Thứ ba, ngày 21/05/2024

Sổ tay phóng viên

Góp vui chuyện nghề


(04/08/2011 18:08:02)

"ẢỒi bÃắn sÃắch à?" ẢỒÃỠ là cÃằu háỪỐi ẢỔáỨậu tiÃến cáỪậa ÃƠng ChÃắnh vẢẶn phÃỗng UBND huyáỪẬn C. táỪẸnh Long An khi gáỨởp tÃƠi láỨận ẢỔáỨậu tiÃến. "DáỨắ, em là phÃỠng viÃến TTXVN, gáỨởp anh ẢỔáỪẶ láỨầy thÃƠng tin"- tÃƠi tráỨặ láỪŨi. "Anh nÃỠi trẳồáỪỈc nhÃẹ, bÃắn sÃắch là anh khÃƠng tiáỨƯp ẢỔÃằu nha!"- ÃƠng ChÃắnh vẢẶn phÃỗng nÃỠi, máỨởt láỨắnh nhẳồ tiáỪẮn. "TháỨƯ cÃỠ giáỨầy giáỪỈi thiáỪẬu khÃƠng?". "DáỨắ cÃỠ, ẢỔÃằy áỨắ". "TháỨƯ cÃỠ giáỨầy giáỪỈi thiáỪẬu cẳắ quan khÃƠng?". "DáỨắ cÃỠ luÃƠn áỨắ". "TháỨƯ cÃỠ.... tháỨỪ nhà bÃắo khÃƠng?".

Nhà báo Minh Thuyết trong một chuyến đi cơ sở

Tới nước này thì tôi chịu hết nổi: "Trời, bao nhiêu giấy đó không đủ làm anh tin à? Anh có biết để có được thẻ nhà báo thì phải mất bao nhiêu năm làm báo mới được cấp không? Anh là cán bộ làm việc cho dân mà tôi gặp anh đã khó, huống chi người dân bình thường... Tôi gặp anh là theo chỉ đạo của đồng chí bí thư huyện, không tin thì anh cứ gọi cho đồng chí ấy. Anh không cung cấp thông tin thì tôi đi về, có gì thì anh chịu trách nhiệm". Nghe tôi mạnh miệng, ông Chánh văn phòng bèn xuống nước: "Ờ, thì anh cứ tưởng em giống mấy đứa... Cũng xưng này xưng kia, cuối cùng thì toàn bán sách. Anh bị nhiều vụ lắm rồi. Thôi, bây giờ cần gì anh giúp!".

            Số là thế này, trong một cuộc họp tại tỉnh, vị bí thư huyện này gặp đồng chí Trưởng phân xã và nói rằng, huyện C. có nhiều cái hay lắm, anh cử người về viết. Thế là Trưởng phân xã chỉ đạo tôi xuống gặp đồng chí bí thư huyện ủy để tìm hiểu. Hôm tôi xuống huyện thì đồng chí bí thư chỉ đạo văn phòng viết cho tôi một giấy giới thiệu qua bên UBND huyện để nắm thông tin. Khi tôi cầm tờ giấy giới thiệu này sang gặp Chánh văn phòng UBND huyện thì ...

            "Trước lạ sau quen". Cũng nhờ có vụ "củ hành" này mà từ đó về sau, có những việc, tôi không cần trực tiếp xuống huyện mà chỉ cần gọi điện thoại là được Chánh văn phòng cung cấp thông tin.

