

Tìm hiểu báo chí

"GiÃắn ẢỔiáỪẬp" trong tÃỨi quáỨận


(06/06/2013 15:16:18)

Những mối đe dọa khi phải tác nghiệp trong vùng chiến sự là điều ai cũng biết; nhưng các nguy cơ chết người từ việc sử dụng thiết bị viễn thông, đặc biệt là điện thoại di động, cũng đang là một thách thức với các phóng viên (PV), nhất là PV chiến trường.

Một PV ở Libya đang nói chuyện qua điện thoại vệ tinh

Điện thoại di động (ĐTDĐ) được cánh nhà báo sử dụng khắp thế giới. Tuy nhiên, ĐTDĐ, nhất là điện thoại thông minh, cũng khiến cho các PV dễ bị định vị, bị đe dọa và các nguồn tin mật, vì thế cũng dễ bị phát hiện. Hệ thống thông tin di động có thể định vị người dùng với sai số rất nhỏ và các nhà cung cấp đường truyền lưu lại mọi cuộc gọi cũng như hoạt động trên điện thoại của cá nhân trong vài tháng, thậm chí hàng năm. Hai PV Marie Colvin (Mỹ) và Remi Ochlik (Pháp), bị sát hại tại Syria đầu năm 2012 chính là do đối phương phát hiện ra họ nhờ tín hiệu từ những chiếc điện thoại mà họ dùng để truyền tin. Trên thực tế, một số công ty điện thoại (như Telia Sonera và France Telecom) đã bị các nhà báo tố cáo là có hành vi theo dõi PV.

"Các PV cần phải hiểu rằng, việc liên lạc bằng di động là không an toàn và đặt họ trước những mối đe dọa dễ bị phát hiện hoặc giết hại", Katrin Verclas- thành viên Viện Dân chủ Quốc gia Mỹ, cho biết. Ủy ban bảo vệ PV gần đây đã xuất bản một cuốn sách hướng dẫn PV sử dụng điện thoại vệ tinh và công nghệ di động kỹ thuật số an toàn. Tuy nhiên, chẳng có gì là tuyệt đối an toàn.

Hai PV bị tử vong do trúng đạn rốckét

Để tìm hiểu về lĩnh vực ĐTDĐ, chúng ta không phải đi đến các phòng thí nghiệp ở Thung lũng Silicon, Mỹ, hay ở các nhà máy sản xuất iPhone ở Trung Quốc, mà chỉ cần thông tin từ thủ đô Nairobi của Kenya. Năm 1999 chỉ có 1% dân số nước này sử dụng ĐTDĐ thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên hơn 64%. Nairobi, với dân số gần 3,4 triệu, cũng là nơi có số lượng PV lưu vong lớn nhất ở khu vực Đông Phi. Chạy trốn khỏi sự trấn áp ở Rwanda, Eritrea, Somalia hay Ethiopia, những PV này dùng ĐTDĐ để liên lạc với gia đình và bạn bè. Những chiếc điện thoại này cũng đem theo các mối đe dọa chết người. Một PV phương Tây cho biết: "Khi tôi ngồi trong một nhà hàng ở thủ đô Nairobi nói chuyện về vấn đề an ninh kỹ thuật số với một PV Ethiopia - một trong số hơn 50 PV lưu vong trong vòng một thập kỷ qua - anh ấy kể cho tôi nghe việc đã nhận được các tin nhắn thông báo rằng người gửi tin biết được anh đang ở đâu và sẽ tóm được anh. Nếu họ có thể tìm được số điện thoại của tôi, liệu họ có tìm thấy tôi không? Anh ấy đã hỏi tôi như vậy"

Trước nguy cơ bị theo dõi, các PV có thể áp dụng một vài biện pháp để tự bảo vệ mình cũng như nguồn tin của họ. PV điều tra Matthew Cole, chuyên trách các vấn đề tình báo và an ninh quốc gia, chia sẻ cách thức ông "giấu mình" bằng cách hai điện thoại di động. Hai điện thoại này được mua bằng hình thức ẩn danh và không bao giờ được sử dụng cùng nhau, không bao giờ liên quan đến nhau. Một chiếc luôn được tháo pin để đề phòng nó bị vô tình kích hoạt.

