Thứ năm, ngày 04/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

"LáỪễa ngháỪẮ"


(09/10/2013 10:02:53)

Gần đây trên kênh Truyền hình thông tấn liên tục xuất hiện hình ảnh phóng viên Hữu Chiến, phân xã Cairo. Lúc thì thấy anh ôm máy quay phim chạy như con thoi giữa đám đông người tham gia biểu tình, lúc lại xuất hiện ngay trước mũi chiếc xe tăng của quân đội chính phủ, rồi cầm micrô đứng dẫn hiện trường giữa vòng người hồi giáo đang phấn khích... trong những ngày "lửa bỏng" tại đất nước Ai Cập xa xôi, khiến người xem thật sự cảm phục. Sự có mặt của phóng viên TTXVN ở chốn bạo loạn, bất chấp hiểm nguy để có thông tin, hình ảnh hiện trường chân thực nhất đã hoàn toàn thuyết phục được công chúng.

 

Thời gian gần đây, cụm từ "Phóng viên thường trú TTXVN đưa tin từ..." liên tục xuất hiện trong nhiều tin bài của phóng viên trong nước, nước ngoài phát về Tổng xã. Đặc biệt, trong các chương trình thời sự của Truyền hình thông tấn, hình ảnh các phóng viên tự tin dẫn hiện trường xuất hiện ngày càng nhiều. "Đi ra hiện trường, phản ánh sự kiện và liên tục cập nhật thông tin là chuyển động đáng mừng của đội ngũ phóng viên thường trú, cho thấy một phương thức tác nghiệp năng động, rất đáng biểu dương và khích lệ", Tổng giám đốc Nguyễn Đức Lợi đã nhận xét như một lời ngợi khen đối với hoạt động của mạng lưới phóng viên thông tấn trong buổi giao ban đầu tuần.

Thực sự, một phương thức tác nghiệp năng động đang được lan tỏa trong đội ngũ phóng viên. Mỗi khi tiếp nhận hoặc "đánh hơi" được sự kiện là phóng viên nhanh chóng đến hiện trường, bám sự kiện, theo dòng sự kiện một cách khá bài bản. Khác hẳn trước đây, cách thức làm việc kiểu "có tin cũng tốt, không có cũng chẳng sao" đang dần được khắc phục. Không ít phóng viên đã trải lòng: Mỗi lần thấy báo bạn có tin về một sự kiện xảy ra trên địa bàn thường trú, trong khi mình không biết, không có thông tin, thì chẳng đợi Tổng xã nhắc nhở, bản thân cũng cảm thấy áy náy vô cùng. Khắc phục được chuyện này chỉ bằng cách phải đổi mới tư duy hoạt động báo chí, chủ động và năng động hơn. Phóng viên không thể ngồi chờ tin mà phải đi tìm tin, săn sự kiện.

Minh chứng cho chuyển động này là hàng loạt các đợt thông tin mà phóng viên thông tấn thực hiện gần đây. Kể từ khi vụ cháy Trung tâm Thương mại ở Hải Dương xảy ra vào sáng ngày 15/9 đến nay, phóng viên thường trú của ta đã đưa tổng cộng trên 20 tin văn bản, tin hình và ảnh. Thông tin của Phân xã bám sát và phản ánh đa dạng về sự kiện, từ diễn biến vụ hỏa hoạn; các biện pháp khắc phục; tìm hiểu nguyên nhân vụ cháy; trách nhiệm của các bên liên quan; chăm lo tới người dân bị thiệt hại... đáp ứng yêu cầu thông tin đa chiều của công chúng. Cũng với cách làm này, vụ tàu hàng của Singapore đâm tàu cá của ngư dân Tiền Giang trên vùng biển Vũng Tàu cũng được các phóng viên thường trú ở Bà Rịa-Vũng Tàu liên tục cập nhật thông tin. Phóng viên ở các tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc không quản ngại mưa gió, chuyển về Tổng xã nhiều loại hình thông tin, phản ánh sát diễn biến của thời tiết và mức độ thiệt hại do mưa lũ gây ra. Phóng viên ở Nghệ An và nhóm phóng viên tăng cường của Tổng xã đã vượt khó, có thông tin nhiều chiều, chính xác, đa dạng và những bản báo cáo khá chi tiết về thực chất vụ việc gây rối ở giáo xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An). Các phóng viên thường trú của ta ở Mỹ, Campuchia, Đức... thời gian qua cũng thông tin khá toàn diện và nhanh nhạy về các sự kiện thời sự nổi bật như bầu cử, an ninh chính trị, kinh tế xảy ra tại nước sở tại. Đáng chú ý là phóng viên đã cùng lúc tác nghiệp bằng nhiều loại hình thông tin, kèm theo các báo cáo tham khảo, thể hiện tính chuyên nghiệp và bản lĩnh của những nhà báo thông tấn, mang tính cạnh tranh cao.

Hoàn toàn không phải là sáo rỗng khi nói rằng phải say nghề, có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với ngành, trách nhiệm trước hàng triệu triệu công chúng, phóng viên mới quên đi hiểm nguy, quên đi vất vả, có thể phải lặn lội đi xa hơn, thậm chí lên đường ngay trong đêm khuya, có thể bụng đói vì quá bữa... để hành nghề, để có những khuôn hình, dòng tin, tấm ảnh nóng hổi và "đắt giá" nhất, phản ánh nhanh nhất, trung thực nhất về sự kiện. Đó là vì thương hiệu của ngành, vì hình ảnh của hãng thông tấn quốc gia và cũng vì lòng tự trọng nghề nghiệp của chính bản thân mỗi phóng viên.

Mong rằng "lửa" nghề đó sẽ lan nhanh và truyền rộng trong đội ngũ phóng viên, nhất là các phóng viên trẻ của TTXVN. 

Đức Linh
Theo Nội san Thông tấn, số 9/2013

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Thi ảnh tốt 6 tháng đầu năm 2013 PV Trọng Đạt đoạt gải A duy nhất (10/09/2013 16:11:58)

Ảnh báo chí biết "kể chuyện" (10/09/2013 10:32:44)

1USD, mua được một... tờ tạp chí (10/09/2013 10:10:29)

Tờ báo danh tiếng The Washington Post đổi chủ (10/09/2013 10:07:28)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí (10/09/2013 09:57:43)

Để phóng viên thông tấn "thèm" đi miền núi (09/09/2013 15:44:12)

Các địa phương đánh giá cao vị thế của Phân xã TTXVN  (09/09/2013 15:35:03)

Liên Chi hội Nhà báo: Hướng hoạt động Hội hỗ trợ tốt nhất công tác thông tin (08/08/2013 14:51:42)

Hướng dẫn chỉnh chế độ chụp trên máy ảnh số (08/08/2013 14:05:27)

Soi báo qua kính hiển vi (08/08/2013 10:35:26)