 

            Tiếc của... dùm nhà báo

            Tôi về nhận nhiệm vụ công tác tại phân xã Bình Phước đúng ngay đầu tháng Tư. Xưa giờ nghe nói sóc Bom Bo ở Bình Phước, nhưng chưa biết "nó" mặt mũi thế nào. Thế là tôi lên kế hoạch đi sóc Bom Bo viết bài cho dịp 30/4. Sau khi hỏi thăm đường đi, tôi lên đường với chiếc xe máy tay ga. Đường vào sóc Bom Bo, cách phân xã hơn 65km, được bê tông nhựa nên đi khá nhanh. Xuất phát ở phân xã lúc 6 giờ sáng, tôi đến UBND xã khoảng 7 giờ 30. Lúc ấy UBND xã vẫn vắng tanh, chưa ai đến làm việc. Đợi mãi, gần 9 giờ thì mới thấy một vài cán bộ tới. Đến gần 10 giờ, gặp chủ tịch xã, tôi mới té ngửa ra rằng, ở vùng núi, đồng bào sáng sớm lên rẫy, tầm trưa họ mới về nên giờ hành chính sẽ bắt đầu từ độ 9 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều!

            Đã đến sóc Bom Bo mà không gặp già làng Điểu Lên thì coi như chưa đến sóc, vì già làng là người duy nhất biết rõ về nguồn gốc của bài hát "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Nhà của già làng Điểu Lên thì nằm ngay ở đường lớn, nhưng "tìm ông khó lắm. Nếu may thì ông ở nhà, còn không thì phải vô tận rẫy". Tôi đến, thấy căn nhà khá khang trang, trong nhà được lát gạch men bóng loáng, giữa nhà treo cờ tổ quốc và ảnh Bác, hai bên là những bằng khen, giấy khen mà ông được tặng. Mặc dù nhà không khóa cửa nhưng gọi mãi mới thấy một cô bé từ nhà dưới chạy lên. Hỏi ra thì biết đó là con gái thứ tư của ông. Thật không may, già làng lại không có ở nhà, mà đang ở trên rẫy: Em dẫn anh vào rẫy được không? Được - cô bé nhận lời.

            Phóng vào rẫy mới được một đoạn thì gặp ngay con suối cạn. Xe tay ga, gầm máy thấp, lại chở thêm người nên gầm máy cứ tán vào đá dưới suối lốp bốp, nghe mà xót. Nhưng thôi kệ, cứ đi. Đi được một lúc, cô bé ngồi sau bảo tôi rẽ vào một con đường mòn, chỉ vừa đủ một chiếc xe đi lọt qua. Chạy một đoạn lại gặp một con suối khác, con suối này ít nước hơn nhưng bờ suối rất dốc. Dưới lòng suối được bắc hai tấm gỗ, cũng đủ cho chiếc xe đi lọt qua. Xe tay ga đi đường dốc đã khó, gặp tình huống này còn khổ hơn. Tôi phải nắm chặt tay thắng (phanh), hai chân thì chống xuống đất để cho xe... tuột xuống dần, rồi lại phụ "bơi" để xe leo lên lại. Cứ thế, chiếc xe tội nghiệp bò qua thêm hai con suối nữa, rồi lọt vào một rừng... điều. Nhờ có cô bé dẫn đường chứ tôi mà đi một mình thì chắc phải vài ngày mới biết đường ra. Gặp già làng ở cái chòi sâu trong vườn điều, tôi mừng quýnh... Đón tôi trước cửa, già làng chắc lưỡi: "Cái xe ni mà chạy vào đây thì tiếc lắm". Tôi cười bảo: "Không sao già ạ, gặp được già còn vui hơn". "Thế nhưng cái bụng thấy xót"- già làng Điểu Lên vẫn tặc lưỡi. Cuộc gặp của chúng tôi rất vui, nhưng tôi phải xin phép trở ra sớm vì thấy trời có dấu hiệu mưa. Chỉ cần trời lắc rắc vài hạt mưa có lẽ tôi phải ở lại đây... cả tháng, vì không thể nào chạy xe ra được với con đường đất trơn như mỡ và phải qua mấy cái suối, chưa kể mưa lớn thường hay có lũ quét...

            Những chuyến công tác nhiều niềm vui nỗi buồn như thế đã để lại cho tôi rất nhiều bài học bổ ích mỗi khi chuẩn bị cho một chuyến công tác cơ sở...

Minh Thuyết
Theo Nội san Thông tấn, số 7/2011