Câu trả lời là rất có khả năng họ sẽ tìm ra anh ấy. Mọi ĐTDĐ đều là một thiết bị theo dõi, Peter Maass và Megha Rajagopalan, các PV chuyên theo dõi vấn đề bảo mật thông tin cá nhân ở thiết bị kỹ thuật số, nhận định như vậy. Điện thoại thông báo vị trí tương đối chính xác của chúng đến công ty điện thoại di động địa phương- đây là một phần của quy trình thu phát sóng. Việc xác định vị trí chính xác phụ thuộc vào việc các trạm thu phát sóng đó được bố trí gần nhau như thế nào; ở một thành phố đông đúc như Nairobi, sai số chỉ là vài mét.

France Telecom không phải là công ty ĐTDĐ duy nhất của phương Tây liên quan đến vấn đề kiểm soát PV. Tháng 4/ 2012, chương trình phóng sự điều tra trên truyền hình Thụy Điển "Uppdrag Granskning" đã khắc họa chi tiết cách thức các cuộc gọi, tin nhắn và thông tin về vị trí của Agil Khalil, một PV của tờ Azadlyg của Azerbaijan, được Azercell (một công ty con của công ty Telia Sonera của Thụy Điển) chuyển như thế nào cho các cơ quan an ninh địa phương vào năm 2008.

Mọi điện thoại di động đều là một thiết bị theo dõi.

Năm 2010, công ty Phần Lan Nokia Siemens Networks đối mặt với một vụ kiện của gia đình nhà báo Iran Issa Saharkhiz khi cáo buộc công ty cung cấp thiết bị dùng để định vị nhà báo này thông qua ĐTDĐ của anh sau khi anh phải lẩn trốn. Trong quá trình trốn chạy, Saharkhiz nói với tạp chí Der Spiegel: "Tôi bật điện thoại di động chỉ một giờ mỗi ngày vì lo họ có thể phát hiện ra và bắt giữ tôi". Thế nhưng, chỉ vài giờ sau cuộc nói chuyện này, Saharkhiz bị bắt, và anh bị giam giữ tại nhà tù Evin cho đến cuối năm 2012. Trong các tuyên bố của mình, Nokia khẳng định: "Tính năng định vị và theo dõi ĐTDĐ đã trở thành tiêu chuẩn của Mỹ và các nước châu Âu... Sẽ là không thực tế khi yêu cầu thiết bị liên lạc được đưa ra bán mà không có tính năng đó".

Khánh Chi (tổng hợp)

Theo Nội san Thông tấn, số 5/2013

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Những tử địa với nhà báo (05/04/2013 14:10:25)

Giải Ảnh báo chí thế giới năm 2012: Thấm đẫm tính nhân văn (05/04/2013 12:45:26)

2012- số nhà báo "tử nghiệp" nhiêu nhất trong lịch sử (07/02/2013 12:43:27)

Xì căng đan báo chí gây chấn động nước Đức: Bàn tay không che nổi mặt trời (03/01/2013 16:09:49)

BBC trong vận bĩ (05/12/2012 15:40:40)

Giã từ văn phong hàn lâm (02/11/2012 10:27:45)

Trung Đông nóng bỏng trong Giải ảnh báo chí thế giới 2011 (28/03/2012 10:56:06)

Những bức ảnh làm thay đổi thế giới (28/02/2012 16:31:29)

2011 - Năm đẫm máu với giới truyền thông quốc tế (28/02/2012 16:15:33)

Những xu hướng công nghệ truyền thông số trong năm 2012 (17/01/2012 13:00:24)